Chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thu thập xử lý tin bài của

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 63)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2Chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thu thập xử lý tin bài của

của phóng viên

Có thể khẳng định, quá trình thu thập, xử lý tin bài của phóng viên rất quan trọng. Trước rất nhiều luồng thông tin khác nhau, làm sao để thông tin khách quan, đúng sự thật không phải là một vấn đề đơn giản. Thêm vào đó, việc thẩm định lại nguồn tin đó dường như là sự “tỷ lệ nghịch” với thời gian của sự kiện. Khi tính “thời sự” của thông tin rất cấp thiết thì việc chờ để khẳng định nguồn tin của nhà báo dường như là công đoạn dễ “bỏ qua”.

Tính đến hết năm 2009, cả nước có trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo, trong đó, nhiều phóng viên, biên tập viên và lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường lớp chính quy và không chính quy ở trong nước và nước ngoài. Đây là lực lượng hùng hậu, có chuyên môn để thông tin về mọi mặt đời sống đến công chúng.

Về cơ bản, để có được những thông tin chuẩn và chính xác thì chuyên môn nghiệp vụ của nhà báo rất quan trọng. Nhìn chung, các nhà báo và đội ngũ phóng viên hiện nay đều đang tự nâng cao nghiệp vụ của mình để tăng tính chuyên nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bài viết đăng trên Songtre.vn thì dấu hiệu cơ bản nhận biết một nền báo chí chuyên nghiệp là: “Có đội ngũ lao động chuyên nghiệp; có phương thức và chế tài hành nghề đặc thù; có chuyên ngành đào tạo bài bản; có vai trò, vị thế xã hội, được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ”.Tất cả những điều trên có mối quan hệ móc xích với nhau ảnh hưởng tới mọi khâu trong hoạt động báo chí. Ví dụ, một sai sót xảy ra trên báo chí có thể bao gồm cả lỗi của phóng viên, biên tập viên, ban biên tập, tổng biên tập, nhà in... Vì vậy, một nền báo chí càng chuyên nghiệp thì những sai sót, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức càng được hạn chế.

Hiện nay, nguồn tin của báo chí rất phong phú đa dạng: Nguồn tin chính thống từ hệ thống văn bản pháp quy nhà nước của các cơ quan Bộ,

Ngành, thông tin do bạn đọc cung cấp, thông tin do chính nhà báo tự thu thập, xử lý trong quá trình tác nghiệp. Hầu hết các thông tin ấy đều được công nhận rằng đã phản ánh trung thực hiện thực xã hội.

Theo John Hohenberg, tác giả của cuốn Ký giả chuyên nghiệp, một nhà báo chuyên nghiệp ngày nay cần có những điều kiện tối thiểu: “Học hành đầy đủ, được huấn luyện hợp lý và có tinh thần kỷ luật; thích nghi với những kỹ thuật căn bản của báo chí; có ý chí thực hiện những công việc đôi khi gây bất mãn và thường không được đền bù; tuyệt đối tôn trọng sự chính trực cá nhân và nghề nghiệp”.

Chính kỹ thuật và kỹ năng trong quá trình thu thập và xử lý tin bài của nhà báo sẽ giúp khẳng định tính chính xác của nguồn tin.

Thường thì quá trình thu thập tin, bài của nhà báo sẽ bao gồm các bước như sau: Tiếp cận nguồn tin, thu thập xử lý thông tin, khẳng định nguồn tin, chọn chi tiết, xử lý dữ liệu và viết bài theo mục đích của nội dung cần truyền tải. Như vậy, việc khẳng định lại nguồn tin cực kỳ quan trọng. Nếu nhà báo làm tốt vấn đề này thì sẽ ít có trường hợp thông tin bị sai.

“Một nhà báo có tính cẩn thận trong công việc là người biết tiếp cận với nguồn tư liệu một cách khoa học, biết hoài nghi những nguồn tư liệu mà mình chưa tự nghiên cứu và xác minh về tính chính xác của nó, biết “sờ mó” các tư liệu bằng một bàn tay đặc biệt”. [15, tr.84]

Ngay cả khi thông tin được phán ánh sai sự thật, quá trình thu thập, thẩm định lại nguồn tin để tìm đâu là thông tin đúng cũng cần kỹ năng chuyên nghiệp của nhà báo. Thực tế là có rất nhiều phần cải chính đã thông tin cải chính chỉ một ngày hoặc vài ngày sau khi biết mình sai. Sự nhanh nhạy đó là một phần dựa thái độ nghiêm túc của nhà báo trong việc tìm hiểu lại nguồn tin để thông tin lại đối với độc giả.

Vì vậy mới nói, dù là thông tin đúng không cần cải chính, hay thông tin buộc phải cải chính thì vai trò của nhà báo trong quá trình thông tin một cách chính xác đến độc giả.

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 63)