Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 44)

Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: Nghiên cứu cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

 Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở cho nghiên cứu định tính dựa trên lý thuyết marketing địa phương của Philip Kotler (2005). Như đã giới thiệu ở Chương 2, có nhiều yếu tố tác động đến việc thu hút dân cư, lao động như công việc, nhà ở, cộng đồng, giáo dục…. Tuy nhiên hiện nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu tổng hợp thành khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn lực cũng như xu hướng lựa chọn địa phương làm việc trong việc tiếp thị địa phương. Do đó, dùng nghiên cứu định tính cho phép chúng ta rút ra được những yếu tố mới, nhũng quan hệ tiềm ẩn giữa các khái niệm và điều chỉnh thang đo cho phù hợp là điều cần thiết ( Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, tay đôi với một số sinh viên năm cuối tại ĐHNT thông qua một dàn bài thảo

luận đã soạn sẵn (phụ lục 1). Nghiên cứu này vừa nhằm mục đích thăm dò, khám phá ra các nhân tố mới có ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT ngoài các nhân tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Nghiên cứu cũng vừa mang tính khẳng định các tiêu chí thật sự có thể sử dụng để đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tác giả thiết kế dàn bài thảo luận gồm ba phần:

 Phần đầu: giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu.

 Phần hai: gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.

 Phần ba: thông tin cá nhân người được phỏng vấn.

Cách thức nghiên cứu ở đây sử dụng kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận nhóm. Sau khi chọn lọc đối tượng, tác giả mời 10 bạn sinh viên phần lớn thuộc khoa Kinh tế và khoa Thực phẩm để tổ chức buổi gặp gỡ, trình bày ngắn gọn về nội dung nghiên cứu, giải thích sơ qua bản thăm dò ý kiến và hướng dẫn các bạn cách trả lời, kế đó phát bản thăm dò ý kiến, đợi 30 phút cho các bạn sinh viên trả lời các câu hỏi với nội dung thu thập ý kiến của các bạn xung quanh vấn đề lựa chọn địa phương làm việc sau khi các bạn ra trường, mỗi bạn sẽ nêu ra những ý kiến riêng biệt của cá nhân. Tiếp theo, tác giả gom các bản trả lời lại, tổng hợp kết quả, chủ trì thảo luận toàn nhóm để rút ra những ý kiến chung nhất.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy: Trong vấn đề chọn địa phương làm việc thì các bạn quan tâm nhiều nhất đến các yếu tố như công việc, vấn đề tuyển dụng, chính sách ưu đãi, sở thích cá nhân và điều kiện sống. Đó cũng chính là những yếu tố đã được đề cập trong phần lý thuyết marketing địa phương. Qua đó bước đầu cho thấy những yếu tố tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu là phù hợp.

Tiếp đến, đánh giá sơ bộ thang đo với kích thước mẫu n = 70 trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS18.0.

 Nghiên cứu chính thức

Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng với việc phỏng vấn qua bản câu hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài, kiểm định thang đo, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT và kiểm định các giả thuyết đề ra.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 44)