Một số tình huống thông tin sai và cải chính thông tin sai trên báo in

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2Một số tình huống thông tin sai và cải chính thông tin sai trên báo in

báo in Việt Nam từ năm 2008-2010

a. Một vài tình huống thông tin sai trên báo in

Qua tiến hành khảo sát, tác giả nhận thấy những tình huống thông tin sai thường gặp trên các báo hiện nay phần lớn là các lỗi sai thuộc về nội dung thông tin với tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Trên 3 tờ báo được khảo sát cụ thể là Lao Động, Tiền Phong, Đời sống

và Pháp luật các lỗi sai về nội dung thông tin thường gặp ở những dạng sau:

Thông tin sai sự thật; Thông tin vu khống đến tín tổ chức và thông tin gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội.

Các lỗi sai thường gặp nhất là thông tin sai sự thật mà nhiều nhất là sai một phần nội dung thông tin như: Tên người, tên địa danh, tên trích dẫn, thiếu tên người được phỏng vấn, ảnh sai so với nội dung trong bài viết… những lỗi sai này thường do quá trình tác nghiệp của phóng viên, và do quá trình biên tập của ban biên tập. Với những lỗi sai này, các báo thường cải chính dưới dạng một tin ngắn nêu phần tin đã đăng sai và phần cần cải chính.

Trường hợp thông tin vu khống không nhiều qua khảo sát trên 3 tờ báo này, nhưng cũng có xuất hiện. Như Báo Lao Động đăng bài trên số

lịch hay phá rừng? Từ những nguồn chứng cớ chưa thuyết phục, tác giả đã

kết luận công ty này tham gia phá rừng khi cho rằng số gỗ của công ty là gỗ chặt từ rừng tại địa phương.

Cá biệt hơn là trường hợp thông tin vu khống, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức trên Báo Đời sống và Pháp luật gây ồn ào trong năm 2010.

Ngày 30-6-2010, báo Pháp Luật TP.HCM đã có công văn gửi tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật đề nghị cải chính và xin lỗi báo Pháp Luật TP.HCM, nhà báo Nguyễn Đức Hiển và công luận về những thông tin liên quan đến vụ nghi vấn tống tiền cảnh sát giao thông tại miền Trung.

Báo Pháp Luật TP.HCM cho rằng bài báo Sự thật vụ “nhà báo tống tiền cảnh sát”: vu khống đồng nghiệp để “bảo kê” - đớn đau “đạo đức nghề nghiệp” trên báo Đời Sống & Pháp Luật ngày 29-6 có đến năm nội dung xúc

phạm nghiêm trọng không chỉ danh dự nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM, mà còn xúc phạm đến uy tín, danh dự của báo Pháp Luật TP.HCM.

Trong đó công văn của báo Pháp Luật TP.HCM viết: “Báo Đời Sống &

Pháp Luật đã đăng bài viết trên với hình minh họa lớn ở hai trang là một tranh biếm họa mang tính nhục mạ là một nhà báo đứng sau dùng bút đâm vào lưng đồng nghiệp, túi quần giắt đầy phong bì. Đây là điều không thể chấp nhận được”.

Nguyên nhân vụ việc bắt đầu từ việc nhà báo Nguyễn Đức Hiển (Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) viết bài “Một nhà báo tống tiền cảnh sát” nội dung đề cập đến phóng viên của báo Đời sống và Pháp luật đòi tiền cảnh sát giao thông tại Khánh Hòa. Ngay lập tức, trên báo Đời sống và Pháp luật có bài Sự thật vụ “nhà báo tống tiền cảnh sát”: vu khống đồng nghiệp để “bảo

kê” - đớn đau “đạo đức nghề nghiệp” phản biện nội dung bài báo đã đưa và

có những chi tiết về nhà báo Nguyễn Đức Hiển không đúng sự thật. Vấn đề sai thông tin này đã tạo nên sự tranh cãi ồn ào trong cả làng báo thời điểm đó.

Thông tin gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội cũng là dạng lỗi sai mà báo chí mắc phải. Trong đó phải kể đến báo Tiền Phong với bài đưa tin về vụ các ngân hàng

thua lỗ do chơi chứng khoán.

Việc thông tin không đúng hoàn toàn sự thật đã làm dư luận hiểu nhầm rằng: Nhiều các Ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh của Việt Nam đang bị thua lỗ nặng do vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán đang sụt giảm dẫn đến tâm lý hoang mang cho khách hàng thuộc những ngân hàng này.

b, Các tình huống cải chính tin sai trên báo in hiện nay

Hiện nay, mặc dù quy định về cải chính đã khá rõ ràng, nhưng phải khẳng định, hoàn toàn không có mẫu chung nào cho cách cải chính của các báo.

Trước tiên, xét về mặt hình thức, vấn đề cải chính trên báo in không được xếp vào một chuyên mục vì các tính chất sau đây:

Cải chính không phải là chuyên mục thường xuyên ngày nào cũng có trên báo hay có tính định kỳ trên báo. Cải chính là khi nào có sai mới phải sửa nên thường mang tính “bất thường”. Vì vậy, không có không gian nào trên tờ báo được định sẵn là mục sẽ được “cải chính”.

Tiếp nữa, theo Quy chế cải chính trên báo chí của Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành, thời hạn cải chính đối với báo ngày không quá 5 ngày khi phát hiện sai sót. Đối với báo tạp chí tháng là 30 ngày thì phải đăng trên tạp chí số ra gần nhất và sai ở mục nào, phải cải chính đúng chuyên mục, số trang, cùng một kiểu chữ với tin, bài đã in sai. Chính vì thế, không thể có vị trí ở cố định trang nào, chỗ nào cho phần cải chính. Đó là xét về lý thuyết, trên thực tế, cải chính trên một số tờ báo hiện nay có hai điểm về hình thức cần phải nói đến:

- Một vài trường hợp (như báo Lao Động) vẫn thường cải chính ở trang số 7. Tuy nhiên, đôi lúc lại cải chính ở trang 2 hoặc trang 5. Và hoàn toàn không phải sai ở những trang đó. Như vậy, vấn đề đặt mục cải chính ở đâu đôi

lúc không đúng theo Quy chế cải chính mà do cách sắp xếp nội dung của ban biên tập báo.

- Thêm vào đó, mục cải chính có tên như thế nào cũng là một câu hỏi khá phức tạp. Hiện nay, không có tên gọi chung nào cho mục cải chính. Mục này xét về hình thức có thể được đặt trong khung hoặc không đặt trong khung, có thể in trên nền đậm hoặc không in trên nền đậm và có tên khác nhau tùy theo các báo sử dụng, cụ thể các tên phổ biến nhất phải kể đến như: Đính chính, cải chính, đọc lại cho rõ, nói lại cho rõ, cùng bạn đọc..vv...

Xét về mặt nội dung, thì như tác giả đã nghiên cứu ở chương 1, có thể nhận thấy có những lỗi sai về nội dung như thế nào, sẽ được cải chính tương tự với những lỗi sai đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với lỗi sai về kỹ thuật, thường có ít báo cải chính vì lỗi sai đó không làm sai lệch hẳn nội dung thông tin.

Nhưng với những lỗi sai về nội dung, chúng ta bắt gặp cấu trúc cải chính (hay đính chính) thường gặp như sau:

- Nêu tên số báo đăng sai, bài báo đăng sai (phần bài báo đăng sai có thể có hoặc không đối với một số cải chính)

- Nêu nội dung đăng tin sai - Nội dung sửa lại

- Phần lời xin lỗi của tòa soạn

Theo Quy chế cải chính trên báo chí, vấn đề sai đến đâu phải có sự cải chính tương xứng. Nhưng thực trạng cải chính của một số tờ báo hiện nay có thể thấy được rằng: Cải chính chỉ vỏn vẹn trong khoảng 100 đến 200 từ đối với bất cứ trường hợp sai nào.

Ví dụ trường hợp bài sai hoặc thiếu một vài chi tiết được cải chính như sau trên báo Lao Động số ngày 18/3/2008:

“Trên báo Lao Động (thứ 2 ngày 10.8.2008), trong bài viết: “Giám đốc xin ở tù đã được toại nguyện” có đưa tin “việc công ty nợ quá hạn Chi

nhánh Ngân hàng Sài gòn Thương tín tại Tây Ninh cũng đã bị ngân hàng này thông báo phát mãi tài sản”. Nay xin đính chính: “Ngân hàng Sài Gòn Thương tín tại Tây Ninh không hề có bất kỳ giao dịch nào với Cty Nhật Tân. Chúng tôi chân thành xin lỗi BGĐ Ngân hàng Thương tín cùng bạn đọc

LAO ĐỘNG

Đó là trường hợp sai chi tiết tên một công ty trong bài, được tác giả tạm xếp vào vấn đề sai một phần của nội dung. Nhưng ở trường hợp khác, lỗi sai có tính chất nghiêm trọng hơn, được đính chính như sau:

Trên báo Lao Động số 26/4/2008 trang 5 có bài đính chính như sau:

Trên báo Lao Động số ra ngày 18.4 có bài “Bác bỏ kế hoạch tập huấn nước ngoài dài ngày của của HLV Calisto: VFF thiếu tính linh hoạt?”. Do sơ xuất của phóng viên chưa kiểm tra kỹ nguồn tin nên có chi tiết chưa xác đáng, chúng tôi xin nói lại cho rõ: Trong cuộc họp giữa lãnh đạo VFF và HLV trưởng Calisto, ông không đề cập đến chuyến đi tập huấn dài ngày hay ngắn ngày ở Châu Âu, đây chỉ là đề nghị của HLV Calisto với PCT VFF Lê Hùng Dũng trong giai đoạn thương thảo hợp đồng. Thành thật xin lỗi VFF, ông Calisto và độc giả.

L.Đ

Như vậy, bài viết Bác bỏ kế hoạch tập huấn nước ngoài dài ngày của của HLV Calisto: VFF thiếu tính linh hoạt? là từ một nguồn tin chưa đúng sự

thật, tác giả đã triển khai bài viết khoảng 600 chữ ở trang 5 số 18.4, cơ bản làm sai nội dung của toàn bài mà phần đính chính, xin lỗi cũng chỉ tương tự như ở phần đính chính của một chị tiết sai trong bài ở số 18/3/2008.

Thêm vào đó, ở các tờ báo khác, vấn đề cải chính cũng có hình thức và nội dung tương tự:

Cải chính

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 12-7-2011, trang 16 trong bài “Được dùng E102 trong mì gói” có chi tiết liên quan đến phần phát biểu của ông Nguyễn Thanh Phong, cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), không chính xác. Xin cải chính như sau: ông Nguyễn Thanh Phong không phát biểu những nội dung này.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và tác giả chân thành cáo lỗi ông Nguyễn

Thanh Phong cùng bạn đọc.

Cải chính

Báo Thanh Niên ngày 8.7 có tin UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đắk Nir (thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông) của Công ty CP năng lượng Trung Thành Hưng (TP.HCM).

Nội dung tin có một số chi tiết sai như sau: "Từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư, công ty không triển khai xây dựng nhà máy; không tuân thủ các quy định chung trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với người dân trong vùng dự án".

Trên thực tế, theo công văn của UBND tỉnh Đắk Nông, nguyên nhân thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đắk Nir là để điều chỉnh lại tên của dự án. Báo Thanh Niên chân thành xin lỗi Công ty CP năng lượng Trung Thành Hưng và bạn đọc.

Thanh Niên

Hiện nay, các dạng cải chính thông tin sai trên báo in của Việt Nam đang dưới 3 hình thức cụ thể nhất:

- Đưa vào mục đính chính để thông tin lại phần đã viết sai và chính thức nói lời xin lỗi với chủ thể bị thông tin sai và độc giả.

- Viết lại bài theo hướng chỉ rõ chi tiết sai, thông tin về quá trình vì sao phải đính chính, đính chính chỗ nào. Hình thức này rất ít được sử dụng. Nếu có, rất hiếm hoi và thường là dạng trực tiếp viết lại bài cải chính thông tin trên báo mạng như trường hợp sau trên VnMedia.vn

ACB đề nghị cải chính thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(VnMedia) - Ngày 8/5, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB) đã có công văn gửi một số tờ báo đề nghị cải chính thông tin sai lệch về hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàng này.

Theo nội dung công văn, vừa qua có một số bài báo đăng nội dung không chính xác về số liệu đầu tư chứng khoán của ACB, gây hiểu sai một cách nghiêm trọng tình hình đầu tư cũng như uy tín của ngân hàng.

Cụ thể như sau:

"Dẫn đầu về đầu tư tài chính là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), trong Bảng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thời điểm 31/12/2007 có khoản mục chứng khoán sẵn sàng để bán là 1.658 tỷ đồng, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn là 7.474 tỷ đồng và chứng khoán kinh doanh là 504 tỷ đồng, nhưng dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ có 2.713 triệu đồng. Tổng cộng trị giá sổ sách danh mục đầu tư chứng khoán của ACB là 9.636 tỷ đồng, chiếm 23,2% tổng dư nợ cho vay và đầu tư 41.446 tỷ đồng của ngân hàng này.

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn đầu tư vào chứng khoán rất lớn. Song hiện nay giá chứng khoán so với cuối năm 2007 đã giảm khoảng 50% và đang tiếp tục có xu hướng giảm, đến cuối năm 2008 sẽ giảm bao nhiêu hay tăng trở lại thì không ai khẳng định chắc chắn được.

Bởi vậy các ngân hàng thương mại cổ phần bị lỗ lớn trong danh mục đầu tư chứng khoán là điều đã nhìn thấy trước được. Ngân hàng thương mại cổ phần nào càng đầu tư lớn vào chứng khoán thì càng bị lỗ nặng".

Và đoạn viết:

"Dẫn đầu trong khối NH thương mại là ACB khi tổng trị giá danh mục đầu tư chứng khoán của ACB là 9.636 tỷ đồng; tiếp theo là các NH Cổ phần Quốc tế (VIB) đầu tư vào chứng khoán 6.676 tỷ đồng, NH Kỹ thương 6.842 tỷ đồng, NH Đông Nam Á 3.968 tỷ đồng, NH ABBank gần 3.600 tỷ đồng, NH Hàng hải 2.169 tỷ đồng, NH VP Bank 1.678 tỷ đồng…

Đến nay chưa có NH nào mức lỗ mà đều trấn an cổ đông và khách hàng là do chứng khoán mua với giá thấp hơn cả giá hiện nay nên “không có gì phải lo lắng”. Tuy nhiên, việc hàng loạt NH ồ ạt không chỉ giải chấp mà bán cả chứng khoán mình đang nắm giữ đến nỗi NHNN phải ra tay chặn lại cho thấy nguy cơ thua lỗ nặng là có thể.

Hiện, nhiều NH vẫn mua vào chứng khoán với ý đồ bình quân giá và hy vọng một “ngày mai tươi sáng”, thời gian sẽ trả lời nhưng qua đợt giảm giá này thì nhiều NH mới lộ ra “gót chân Asin” của mình, đáng nói hơn lượng lớn cổ phiếu này không dễ gì “thu hồi vốn” khi TTCK đang đi xuống và vướng nhiều quy định…"

Theo tác giả hai bài báo nói trên, ACB và một số ngân hàng khác đã bị thua lỗ nặng trong bối cảnh thị trường chứng khoán đi xuống thời gian qua.

Tuy nhiên, ACB đã đưa ra giải thích rõ về các số liệu trên như sau: Tại báo cáo hợp nhất của ACB đến ngày 31/12/2007, tổng số đầu tư vào chứng khoán của ACB là 9.636,835 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tư vào trái phiếu: 8.474,348 tỷ đồng.

- Đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi của Công ty May Nhà Bè theo mệnh giá: 4,8 tỷ đồng.

- Đầu tư vào cổ phiếu của ACB và ACBS: 1.177,973 tỷ đồng. Trong đó, danh mục đầu tư vào cổ phiếu của ACB là các khoản đầu tư mang tính chiến lược và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Nhiều khoản đầu tư ACB đã mua theo mệnh giá và không nhằm vào việc đầu tư ngắn hạn.

Như vậy, tổng số tiền mà ACB đầu tư vào cổ phiếu tính đến ngày 31/12/2007 là 1.177,973 tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng danh mục đầu tư và cho vay, chiếm 1,38% tổng tài sản.

Phần còn lại (tương đương với 8.474,348 tỷ đồng) là đầu tư vào tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ, công trái, trái phiếu và kỳ phiếu của các NHTM nhà nước và NH chính sách, trái phiếu điện lực nhằm phục vụ cho việc quản lý thanh khoản, không rủi ro về giá và không bị ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu. Những số liệu trên đã được ACB công khai trong thuyết minh và báo cáo tài chính (đã được kiểm toán quốc tế).

ACB cũng cho biết, trong năm 2007, ACB thu lãi từ đầu tư cổ phiếu

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 35)