Từ góc độ pháp lý

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 31)

7. Kết cấu luận văn

1.3.4 Từ góc độ pháp lý

Như đã trình bày ở những phần trên. Cải chính ngoài là vấn đề mang tính hoạt động nghề nghiệp, còn là vấn đề có tính pháp lý cao. Tức là không phải vấn đề có muốn hay không? Mà là vấn đề bắt buộc phải cải chính nếu đã thông tin sai. Nếu cơ quan báo chí không cải chính thông tin sai thì áp dụng Điều 6 của Quy chế cải chính trên báo chí: “Cơ quan báo chí, tác giả tác

phẩm báo chí, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Theo tài liệu Hội thảo quốc tế về chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, một số vụ việc báo chí bị xử do cơ quan nhà nước chủ động phát hiện nhưu sau:

* Ngày 26-11 TBT Báo Công an TP HCM (CATP) có công văn gửi TAND tối cao tại Đà Nẵng và VKSND tối cao cho rằng trên Báo CATP năm 2007, nhà báo Dương Tiến (nguyên Trưởng VPĐD Hà Nội của Báo) chỉ viết một bài báo về Đà Nẵng tựa đề “Nguyên nhân nào một số công dân khiếu kiện gay gắt?” đăng ngày 10-5-2007, nội dung phản ánh một số bức xúc của người dân Đà Nẵng trong đền bù giải phóng mặt bằng. Cuối bài viết, tác giả cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ để xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm và những ai lợi dụng khiếu nại tố cáo không đúng sự thật. Tuy nhiên, suốt thời gian báo đăng không có bất cứ công văn, đơn thư của cơ quan, cá nhân nào ở TP Đà Nẵng khiếu nại về nội dung bài viết; Các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí cũng không hề có ý kiến phê bình hoặc lưu ý rút kinh nghiệm đối với bài báo này. Sau đó TAND TP Đà Nẵng cho rằng bị cáo Dương Tiến đã lợi dụng quyền tự do báo chí để viết bài không đúng sự thực về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền TP Đà Nẵng. TAND tối cao xử y án sơ thẩm.

* Ngày 20-5-2009, Báo An Ninh Thủ Đô đăng bài “Một đề án… có mùi” phê phán đề án tăng học phí. VPCP có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói rằng đề án đề cập nhiều vấn đề, học phí chỉ là 1/8 nội dung. Báo phải nộp 5 triệu tiền phạt, TBT Đào Lê Bình nhận án kỷ luật khiển trách vì hành vi “đưa tin sai sự thật”.

* Ngày 14-10-2008, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến án tù và tù không giam giữ vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, công dân. Toà xác định, 2 phóng viên đã viết nhiều tin bài sai sự thật, không có căn cứ về vụ án PMU 18 xâm phạm lợi ích nhà nước và một số cán bộ cao cấp. Kết luận điều tra không chứng minh động cơ của các hành vi nói trên.

Như vậy, đưa thông tin sai thì buộc phải cải chính chứ không phải là thích thì làm hay không thích thì thôi. Việc cải chính ngoài đảm bảo uy tín của cơ quan báo chí còn đảm bảo kỷ cương của pháp luật, khẳng định tính nhất quán của luật pháp về những vấn đề liên quan đến báo chí.

Tiểu kết chƣơng 1:

Phải khẳng định rằng: Cải chính là hoạt động không thể thiếu trong quá trình làm báo. Cải chính có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong hoạt động báo chí. Nhưng cao hơn, đó cũng là một vấn đề có tính pháp lý cao, được pháp luật quy định rõ ràng mà nhà báo và cơ quan báo chí không thể không quan tâm. Cải chính trên báo chí là một hoạt động không thường xuyên của báo chí, nhưng cần thiết để nâng cao uy tín của cơ quan báo chí và thể hiện sự tôn trọng độc giả. Cải chính trên báo chí cũng là vấn đề mà những người làm báo phải nắm rõ để tránh sai sót, đảm bảo tính khách quan, trung thực của báo chí và tất nhiên cũng đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động nghiệp vụ.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẢI CHÍNH THÔNG TIN SAI

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)