Kiểm định KRUSKAL – WALLIS

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 89)

 Kiểm định sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo ngành học.

Giả thuyết H8: Có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo ngành học.

Kiểm định Levene test đã được tiến hành trước để kiểm định sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm. Với kết quả sig. = 0,004 <0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là phương sai giữa các nhóm so sánh khác nhau.

Sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal - Wallis để kiểm định xem có sự sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo đặc điểm ngành học.

Kết quả phân tích Kruskal - Wallis cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên theo ngành học (sig. = 0,299 > 0,05), nên giả thuyết H8 bị bác bỏ. Do vậy ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo ngành học.

Bảng 4.31 Kết quả phân tích phân tích Kruskal - Wallis sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc theo ngành học

Chi-bình phương 6,073

df 5

 Kiểm định sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo thu nhập của gia đình.

Kiểm định Levene test đã được tiến hành trước để kiểm định sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm. Với kết quả sig. = 0,032 <0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là phương sai giữa các nhóm so sánh khác nhau.

Sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal - Wallis để kiểm định xem có sự sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo đặc điểm thu nhập của gia đình.

Kết quả phân tích Kruskal - Wallis cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên theo thu nhập của gia đình (sig. = 0,408 > 0,05). Do vậy ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo thu nhập của gia đình.

Bảng 4.32 Kết quả phân tích phân tích Kruskal - Wallis sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc theo thu nhập của gia đình

Chi-bình phương 2,894

df 3

Sig. 0,408

Tóm tắt chương 4: Chương này trình bày kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định tham số đối với các biến kiểm soát. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường ĐHNT: (CN) Đặc điểm cá nhân; (VL) Việc làm; (CS) Chính sách ưu đãi của địa phương; (TD) Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương; (DP) Đặc điểm riêng của địa phương; (CCN) Các cá nhân có ảnh hưởng. Kết quả phân tích Independent samples T-Test, phân tích phương sai ANOVA, kiểm định Kruskal – Wallis cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo đặc điểm giới tính, ngành học, trình độ, công việc hiện tại, nơi thường trú và thu nhập của gia đình.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)