Trong quá trình biên tập tin, bài của ban biên tập

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 71)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2Trong quá trình biên tập tin, bài của ban biên tập

Trong các lỗi sai của báo chí cần phải cải chính, có không ít lỗi thuộc về trách nhiệm của ban biên tập. Vì sao lại như vậy, ta xét đến quá trình biên tập tin bài của phóng viên trước khi bài báo lên trang.

Theo lý thuyết, quy trình biên tập sẽ gồm các bước như sau:

Tin bài của phóng viên sẽ được trưởng ban biên tập duyệt, biên tập trước khi gửi lên thư ký tòa soạn. Thư ký tòa soạn sẽ biên tập lần 2, sau đó trình lên Phó tổng biên tập phụ trách nội dung, rồi Tổng Biên tập duyệt có chữ ký thì bài viết ấy mới được lên trang.

Thực tế cho thấy, cũng có nơi, công tác biên tập này được rút ngắn công đoạn. Có nơi tin, bài của phóng viên được đưa qua bộ phận biên tập, chẳng hạn như các tòa soạn (chứ không phải là ông trưởng phòng phóng viên hoặc bà trưởng ca trực kiêm luôn công tác biên tập), và có nơi, quy trình biên tập được rút ngắn lại: Bài của phóng viên trực tiếp được gửi lên ban thư ký biên tập.

Theo nhận định của tác giả Trần Lê trên diễn đàn báo chí Việt Nam: Công việc biên tập khó ở chỗ chỉ có thể xuất phát từ dụng ý của tác giả, sự chỉnh sửa và thay đổi không thể vượt quá một giới hạn nhất định. Biên tập viên cần phải để ý tới chủ tâm của tác giả khi triển khai kết cấu của tác phẩm in, các đơn vị cấu trúc phải phục vụ điều này.

Việc lỗi sai sót của biên tập viên dẫn đến việc để độc giả hiểu sai thông tin là ở chỗ: Cắt câu, cắt đoạn không hợp lý làm đứt các ý liên kết dẫn đến khó hiểu đối với người đọc (đây là một dạng lỗi rất thường gặp).

Biên tập viên nội dung ở một số trường hợp có thể rút tít bài, nhưng nếu không hiểu dụng ý của tác giả thì rất dễ làm sai.

Nếu biên tập không kỹ càng, sẽ dẫn đến những lỗi sai về chi tiết trong bài như: Số liệu, tên người, địa danh…

Dưới sức ép của lượng bài vở quá lớn và thời gian cho ra số báo, các biên tập viên rất khó tránh được sai sót. Vì vậy, thực tế là có nhiều lỗi cải chính trên báo có nguyên nhân là do công tác biên tập.

2.4.3 Quan điểm của tòa soạn trong vấn đề cải chính thông tin sai

Nếu như hai nguyên nhân của hạn chế trên dẫn đến các lỗi sai thì phần này cho thấy nguyên nhân của việc cải chính trên báo chí còn sơ sài.

Trước tiên, lãnh đạo tòa soạn là người phê duyệt để bài báo lên trang. Vì vậy, dù là tin sai, hay tin cải chính đều phải qua sự phê duyệt đó. Nếu công đoạn phê duyệt đó kỹ lưỡng, nhiều câu hỏi đặt ra về nguồn tin, về tính logic thì sẽ ít chuyện thông tin sai. Và nếu chú ý đến phần tin cải chính, thì mục này sẽ không bị phản ánh là sơ sài. Trong những trường hợp nhất định, do thói quen tin tưởng thư ký, lãnh đạo tòa soạn làm “qua qua” công tác phê duyệt thì tin, bài sẽ sai, mục cải chính sẽ sơ sài.

Nếu tòa soạn thực sự chú trọng đến vấn đề cải chính thì phần này sẽ có “vị thế” xứng đáng đối với tờ báo và đối với công chúng.

Có thể thấy rằng còn rất nhiều ý kiến xung quanh việc: Cải chính trên báo in hiện nay chưa thỏa đáng. Phần này nên khẳng định là do quan điểm của tòa soạn. Nếu coi cải chính chỉ là phần phụ, nhét đâu thì nhét, hoặc coi cải chính chỉ là một dạng tin đính chính “cho có” thì thông tin sơ sài, cải chính không thỏa đáng là điều rất dễ thấy.

Qua khảo sát thực tiễn cho thấy: Cấu trúc và hình thức cải chính không đồng nhất hoàn toàn là do sự lưu tâm của lãnh đạo tòa soạn đến vấn đề này chưa thật nhiều. Sự không đồng nhất và sơ sài trong tin đính chính, đặt tin cải chính không đúng vị trí số trang có thông tin sai chính là do sự thiếu sâu sát của lãnh đạo tòa soạn. Nếu tòa soạn nghiêm túc nhìn vào những lỗi sai của phóng viên, nghiêm túc về lỗi sai trước công chúng thì tất nhiên phần thông tin cải chính sẽ đầy đủ thông tin hơn.

Tiểu kết chƣơng 2:

Qua phân tích những tình huống cụ thể về cải chính của báo in Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy rằng: Vấn đề thông tin sai trên báo in không thể tránh được và phải nhìn nhận thẳng thắn rằng: Chúng ta có những lỗi sai nghiêm trọng trong quá trình đưa tin. Việc cải chính của các báo dù có lúc đã kịp thời nhưng thực tế là nội dung còn sơ sài, thiếu thông tin cần thiết trong một phần cải chính và cách trình bày cho người đọc cảm giác đây chỉ là phần phụ, đặt ở những trang còn “trống giấy”.

Không thể không nhìn nhận những phần cải chính có chất lượng, nhưng những phần đó chỉ là số ít ỏi trong khi cùng một tòa soạn, cấu trúc của phần cải chính cũng không đồng nhất, mỗi lúc một kiểu khiến người đọc cảm nhận rằng đây là phần không mấy được quan tâm, trong khi trên thực tế: Đây là phần cho thấy mối quan hệ trao đổi hai chiều rõ nét nhất giữa bạn đọc và cơ quan báo chí. Vì vậy, để làm tốt phần cải chính này, rõ ràng, cần có quan niệm và sự đầu tư đúng mực hơn của các cơ quan báo chí, của chính các phóng viên viết bài và những người làm công tác biên tập. Nói đúng hơn, chỉ một “khâu” trong quá trình để bài báo lên trang bị lơ là thì lỗi sai trên báo sẽ xuất hiện. Vì vậy cần thực hiện đồng bộ nhiều thay đổi trong tất cả các khâu làm báo thì chất lượng vấn đề cải chính sẽ được nâng cao.

CHƢƠNG 3

KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI CHO BÁO IN THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 71)