Mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 36)

Trên cơ sở lý thuyết marketing địa phương và kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho thấy hầu hết mọi đối tượng lao động đều mong muốn có được cơ hội việc làm với mức thu nhập cao và cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chọn địa phương nào đó để đến làm việc nó phụ thuộc vào các đặc điểm của địa phương đó như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường trong lành mát mẻ, điều kiện mua sắm giải trí hay con người ở địa phương đó như thế nào. Ngoài ra, các vấn đề về thông tin đặc biệt là những thông tin về tuyển dụng nhân sự cũng như qui trình tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp hay những chính sách ưu đãi về việc làm, chỗ ở, giáo dục cũng ảnh hưởng đến quá trình chọn nơi làm việc.

Bên cạnh đó dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng với góc nhìn ở khía cạnh tiếp thị, các địa phương là nơi cung cấp dịch vụ còn sinh viên là những khách hàng thì hành vi lựa chọn nơi làm việc của sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố mang tính chất cá nhân như năng lực hay sở thích cũng như chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất xã hội như gia đình, bạn bè...

Từ các nhận định trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm sáu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT: (1)Việc làm; (2) Đặc điểm riêng của địa phương; (3) Chính sách ưu đãi của địa phương; (4)Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương; (5) Đặc điểm cá nhân; (6) Các cá nhân có ảnh hưởng.

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT

Việc làm QUYẾT ĐỊNH CHỌN ĐỊA PHƯƠNG LÀM VIẸC CỦA SINH VIÊN Chính sách ưu đãi của địa

phương

Đặc điểm riêng của địa phương

Đặc điểm cá nhân

Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương

H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ Các cá nhân có ảnh hưởng

Bảng 2.2 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề nghị

Việc làm Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010

La Nguyễn Thùy Dung, 2011

Lee, 1966; Torado, 1969 Đặc điểm riêng của địa

phương

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

Hồ Đức Hùng & các cộng sự, 2004

Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

TrầnHuỳnh Phương

Trâm, 2010 Jennifer & Peter, 2009 Chính sách ưu đãi của địa

phương

Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006

TrầnHuỳnh Phương

Trâm, 2010 Jennifer & Peter, 2009 Đặc điểm cá nhân La Nguyễn Thùy Dung,

2011

Các cá nhân có ảnh hưởng La Nguyễn Thùy Dung, 2011

2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu

 Quyết định chọn địa phương làm việc

Quyết định chọn địa phương làm việc là sự đánh giá cao các đặc điểm của địa phương và cho rằng nơi đó đáng để đến làm việc, điều đó được thể hiện qua mức độ hài lòng trong quyết định chọn nơi làm việc của họ trong quá khứ, hiện tại cũng như ý định trong tương lai (Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006).

 Việc làm

“Việc làm” là cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao và cơ hội để phát triển nghề nghiệp của cá một cá nhân khi đến làm việc tại một địa phương (Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006).

Ngày nay, nhiều sinh viên, các nhà chuyên môn có kỹ năng và tay nghề cao đang có xu hướng tập trung vào các trung tâm thành phố lớn để làm việc và sinh sống. Kinh tế học cũng đã nghiên cứu hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và hiện tượng chảy máu chất xám của các nước thế giới thứ ba khi những người sinh viên sau khi tốt nghiệp không muốn quay về địa phương làm việc (Torado, 1998). Vấn đề này đã được phát triển và làm rõ hơn trong lý thuyết marketing địa phương (Kotler, 2005), lý do chính được giải thích cho hiện tượng này là cơ hội việc làm và mức thu nhập cao ở thành thị. Ngoài ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và nhiều thử thách cũng sẽ thu hút được nhiều lao động hơn (Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010).

Dựa vào những thành phần liên quan đến công việc như mức thu nhập cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H1: Cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao và phát triển nghề nghiệp của địa phương càng cao thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.

 Đặc điểm riêng của địa phương

“Đặc điểm riêng của địa phương” là bao gồm những đặc điểm như vị trí địa lý, môi trường khí hậu và con người ở địa phương đó... là những yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên có thể lựa chọn địa phương phù hợp để làm việc (Hồ Đức Hùng & các cộng sự, 2004; Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006).

Trong nghiên cứu về thực trạng và giải pháp marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004) chỉ ra rằng cộng đồng và lối sống cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút lao động đến với địa phương. Ngoài ra, Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006) đã bổ sung thêm một số các yếu tố về đặc điểm địa phương có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường của địa phương trong lành mát mẻ hay có điều kiện mua sắm giải trí với mức chi phí sinh hoạt rẽ.

Dựa vào nhóm yếu tố về đặc điểm của địa phương như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường trong lành mát mẻ hay con người thân thiện, quan tâm, hay giúp đỡ lẫn nhau, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H2: Đặc điểm của địa phương càng tốt thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.

 Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương

“Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương” là những thông tin tuyển dụng mà các địa phương công bố nhằm tìm kiếm, thu hút người lao động (Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010). Khi các thông tin về nhu cầu lao động và quy trình tuyển dụng của địa phương được công bố rộng rãi sẽ là một kênh thông tin quan trọng tác động đến quá trình tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên. TrầnHuỳnh Phương Trâm (2010) sau nghiên cứu của mình đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các vấn đề về thông tin đặc biệt là những thông tin về tuyển dụng nhân sự cũng như qui trình tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội cũng như quá trình tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dựa trên các yếu tố về thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương như thông tin tuyển dụng công khai minh bạch, quy trình tuyển dụng và các thủ tục hành chính thông thoáng , giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H3: Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương càng rõ ràng minh bạch thì càng thu hút được nhiều sinh viên hơn.

 Chính sách ưu đãi của địa phương

“Chính sách ưu đãi của địa phương” là những chính sách hỗ trợ về việc làm, chỗ ở, giáo dục... mà các địa phương đưa ra nhằm thu hút sinh viên sau khi ra

trường đến địa phương làm việc (Jennifer & Peter 2009; Trần Huỳnh Phương Trâm 2010).

Theo Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006) khi địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về việc làm, chỗ ở, giáo dục sẽ là một hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Trong nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp của các giáo viên ở các trường trong khu vực đô thị Jennifer & Peter (2009) đã cho rằng việc nên ở lại hay nên đi nó gắn liền với các yếu tố như hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý; các hỗ trợ liên quan đến gia đình như nhà tập thể. Bên cạnh đó, Trong nghiên cứu của Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) còn đề xuất lãnh đạo các địa phương cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến sinh viên, đặc biệt là những sinh viên xuất sắc như hỗ trợ học bổng, hỗ trợ ký túc xá, nhà ở nhằm động viên khuyến khích tinh thần học tập và mong muốn quay về địa phương làm việc.

Dựa trên các yếu tố về chính sách ưu đãi của địa phương như ưu đãi về việc làm, chỗ ở, giáo dục.. giả thuyết H4 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H4: Chính sách ưu đãi của địa phương càng tốt thì càng thu hút được nhiều sinh viên về làm viêc.

 Đặc điểm cá nhân

“Đặc điểm cá nhân” được hiểu là năng lực, sở thích, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân sinh viên (La Nguyễn Thùy Dung, 2011). Trong mô hình về di cư của mình, Lee (1966) đã nhấn mạnh rằng các cá nhân có trình độ học vấn và chuyên môn cao thường chọn nơi làm việc ở khu vực thành thị. Điều này xuất phát nguyên nhân là họ có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn. Khi cá nhân sinh viên cảm thấy kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của mình đáp ứng được yêu cầu của địa phương thì sẽ có xu hướng đến đó tìm việc nhiều hơn. Bản thân cá nhân sinh viên bao gồm năng lực và sở thích cũng có mối quan hệ dương với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên (La Nguyễn Thùy Dung, 2011).

Dựa trên cơ sở hai yếu tố năng lực và sở thích của học sinh, giả thuyết H5 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H5: Địa phương nào có công việc phù hợp với năng lực hay sở thích của sinh viên càng cao thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.

 Các cá nhân có ảnh hưởng

“Các cá nhân có ảnh hưởng” là trong quá trình thực hiện quyết định chọn địa phương làm việc, sinh viên chịu sự tác động, tư vấn, định hướng của cha mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô và bạn bè (La Nguyễn Thùy Dung, 2011).

Việc lựa chọn địa phương làm việc của các sinh viên sau khi tốt nghiệp còn chịu tác động mạnh mẽ bởi sự tư vấn, khuyên nhủ, thuyết phục của bạn bè, gia đình và người thân của chính họ. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến sinh viên có thể được thực hiện theo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một nơi làm việc cụ thể nào đó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà sinh viên nên đến làm việc (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân làm việc cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của các sinh viên. Tức là, các cá nhân có ảnh hưởng có mối quan hệ dương với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên (La Nguyễn Thùy Dung, 2011).

Dựa vào nhóm yếu tố về cá nhân ảnh hưởng này, giả thuyết H6 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H6: Sự định hướng của các thân nhân của sinh viên về việc dự định vào làm việc ở một địa phương nào đó càng lớn thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.

Ngoài ra, theo lý thuyết về hành vi người tiêu dùng thì hành vi lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính cá nhân như giới tính cũng như nghề nghiệp. Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cùng khác nhau. Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng khác nhau.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng với góc nhìn ở khía cạnh tiếp thị, các địa phương là nơi cung cấp dịch vụ còn sinh viên là những khách hàng, giả thuyết H7 và H8 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H7: Có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo giới tính.

Giả thuyết H8: Có sự khác biệt trong quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên theo ngành học.

Tóm tắt chương 2: Chương 2 đã đề xuất ra mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài bao gồm có 6 yếu tố tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT. Mô hình nghiên cứu có 6 nhóm giả thuyết là các biến định lượng tác động đến biến phụ thuộc là quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét các yếu tố về đặc điểm cá nhân có tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được đề cập ở Chương 1, cơ sở lý thuyết liên quan đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên và đề xuất mô hình nghiên cứu được trình bày ở Chương 2. Mục đích chính của Chương 3 là trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong đề tài này, nhằm xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT.

Chương 3 gồm có các phần chính sau:

(1) Thiết kế nghiên cứu, trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu (2) Xây dựng thang đo

(3) Đánh giá sơ bộ thang đo

(4) Giới thiệu nghiên cứu chính thức 3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: Nghiên cứu cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

 Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở cho nghiên cứu định tính dựa trên lý thuyết marketing địa phương của Philip Kotler (2005). Như đã giới thiệu ở Chương 2, có nhiều yếu tố tác động đến việc thu hút dân cư, lao động như công việc, nhà ở, cộng đồng, giáo dục…. Tuy nhiên hiện nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu tổng hợp thành khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn lực cũng như xu hướng lựa chọn địa phương làm việc trong việc tiếp thị địa phương. Do đó, dùng nghiên cứu định tính cho phép chúng ta rút ra được những yếu tố mới, nhũng quan hệ tiềm ẩn giữa các khái niệm và điều chỉnh thang đo cho phù hợp là điều cần thiết ( Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, tay đôi với một số sinh viên năm cuối tại ĐHNT thông qua một dàn bài thảo

luận đã soạn sẵn (phụ lục 1). Nghiên cứu này vừa nhằm mục đích thăm dò, khám phá ra các nhân tố mới có ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT ngoài các nhân tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Nghiên cứu cũng vừa mang tính khẳng định các tiêu chí thật sự có thể sử dụng để đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tác giả thiết kế dàn bài thảo luận gồm ba phần:

 Phần đầu: giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu.

 Phần hai: gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.

 Phần ba: thông tin cá nhân người được phỏng vấn.

Cách thức nghiên cứu ở đây sử dụng kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận nhóm. Sau khi chọn lọc đối tượng, tác giả mời 10 bạn sinh viên phần lớn thuộc khoa Kinh tế và khoa Thực phẩm để tổ chức buổi gặp gỡ, trình bày ngắn gọn về nội dung nghiên cứu, giải thích sơ qua bản thăm dò ý kiến và hướng dẫn các bạn cách trả lời, kế đó phát bản thăm dò ý kiến, đợi 30 phút cho các bạn sinh viên trả lời các câu hỏi với nội dung thu thập ý kiến của các bạn xung quanh vấn đề lựa chọn địa phương làm việc sau khi các bạn ra trường, mỗi bạn sẽ nêu ra những ý kiến riêng biệt của cá nhân. Tiếp theo, tác giả gom các bản trả lời lại, tổng hợp kết quả, chủ trì thảo luận

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)