Tóm lược các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 31)

2.5.1 Các nghiên cứu trong nước

Vấn đề lựa chọn nơi làm việc của người lao động nói chung và của sinh viên nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong nước xem xét và tiến hành nghiên cứu để xác định và kiểm định các nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của người lao động. Ví dụ như nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011), Trần Huỳnh Phương Trâm (2010), Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004). Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số nghiên cứu này.

Nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: Trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ. Qua khảo sát 200 sinh viên năm cuối thuộc các khoa khác nhau tại Trường Đại học Cần Thơ thì có gần 60% sinh viên ở các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp có xu hướng ở lại Thành phố Cần Thơ để làm việc. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này xuất phát từ cơ hội phát triển nghề nghiệp, học tập và thu nhập tốt hơn tại thành phố này. Ngoài ra tác giả cũng chứng minh có sự khác biệt về xu hướng ở lại Thành phố Cần Thơ để tìm việc dựa trên các yếu tố như ngành nghề, giới tính, quan hệ gia đình… Những trường hợp trở về địa phương tìm việc gắn liền với yếu tố gia đình là chủ yếu. Ngoài yếu tố gia đình và môi trường làm việc thì bản thân sinh viên đóng vai trò

quan trọng trong việc quyết định ở lại Thành phố Cần Thơ làm việc. Điều này xuất phát từ nhận thức, hiểu biết của họ về thị trường lao động tại Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có 3 yếu tố bao gồm: (1) Môi trường làm việc; (2) Gia đình và bạn bè; (3) Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc. Trong đó yếu tố các nhân mang tính quyết định. Qua nghiên cứu trên cho thấy rằng ngoài các yếu tố về công việc thì các yếu tố về cá nhân cũng như các cá nhân xung quanh sinh viên như gia đình, bạn bè cũng có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi ra trường và những yếu tố này sẽ được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu của Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) về các yếu tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên. Qua phỏng vấn 320 sinh viên người Phú Yên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập, thống kê ý kiến của số đông sinh viên về ý định quay về làm việc ở địa phương thông qua bảng câu hỏi định lượng được thiết kế với thang đo Likert 7 mức độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố bao gồm: (1) Công việc; (2) Tình cảm cá nhân; (3) Thông tin và qui trình tuyển dụng; (4) Chính sách ưu đãi có tác động mạnh đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên. Mô hình nghiên cứu đã giải thích được 43,3% cho tổng thể về mối quan hệ của 4 nhân tố trên với biến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên và đồng thời khẳng định mối quan hệ đồng biến của 4 nhân tố này với biến xu hướng quay về. Tác giả cũng chứng minh có sự khác biệt giữa nhóm có thu nhập trung bình dưới 2 triệu với nhóm trên 10 triệu và nhóm từ 2 đến 5 triệu với nhóm trên 10 triệu đối với xu hướng quay về. Qua đó, ta thấy rằng đa số các bạn sinh viên đều quan tâm nhiều đến các vấn đề về công việc, thông tin cũng như quy trình tuyển dụng của địa phương, chính sách ưu đãi của địa phương khi quyết định chọn nơi làm việc cho mình và đây là những yếu tố tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Qua khảo sát 360 sinh viên ngành quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp của Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh,

kết quả cho thấy, thang đo gồm có tám thành phần: (1)Việc làm; (2) Thông tin và thủ tục thoáng; (3)Tình cảm quê hương; (4) Chính sách ưu đãi; (5) Vị trí và môi trường; (6) Con người; (7) Điều kiện giải trí; (8) Chi phí sinh hoạt rẻ. Kết quả xử lý số liệu cho thấy những thành phần liên quan đến công việc được đánh giá quan trọng hơn các thành phần liên quan đến cuộc sống. Hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tầm quan trọng của các thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc theo đặc điểm cá nhân của sinh viên về giới tính, kết quả học tập giai đoạn 2, mức thu nhập bình quân trong gia đình, xuất xứ địa phương. Đề tài đã xây dựng được thang đo cho mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp và đây là cơ sở để tác giả xây dựng thang đo cho một số khái niệm trong mô hình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho rằng chỉ có các yếu tố từ địa phương như công việc, các chính sách ưu đãi của địa phương hay đặc điểm của từng địa phương mới có tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên mà chưa đề cập đến các các yếu tố liên quan đến cá nhân như năng lực, sở thích của đối tượng nghiên cứu và đây là những yếu tố mới mà tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu của Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004) về thực trạng và giải pháp marketing địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả tập trung phân tích tình hình dân cư, du lịch, đầu tư và xuất khẩu của Thành phố. Thông qua việc phân tích, đánh giá và tổng kết bằng phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và nguy cơ) có liên quan đến 4 lĩnh vực này trên cơ sở so sánh với một số nước khác trong khu vực. Nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp về marketing địa phương trong việc thu hút lao động, dân cư như: (1) Nhà ở; (2) Dịch vụ cho gia đình; (3) Công việc thích hợp; (4) Cộng đồng và lối sống; (5) Sử dụng các yếu tố hạt nhân để hình thành cộng đồng; (6) Thông tin; (7) Thuế thu nhập. Qua đó, ta thấy rằng các đối tượng lao động, dân cư khi đến một địa phương nào đó để làm việc hay định cư họ đều quan tâm đến các vấn đề như nhà ở, công việc, các chính sách của địa phương đối với người lao động hay con người ở địa phương đó. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp về marketing địa phương trong việc thu hút lao động, dân cư và đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo cho nghiên cứu của mình.

Tóm lại, qua tổng quan các nghiên cứu trong nước trước đây tác giả nhận thấy các nghiên cứu đều cho rằng chỉ có các yếu tố từ địa phương như công việc, đặc điểm của địa phương, thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương, chính sách ưu đãi của địa phương mới có tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu như nghiên cứu của Trần Huỳnh Phương Trâm (2010), Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004). Tuy nhiên, nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011) lại cho rằng các yếu tố cá nhân mới mang tính quyết định trong việc lựa chọn nơi làm việc.

2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư nói chung cũng như vấn đề lựa chọn nơi làm việc của từng đối tượng cụ thể. Từ đó, các nghiên cứu đã đưa ra các mô hình và đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như nghiên cứu của Jennifer và Peter (2009), mô hình về lao động di cư của Torado (1969), mô hình về di cư của Lee (1966). Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số nghiên cứu này.

Nghiên cứu của Jennifer và Peter (2009) về quyết định chọn lựa nơi làm việc của các giáo viên khu vực thành thị. Sau phân tích số liệu khảo sát, các tác giả đã cho rằng có 4 nhân tố quan trọng đó là công việc, hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý; hỗ trợ liên quan đến gia đình (nhà tập thể), và hỗ trợ dụng cụ làm việc ảnh hưởng đến quyết định nên đi hay ở lại trường của các giáo viên. Trong đó, yếu tố về hỗ trợ liên quan đến gia đình như nhà tập thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định nên ở lại hay nên đi của các giáo viên. Nghiên cứu chỉ giới hạn ở những người trong ngành giáo viên mà chưa mở rộng sang những ngành nghề khác. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của các giáo viên và đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo cho nghiên cứu của mình.

Mô hình của Torado (1969) về vấn đề lao động di cư nông thôn thành thị, theo mô hình nghiên cứu này thì trong nền kinh tế thị trường và lao động được tự do dịch chuyển thì hai yếu tố cơ hội việc làm phi nông nghiệp và tiền lương cao có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của các cá nhân là nên ở thành thị hay ở quê nhà. Mặc dù, thị trường lao động ở thành thị vẫn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Mô hình đã thành công trong việc đưa ra tác động của các yếu tố đến sự di

cư và đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo cho nghiên cứu của mình.

Trong mô hình về di cư của Lee (1966, trích trong La Nguyễn Thùy Dung, 2011) đã nhấn mạnh rằng các cá nhân có trình độ học vấn và chuyên môn cao thường chọn nơi làm việc ở khu vực thành thị. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, họ có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn; thứ hai, môi trường làm việc và học tập ở đó tốt hơn sẽ giúp họ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn. Trong khi đó, thu nhập không thật sự là vấn đề quan trọng đối với nhóm đối tượng này. Điều này hoàn toàn trái ngược với những cá nhân bị hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn khi đến thành thị tìm việc.

Tóm lại, qua tổng quan các nghiên ngoài nước trước đây tác giả nhận thấy rằng vấn đề lựa chọn nơi làm việc đã được đề cập trong các mô hình nghiên cứu về di cư như mô hình của Torado (1969), mô hình của Lee (1966). Trong nghiên cứu này tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên dựa trên cơ sở các nhân tố có đề cập trong các mô hình về di cư trước đây.

Bảng 2.1 Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc trong các nghiên cứu trước

Tác giả Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc

La Nguyễn Thùy Dung (2011)

1.Môi trường làm việc 2.Gia đình và bạn bè 3.Yếu tố cá nhân Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) 1.Công việc 2.Tình cảm cá nhân

3. Thông tin và qui trình tuyển dụng 4. Chính sách ưu đãi

Jennifer và Peter (2009)

1. Công việc

2. Hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý 3. Hỗ trợ liên quan đến gia đình (nhà tập thể) 5.Hỗ trợ dụng cụ làm việc

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung

(2006)

1.Việc làm

2.Thông tin và thủ tục thoáng 3.Tình cảm quê hương

4.Chính sách ưu đãi 5.Vị trí và môi trường 6. Con người

7. Điều kiện giải trí 8. Chi phí sinh hoạt rẻ.

Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004) 1. Nhà ở 2. Dịch vụ cho gia đình 3. Công việc thích hợp 4. Cộng đồng và lối sống 5. Sử dụng các yếu tố hạt nhân để hình thành cộng đồng 6. Thông tin 7. Thuế thu nhập.

Torado (1969) 1. Cơ hội việc làm phi nông nghiệp 2. Tiền lương cao

Lee (1966) 1. Công việc phù hợp với chuyên môn 2. Môi trường làm việc và học tập tốt

2.6 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài 2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết marketing địa phương và kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho thấy hầu hết mọi đối tượng lao động đều mong muốn có được cơ hội việc làm với mức thu nhập cao và cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chọn địa phương nào đó để đến làm việc nó phụ thuộc vào các đặc điểm của địa phương đó như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường trong lành mát mẻ, điều kiện mua sắm giải trí hay con người ở địa phương đó như thế nào. Ngoài ra, các vấn đề về thông tin đặc biệt là những thông tin về tuyển dụng nhân sự cũng như qui trình tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp hay những chính sách ưu đãi về việc làm, chỗ ở, giáo dục cũng ảnh hưởng đến quá trình chọn nơi làm việc.

Bên cạnh đó dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng với góc nhìn ở khía cạnh tiếp thị, các địa phương là nơi cung cấp dịch vụ còn sinh viên là những khách hàng thì hành vi lựa chọn nơi làm việc của sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố mang tính chất cá nhân như năng lực hay sở thích cũng như chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất xã hội như gia đình, bạn bè...

Từ các nhận định trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm sáu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT: (1)Việc làm; (2) Đặc điểm riêng của địa phương; (3) Chính sách ưu đãi của địa phương; (4)Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương; (5) Đặc điểm cá nhân; (6) Các cá nhân có ảnh hưởng.

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT

Việc làm QUYẾT ĐỊNH CHỌN ĐỊA PHƯƠNG LÀM VIẸC CỦA SINH VIÊN Chính sách ưu đãi của địa

phương

Đặc điểm riêng của địa phương

Đặc điểm cá nhân

Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương

H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ Các cá nhân có ảnh hưởng

Bảng 2.2 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề nghị

Việc làm Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010

La Nguyễn Thùy Dung, 2011

Lee, 1966; Torado, 1969 Đặc điểm riêng của địa

phương

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

Hồ Đức Hùng & các cộng sự, 2004

Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

TrầnHuỳnh Phương

Trâm, 2010 Jennifer & Peter, 2009 Chính sách ưu đãi của địa

phương

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

TrầnHuỳnh Phương

Trâm, 2010 Jennifer & Peter, 2009 Đặc điểm cá nhân La Nguyễn Thùy Dung,

2011

Các cá nhân có ảnh hưởng La Nguyễn Thùy Dung, 2011

2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu

 Quyết định chọn địa phương làm việc

Quyết định chọn địa phương làm việc là sự đánh giá cao các đặc điểm của địa phương và cho rằng nơi đó đáng để đến làm việc, điều đó được thể hiện qua mức độ hài lòng trong quyết định chọn nơi làm việc của họ trong quá khứ, hiện tại cũng như ý định trong tương lai (Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006).

 Việc làm

“Việc làm” là cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao và cơ hội để phát triển nghề nghiệp của cá một cá nhân khi đến làm việc tại một địa phương (Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006).

Ngày nay, nhiều sinh viên, các nhà chuyên môn có kỹ năng và tay nghề cao đang có xu hướng tập trung vào các trung tâm thành phố lớn để làm việc và sinh sống. Kinh tế học cũng đã nghiên cứu hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và hiện tượng chảy máu chất xám của các nước thế giới thứ ba khi những người sinh viên sau khi tốt nghiệp không muốn quay về địa phương làm việc (Torado, 1998). Vấn đề này đã được phát triển và làm rõ hơn trong lý thuyết marketing địa phương

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)