Đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp viết bài

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 74)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1Đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp viết bài

Nhà báo không nên áp đặt cái nhìn chủ quan trước các vấn đề sự kiện, thu thập thông tin viết bài từ nhiều nguồn. Đối với các vấn đề nhạy cảm (thông tin còn có hoài nghi, thông tin vụ việc có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng…) cần khẳng định nguồn tin chắc chắn trước khi cho vào bài viết; lựa chọn thông tin hợp lý.

Cũng lưu ý thêm rằng, nguồn tin của báo chí hiện nay rất phong phú, ngoài nguồn tin trực tiếp trong quá trình tác nghiệp, còn có nguồn tin “mở” rất phong phú từ internet. Vấn đề là nhà báo phải luôn đặt câu hỏi “nghi ngờ” để không bị đưa tin vội vàng dẫn đến sai. Theo nhà báo Phan Lợi (Pháp Luật

TP.HCM), Hữu Ước (Công An Nhân Dân), Xuân Trung (Tuổi Trẻ) đã chỉ ra

các ví dụ cụ thể về sai sót trên mặt báo thì thường có những dạng sai sau đây: Đăng theo nguồn tin chưa được kiểm chứng, người viết suy diễn thông tin, đăng ảnh minh họa không đúng đối tượng… làm ảnh hưởng uy tín, danh dự của những đối tượng liên quan. Như vậy, rõ ràng việc không kiểm định nguồn tin đã làm cho báo chí mắc những lỗi sai hệ trọng. Không thể đổ lỗi cho tính gấp rút của vấn đề thời sự mà quên đi sự kiểm chứng thông tin này.

Vì vậy, nhà báo rất cần Sự cẩn trọng cần thiết. Bởi theo nhà báo Phạm Hiếu, toà soạn VnExpress, nêu nguyên tắc: “Thường chỉ xuất bản tin, bài có ít nhất từ hai nguồn dẫn chiếu trở lên”… Tuy nhiên, từ thực tế các vụ khiếu kiện báo chí, một số ý kiến băn khoăn về khó khăn của cơ quan báo chí khi phải

chứng minh tính xác thực của thông tin thông qua các tài liệu thu thập được, ảnh chụp, đoạn video clip, ghi âm… Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên, nêu vấn đề ngay cả khi dẫn nguồn từ chuyên gia cũng có trường hợp thông tin không chính xác. “Huống hồ, báo chí thường chỉ thu thập được văn bản đã bị cắt đầu cắt đuôi!”. Nếu không cẩn trọng với nguồn tin, ngay lập tức nhà báo sẽ sai, thông tin sai và sẽ dẫn đến những phản hồi không tích cực từ phía độc giả.

Thêm vào đó, nhà báo nên có thái độ thực hiện nghiêm túc đối với những vấn đề thuộc đời tư cá nhân. Theo điều 38 Bộ luật Dân sự về Quyền bí

mật đời tư: 1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vấn đề này đặt ra một nhiệm vụ đối với tất cả các nhà báo, phóng viên

là: Ngoài Luật Báo chí, nhà báo phải am hiểu các điều luật có liên quan đến quá trình tác nghiệp của bản thân, tránh những sai sót không đáng có.

Đồng thời, nhà báo cũng cần chú trọng đến phần tin cải chính (dù có là do mình hay không) để tránh những lỗi sai không đáng có trong quá trình tác nghiệp lâu dài tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nhận diện thông tin sai và việc cải chính thông tin sai trên báo in nước ta hiện na (Trang 74)