Đối với biên tập viên và công tác biên tập

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 75)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2Đối với biên tập viên và công tác biên tập

Đối với biên tập viên, phải để ý đến các yếu tố sau: Sự chính xác và đúng đắn của những dẫn chứng, ghi chép; Kiểm tra các tên tuổi và tựa đề trong tác phẩm và trong thư mục; Kiểm tra sự hiện diện chính xác của các minh họa và những phần phụ (phụ lục, chú giải các tên họ, danh sách các thuật ngữ chuyên môn, bảng chỉ dẫn các đề mục và tên họ...)1

.

Biên tập viên cũng nên có trao đổi với người viết để tránh bài viết có những câu gây nhiều cách hiểu lầm. Và trước những vấn đề còn nhiều nghi ngờ, những con số không có tính lôgic thì cần trực tiếp trao đổi với người viết trong quá trình biên tập nếu không muốn dẫn đến tình trạng biên tập sai ý, sai câu hay cắt đoạn không hợp lý.

William G. Connolly, Biên tập viên cao cấp của Times đã nói: “Không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những phóng viên tuyệt vời. Nhưng cũng không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những biên tập viên chuyên nghiệp, giỏi nghề và dày dạn kinh nghiệm”.

Vì vậy, ngoài làm nghề, các biên tập viên cần phải học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao sự hiểu biết đối với các vấn đề xã hội để nắm bắt tốt hơn tư tưởng bài biết của phóng viên.

Biên tập viên phải là người luôn đặt câu hỏi, và đặt câu hỏi. Kelly McBride thuộc Viện Poynter cho rằng điều quan trọng nhất đối với các biên tập viên là phải luôn đặt câu hỏi. Và điều này, theo bà, không nên chỉ là những “quy định miệng” hay những ý kiến trao đổi qua lại về các thông lệ tiêu chuẩn mà phải được soạn thành những chính sách bằng văn bản hẳn hoi.

Biên tập viên phải biết tư duy trong những bối cảnh hợp lý để thông tin cả về phần chữ và phần hình của tờ báo không bị “sai lệch” hoặc truyền tải không tốt nội dung. Như bài học của Joseph Sefter, copy editor của tờ Fidelity Investments, kể về một bức ảnh đăng trên trang nhất tạp chí của mình, chụp hình một người đàn ông vừa lái xe mui trần vừa gọi điện thoại di động. Tuy Sefter đã lưu ý rằng không nên đăng tấm hình này, nhưng biên tập viên phụ trách không nghe - kết quả là tạp chí nhận được nhiều lá thư của độc giả phê phán. Theo họ, như vậy không đảm bảo an toàn giao thông!

Đã từ lâu, nhiệm vụ của biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Để làm công việc này, người biên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết sau khi

được sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng theo nhà báo Trần Trọng Thức: Giờ đây khái niệm biên tập đã được mở rộng, biên tập viên có mặt hầu như ở các khâu quan trọng trong quá trình sản xuất của một tờ báo với nhiều chức danh khác nhau, từ biên tập nội dung đến biên tập kỹ thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình ảnh và cả biên tập trình bày trang báo... Với ban biên tập, họ là một bộ phận tham mưu đắc lực về nội dung tờ báo. Với phóng viên họ là người bạn đồng hành cùng làm việc, có khi tham gia từ bước đầu tư duy đề tài, trao đổi thông tin lẫn giúp hoàn chỉnh bài viết. Như vậy, biên tập viên đừng coi mình là người sửa lỗi chính tả và cắt gọt bài cho vào đúng khuôn trên báo. Biên tập viên phải là người tạo ra lôgic thực sự của bài báo với thông tin được đảm bảo tính chính xác cao.

Thêm vào đó, các biên tập viên cũng cần chú ý đến các tin cải chính. Bởi xét cho cùng, tin cải chính này, phải qua sự biên tập của các biên tập viên mới lên được trang báo. Dường như, những thông tin cải chính hiện nay ở một mức độ nào đó vẫn được xem như là: Đăng cho có. Chính vì sự không chú ý này mà chất lượng của các thông tin cải chính không có bước tiến rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 75)