Giả thuyết H1: Cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao và phát triển nghề nghiệp của địa phương càng cao thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, “Việc làm” có tác động dương vào quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên (Beta = 0,288 và sig. = 0,000). Như vậy, giữa nhân tố “Việc làm ” và quyết định chọn địa phương làm việc có mối quan hệ đồng biến với nhau.
Giả thuyết H2: Đặc điểm của địa phương càng tốt thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, “Đặc điểm riêng của địa phương” có tác động dương vào quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên (Beta = 0,196 và sig. = 0,000). Như vậy, giữa nhân tố “Đặc điểm riêng của địa phương” và quyết định chọn địa phương làm việc có mối quan hệ đồng biến với nhau.
Giả thuyết H3: Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương càng rõ ràng minh bạch thì càng thu hút được nhiều sinh viên hơn.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, “Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương” có tác động dương vào quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên (Beta = 0,172 và sig. = 0,000). Như vậy, giữa nhân tố “ Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương” và quyết định chọn địa phương làm việc có mối quan hệ đồng biến với nhau.
Giả thuyết H4: Chính sách ưu đãi của địa phương càng tốt thì càng thu hút được nhiều sinh viên về làm việc.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, “Chính sách ưu đãi của địa phương” có tác động dương vào quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên (Beta = 0,214 và sig. = 0,000). Như vậy, giữa nhân tố “Chính sách ưu đãi của địa phương” và quyết định chọn địa phương làm việc có mối quan hệ đồng biến với nhau.
Giả thuyết H5: Địa phương nào có công việc phù hợp với năng lực hay sở thích của sinh viên càng cao thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, “Đặc điểm cá nhân” có tác động dương vào quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên (Beta = 0,444 và sig. = 0,000). Như vậy, giữa nhân tố “Đặc điểm cá nhân” và quyết định chọn địa phương làm việc có mối quan hệ đồng biến với nhau.
Giả thuyết H6: Sự định hướng của các thân nhân của sinh viên về việc dự định vào làm việc ở một địa phương nào đó càng lớn thì sinh viên chọn địa phương đó càng nhiều.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, “Các cá nhân có ảnh hưởng” có tác động dương vào quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên (Beta = 0,102 và sig. = 0,015). Như vậy, giữa nhân tố “ Các cá nhân có ảnh hưởng” và quyết định chọn địa phương làm việc có mối quan hệ đồng biến với nhau.
4.8 Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn địa phương làm việc của các tổng thể con