7. Kết cấu luận văn
2.2.2 Nhược điểm của cải chính thông tin sai trên 3 tờ Lao động, Tiền Phong
Tiền Phong và Đời sống và Pháp luật
Mặc dù có những ưu điểm tích cực được nêu trên, nhưng có thể nhận thấy rằng vấn đề cải chính trên 3 tờ báo được khảo sát là Lao Động, Tiền Phong, Đời sống và Pháp luật nói riêng và báo in nói chung còn rất lớn.
Thứ nhất: Cải chính sơ sài về nội dung: Đây là điểm dễ nhận thấy,
dù thông tin sai có tính chất nghiêm trọng hay chỉ một phần, thì nội dung cải chính hầu hết chỉ tóm gọn trong hai câu có cấu trúc khá giống nhau là: Báo đã
Việc cải chính sơ sài về nội dung còn thể hiện ở việc mục cải chính cho bất kỳ tình huống sai thông tin nào đến 90% chỉ như một mẩu tin thông thường với số lượng từ trung bình từ 100 đến 200 từ chưa kể có những trường hợp còn ngắn hơn.
Việc sơ sài về nội dung còn thể hiện ở chỗ không chỉ rõ các vấn đề sai. Đính chính lại tin đúng lại không chỉ rõ nguồn tin ấy từ đâu ra. Vì vậy, khó tránh được hoang mang, mơ hồ cho người đọc.
Thứ hai: Cải chính không đúng vị trí. Vấn đề này thuộc về Quy chế
cải chính trên báo chí, nhưng rõ ràng, các tờ báo đều chưa thực hiện thật nghiêm túc. Vì theo Quy chế cải chính, phần cải chính phải được đặt đúng số trang, chuyên mục, vị trí của thông tin đã đăng sai. Nhưng thực tế báo chí hiện nay cho thấy, việc thông tin sai trang 2, cải chính trang 3, 7, hay 11, 15 đều được. Giống như hiện tượng là “có khoảng trống ở đâu đặt cải chính ở đó”. Đây ngoài là vấn đề tính nghiệp vụ của tòa soạn, còn là vấn đề thuộc pháp lý nhưng dường như chưa được các cơ quan báo chí chú ý triệt để.
Thứ ba: Cải chính còn thiếu tính đồng nhất. Vấn đề này xin nói rõ
hơn ở những mặt sau:
Thiếu tính đồng nhất ở cấu trúc một phần cải chính. Tức là: Các phần cải chính hầu hết đều khá tùy tiện trong việc ghi tên tác giả viết sai (có thể ghi hoặc không ghi, có báo hoàn toàn không ghi), trong trang có bài viết sai (có phần cải chính nêu trang, có phần không), trong tên bài viết sai (có phần nếu đầy đủ tên bài viết sai, có phần nêu mấy chữ đầu rồi dùng dấu “…”)…
Tiếp theo là thiếu tính đồng nhất ở phần hình thức cải chính: Phần cải chính lúc đặt trong khung, lúc không. Lúc sử dụng màu nền, lúc không sử dụng. Thêm vào đó, chữ ký trong phần cải chính cũng không đồng nhất. Thiếu đồng nhất trong tên gọi của phần cải chính đó như: Nói lại cho rõ, đính chính, cải chính… Dù đây chỉ là chi tiết nhỏ nhưng thể hiện thái độ của ban
Xét các ví dụ sau để thấy sự không đồng nhất trong cách thức cải chính này: Báo Tiền Phong số 126 (tháng 5/2008), trang 2
ĐÍNH CHÍNH
Báo Tiền phong số 119 ra ngày 28/4/2008 có đăng bài “Bi kịch nhà tái định cư Hà Nội”, bài báo có chi tiết: “Trước những bức xúc này, đầu tháng 12/2007, Cty của ông Bình (Cty đầu tư và phát triển nhà số 6 – PV) đã có văn bản gửi Sở TNMT&NĐ Hà Nội xin bổ sung hệ thống máy phát điện cho 21 tòa nhà”. Do lỗi biên tập, nên thông tin này không chính xác. Nay chúng tôi xin đính chính lại thông tin này là “Trước những bức xúc này, đầu tháng 12/2007, Cty quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã cõ văn bản gửi Sở TNMT&NĐ xin bổ sung hệ thống máy phát điện 21 tòa nhà”. Chúng tôi thành thật xin lỗi ông Bình cùng bạn đọc”.
T.P
Tiền Phong số 93/2008 trang 11
NÓI LẠI CHO RÕ
Trong các ngày 24, 25 và 26/3/2008, Tiền Phong có loạt bài phản ánh xung quanh vấn đề xuất than lậu trên đường biển. Bài báo nêu tên một số tàu chờ làm thủ tục tại cửa khẩu Vạn Gia (Móng Cái – Quảng Ninh) trong đó có tàu Vietthuan 05, dễ gây hiểu lầm là tất cả các tàu này đều chở than. Nay xin nói lại cho rõ: Đây là cảnh các tàu đang chờ làm thủ tục xuất cảnh ngày 15/3/2008. Theo tài liệu mà Cty TNHH Việt Thuận (Trụ sở tại Uông Bí – Quảng Ninh) cung cấp cho chúng tôi, thì tàu Vietthuan 05 của công ty này hôm đó chở thuê tinh quặng Ilmentine cho Cty khác chứ không chở than và cũng đang chờ làm thủ tục.
NÓI LẠI CHO RÕ
Tiền Phong số 135, ra ngày 14/5/2008 đăng bài: “TS Donald Holsinger – Chuyên gia tư vấn phát triển dự án giáo dục”. Tít này tòa soạn rút ý từ một câu trong phần trả lời phỏng vấn của TS Holdsinger, nhưng không chính xác hoàn toàn. Câu của TS Holdsinger trong nguyên văn là: “Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay cần quan tâm hơn tới chất lượng giáo dục ảnh hưởng tới thực trạng bỏ học như thế nào”. Tiền Phong xin nói lại cho rõ và chính xác ý của tác giả”.
Thứ 4: Cải chính vẫn còn sai. Đây dường như là điều hơi vô lý. Vì đã
cải chính mà còn sai. Nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp cải chính bị sai. Chúng ta có thể liệt kê ra một vài tình huống sai như sau: Cải chính nêu không đúng số bài đã đăng sai ở số báo nào như trường hợp của báo Lao Động số 282/2009 trang 7 mục Thời sự đăng phần cải chính số 275/2009
nhưng không tìm thấy bài cần đính chính tại số báo này.
Tiếp theo nữa là trường hợp cải chính nêu chưa chuẩn xác tin bài cần đính chính như trường hợp của báo Tiền Phong: số 263, trang 2 có đăng phần đính chính như sau: “Tiền Phong số 262 ra ngày 18/7 đăng tin: “Cà Mau: 15
trẻ sơ sinh ngộ độc sữa”, trong đó có đoạn: “BS. Huỳnh Trung Kiên, Giám
đốc Sở Y tế Bạc Liêu cho biết, 15 trẻ em sơ sinh từ trung tâm bảo trợ xã hội chuyển đến khoa nhi bệnh viện Bạc Liêu…”. Do sơ suất, tác giả đã viết nhầm địa danh Cà Mau thành Bạc Liêu. Tiền Phong xin cáo lỗi bác sĩ Huỳnh Trung Kiên và bạn đọc”. Tuy nhiên, bài cần đính chính có tên đầy đủ là: “Cà Mau:
15 trẻ sơ sinh nhập viện do ngộ độc sữa, viêm hô hấp”.
Như vậy có thể thấy được rằng, những phần cải chính đôi khi vẫn chưa được kiểm tra lại thông tin tật kỹ càng và chưa được chú trọng đúng mức cần thiết. Những trường hợp sai thông tin này không nhiều, nhưng cho thấy sự thiếu kỹ lưỡng trong vấn đề cải chính thông tin của báo in Việt Nam hiện nay.