1/3V 2/3V 3/3V 1/3V 2/3V 3/

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA PHÂN BỐ LIỀU TRONG XẠ TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP JOIMRT (Trang 33)

Thân não 60Gy 53Gy 50Gy - - 65Gy Hoại tử, rối loạn chức năng Thủy tinh thể Max dose 10Gy Max dose 18Gy Đục thủy tinh thể Dây thần kinh

thị giác Max dose 50Gy Max dose 65Gy Mù mắt

Tủy sống Max dose 45Gy Viêm tủy, hoại

tử Tuyến mang

tai - - 32Gy - - 46Gy Khô miệng

Để hiểu được đánh giá dành cho các cơ quan này thì cần biết về hai khái niệm là: TD 5/5 và TD 50/5:

 TD5/5: liều khiến 5% số bệnh nhân gặp biến chứng sau xạ trị 5 năm

 TD50/5: liều khiến 50% số bệnh nhân gặp biến chứng sau xạ trị 5 năm  V: Thể tích của cơ quan

Thông thường khi lập kế hoạch, giới hạn được dùng nhiều là TD5/5, tuy nhiên trong một số trường hợp ngặt nghèo, kèm theo tiên lượng sống còn của bệnh nhân mà có thể sẽ dùng giới hạn TD50/5. Trong các cơ quan cần đánh giá, không phải cơ quan nào cũng có tiêu chí đánh giá như nhau mà tiêu chí đánh giá còn phụ thuộc vào cấu trúc của cơ quan đó, chính là phụ thuộc vào cách sắp xếp các FSU (Functional Subunits) [2].

FSU được sử dụng để đánh giá đáp ứng bức xạ của các mô bình thường. Một FSU như là một ngăn chứa các tế bào clonogenic của một cơ quan và thực hiện một

phần chức năng của cơ quan đó. Khả năng chịu đựng của các mô bình thường đối với bức xạ phụ thuộc vào khả năng của các tế bào clonogenic có duy trì đủ số lượng để thực hiện chức năng của cơ quan đó hay không. Trong một số mô, các FSU là rời rạc, ví dụ như ống thận ở thận, các lobule trong gan, hay acinus trong phổi.... Người ta gọi các cơ quan này là các cơ quan song song. Trong các mô khác, FSU không có ranh giới giải phẫu rõ ràng, ví dụ như da, niêm mạc hay tủy sống. Người ta gọi các cơ quan này là cơ quan chuỗi hay cơ quan nối tiếp. Cũng có một số cơ quan có đồng thời các sắp xếp FSU nối tiếp và song song [19].

a) Cơ quan chuỗi: Cơ quan chuỗi là cơ quan mà các FSU có mối quan hệ mật thiết với nhau [2], [20]. Trong một số trường hợp còn không thể phân định rõ ràng các FSU với nhau. Sự tồn tại của FSU này phụ thuộc nhiều vào một FSU khác. Vì thế khi một phần nhỏ trong cơ quan mất chức năng thì toàn bộ cơ quan cũng không còn thực hiện được chức năng của mình nữa hoặc thực hiện rất hạn chế. Trong các cơ quan ở bảng 2.3, thì có ba cơ quan được xem là thuộc nhóm cơ quan chuỗi: thủy tinh thể, dây thần kinh thị giác, tủy sống. Giới hạn liều của các cơ quan này (cả TD5/5 và TD50/5) đều được nêu trong bảng là liều tối đa (max dose). Tức là khi đánh giá liều vào các cơ quan này người ta quan tâm đến liều cao nhất nằm trong thể tích của cơ quan. Vì trong các cơ quan này, chỉ cần bất hoạt một số FSU thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ quan, nên cho dù liều tối đa rơi vào bất kì điểm nào trong thể tích cũng sẽ gây nguy hiểm cho cả cơ quan, biến chứng dễ xảy ra. Việc đánh giá liều vào các cơ quan này trở nên rất rõ ràng, liều được chấp nhận là liều mà không có điểm nào trong thể tích của cơ quan này vượt qua liều giới hạn. b) Cơ quan song song: Cơ quan song song là cơ quan vẫn có thể thực hiện chức năng của mình khi một số FSU của nó đã không thể thực hiện được chức năng nữa [2], [21]. Trong bảng 2.3 có hai cơ quan song song, đó là thân não và tuyến mang tai. Khi đánh giá liều cho các cơ quan này, người ta không chỉ quan tâm đến liều mà còn quan tâm đến phần trăm thể tích phải nhận liều.

+ Biến chứng sẽ xảy ra với 5% bệnh nhân sau 5 năm nếu tuyến mang tai nhận quá 32Gy mỗi bên và 50% bệnh nhân sẽ biến chứng sau 5 năm nếu nhận quá 46Gy mỗi bên.

+ Biến chứng xảy ra với 5% bệnh nhân sau năm năm khi 1/3 thể tích thân não nhận 60Gy hay 2/3 thân não nhận 53Gy hay toàn thân não nhận 50Gy. Biến chứng sẽ xảy ra với 50% bệnh nhân sau 5 năm nếu toàn thân não nhận liều 65Gy. Vì là một cơ quan tối quan trọng, dù thân não được sắp xếp theo một cấu trúc song song nhưng mất một vùng thân não nhỏ cũng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA PHÂN BỐ LIỀU TRONG XẠ TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP JOIMRT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w