- Kế hoạch 3D CRT: kế hoạch 4 trường
3.5. Nhận xét kết quả điều trị bước đầu
Qua việc đánh giá lại giải phẫu sau điều trị 40Gy (hoàn thành kế hoạch 1 của một quy trình điều trị 3D-CRT cho bệnh nhân), các nhìn nhận tổng quan được bác sĩ cho biết là: tuyến mang tai của bệnh nhân hoạt động tốt, biểu hiện qua việc bệnh nhân tiết nước bọt đều, nói chuyện dễ dàng, không thấy hiện tượng cứng hàm, không cháy da... Kết quả sau 40Gy khối u không phát triển thêm, hạch hết sưng.
Là một bước trong quy trình lập kế hoạch xạ trị bằng kỹ thuật IMRT nhưng tối ưu hóa số trường chiếu lại là bước đóng vai trò mấu chốt và tốn kém thời gian nhất trong quy trình. Việc chọn mức năng lượng và số trường sẽ có vai trò nền tảng cho phân bố liều trong quá trình tối ưu hóa.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã đạt được mục đích ban đầu là tìm ra quy trình lập kế hoạch tối ưu nhất cho hai trường hợp ung thư đầu mặt cổ và tuyến tiền liệt.
Trong luận văn này, chúng tôi đã làm được các việc như sau:
1. Tìm hiểu tổng quan về xạ trị ung thư: các khái niệm, cơ sở vật lý, sinh học, nhân sự và thiết bị cần thiết cho một trung tâm xạ trị cũng như các kỹ thuật xạ trị tiên tiến hiện nay.
2. Với cơ sở nêu trên cùng với thực tế phần lớn các máy gia tốc tuyến tính tại các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng các jaws (do vậy chỉ có thể thực hiện được kỹ thuật JO-IMRT), đề tài đã khảo sát hai kỹ thuật 3D-CRT và IMRT đồng thời phân tích, đánh giá các dạng kế hoạch JO-IMRT so với MLC-IMRT cũng như đạt được mục đích ban đầu là tìm ra quy trình lập kế hoạch tối ưu nhất trong kế hoạch JO-IMRT cho hai trường hợp ung thư đầu mặt cổ và tuyến tiền liệt. Cụ thể:
• Tiến hành so sánh phân bố liều của kế hoạch 3D-CRT và JO-IMRT cho các trường hợp ung thư đầu mặt cổ và tuyến tiền liệt, đưa ra đánh giá nhận xét cho từng trường hợp nhất định. Nhìn chung, kế hoạch JO-IMRT tối ưu hơn hẳn do vẫn đảm bảo được phân bố liều mong muốn vào vị trí u trong khi các thể tích nguy cấp nhận được liều nằm trong giới hạn cho phép. Còn 3D-CRT cho phân bố liều vào khối u không đạt
• Đề tài cũng đã lập các kế hoạch MLC-IMRT và JO-IMRT trên cùng bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ và tuyến tiền liệt. Kết quả phân bố liều nhận được cho các ca đầu mặt cổ là tương đương nhau. Về kế hoạch cho ca tuyến tiền liệt, JO-IMRT có phân bố liều không tốt bằng MLC- IMRT.
• Thực hiện tối ưu hóa các kế hoạch JO-IMRT với sự thay đổi số trường chiếu cho 20 bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ và 10 bệnh nhân
ung thư tuyến tiền liệt để tìm ra số trường chiếu tối ưu nhất khi thực hiện lập kế hoạch JO-IMRT cho những ca bệnh này.
• Do điều kiện thực hiện kiểm chuẩn cần xin phép cơ sở xạ trị cũng như thời gian vận hành máy ảnh hưởng tới thời gian hoạt động điều trị của bệnh viện, chúng tôi chỉ có thể kiểm chuẩn kế hoạch của bảy bệnh nhân đầu mặt cổ tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai. Kết quả kiểm chuẩn bước đầu cho phép khẳng định JO-IMRT là một kỹ thuật cho độ chính xác cao, hoàn toàn có thể đưa vào điều trị.
• Từ tất cả các kết quả trên chúng tôi đưa ra được quy trình lập kế hoạch JO-IMRT tối ưu cho hai trường hợp ung thư trên là một mẫu 7 trường chiếu cho ung thư đầu mặt cổ, mẫu 9 trường chiếu cho ung thư vùng tiểu khung và đề nghị hai quy trình này cho các cơ sở thực hiện điều trị bằng JO-IMRT.
KIẾN NGHỊ
IMRT không phải là một kỹ thuật được áp dụng cho ung thư ở tất cả các vị trí hay tất cả các hình dạng khối u. Nó chỉ nên được áp dụng tại các vị trí khối u mà xung quanh nó có các cơ quan nhạy xạ - những cơ quan mà với kỹ thuật 3D-CRT không thể đảm bảo an toàn hay hình dạng khối u thường là các đa giác lõm để phát huy tối đa ý nghĩa "bảo vệ cơ quan lành" của IMRT. Như thế, ngoài hai vị trí mà đề tài này đã nghiên cứu, còn rất nhiều các vị trí khác nên được thực hiện điều trị bằng phương pháp lập kế hoạch IMRT. Cụ thể, chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu cho các vị trí khối u khác như u vú, u thực quản...