Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo báo chí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo báo chí ở Việt Nam

Muốn có nhà báo chuyên nghiệp, cần có sự toàn diện trong khâu giảng dạy, đào tạo báo chí.

Nguyễn Văn Dững: Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí cách mạng, Tạp chí Lý luận chính trị, số tháng 6/2008 thì: Dấu hiệu cơ bản nhận

biết một nền báo chí chuyên nghiệp là: “Có đội ngũ lao động chuyên nghiệp; có phương thức và chế tài hành nghề đặc thù; có chuyên ngành đào tạo bài bản; có vai trò, vị thế xã hội, được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ”. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang thì: Tất cả những điều trên có mối quan hệ móc xích với nhau ảnh hưởng tới mọi khâu trong hoạt động báo chí. Ví dụ, một sai sót xảy ra trên báo chí có thể bao gồm cả lỗi của phóng viên, biên tập viên, ban biên tập, tổng biên tập, nhà in... Vì vậy, một nền báo chí càng chuyên nghiệp thì những sai sót, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức càng được hạn chế.

Còn theo John Hohenberg, tác giả của cuốn Ký giả chuyên nghiệp, một nhà báo chuyên nghiệp ngày nay cần có những điều kiện tối thiểu: “Học hành đầy đủ, được huấn luyện hợp lý và có tinh thần kỷ luật; thích nghi với những kỹ thuật căn bản của báo chí; có ý chí thực hiện những công việc đôi khi gây bất mãn và thường không được đền bù; tuyệt đối tôn trọng sự chính trực cá nhân và nghề nghiệp”

Làm sao để đào tạo được những nhà báo có bản lĩnh chính trị, có kiến thức rộng, có kiến thức chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp là điều không hề đơn giản nhưng trước tiên, nó phải bắt đầu từ khâu giảng dạy.

Việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong giảng dạy, đào tạo báo chí có tác động rất lớn đến việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống báo chí. Muốn thế phải đầu tư cho người dạy, huy động đội ngũ người làm báo giỏi, có kinh nghiệm tham gia giảng dạy; đổi mới chương trình, tăng thời lượng thực hành; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật tiên tiến; đổi mới cơ chế quản lý, chính sách tài chính.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Phó chủ tịch Hội nhà báo TPHCM cho rằng: “Phải tăng cường thực hành nhiều hơn, đó là cái xuyên suốt trong quá trình giảng dạy”. Nhưng đổi mới giảng dạy báo chí không phải nhà trường làm được mà phải ở cấp cao hơn và điều này phải được đưa vào quy định chung. Vấn đề tăng cường thực hành trong đào tạo báo chí thực sự là bước đào tạo nghề rất quan trọng để những người học báo quen với môi trường công việc sau này, biết nắm bắt tình huống công việc, hạn chế bỡ ngỡ, sai sót khi chính thức làm nghề.

Điểm quan trọng nữa cần phải bàn đến vấn đề đào tạo báo chí là việc đưa Luật Báo chí và những vấn đề có liên quan vào dạy với thời gian hợp lý. Bởi trên thực tế, thời gian học về những Luật Báo chí và những Luật, văn bản, Nghị định liên quan đến lĩnh vực báo chí của sinh viên quá ít. Trong khi thực tế làm báo đã chỉ ra rằng: Cải chính xuất hiện khi báo chí thông tin sai. Vấn đề thông tin sai phần lớn lại do hiểu biết của nhà báo đối với luật liên quan đến báo chí còn hạn chế. Vì vậy, gốc rễ của vấn đề hạn chế thông tin sai trên báo chí phải là: Đào tạo đội ngũ làm nghề có hiểu biết và Luật Báo chí và các Luật liên quan thật chắc chắn.

Sự cải tiến chương trình giảng dạy, mở các khóa đào tạo nghiệp vụ cơ bản và tăng cường hiểu biết Luật Báo chí cộng với đó là việc tạo cơ hội để cho các cơ quan báo chí làm việc chặt chẽ với các cơ sở đào tạo sẽ đảm bảo nội dung được giảng dạy ở nhà trường cũng như những kỹ năng luôn luôn được cập nhật sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc tăng chất lượng nguồn nhân lực báo chí hiện nay.

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 82)