Thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng kế thừa từ thang đo của Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004); Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006); Trần Huỳnh Phương Trâm (2010); La Nguyễn Thùy Dung (2011).
Thang đo chính thức về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên ĐHNT như sau:
5.3.1 Thang đo khái niệm “Việc làm”
“Việc làm” là cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao và cơ hội để phát triển nghề nghiệp của cá một cá nhân khi đến làm việc tại một địa phương (Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung, 2006; Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010). Thang đo lường khái niệm “Việc làm” được kế thừa từ thang đo của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006); Trần Huỳnh Phương Trâm (2010), bao gồm 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.2: Thang đo khái niệm việc làm
Ký hiệu biến Biến quan sát
VL1 Địa phương có nhiều cơ hội việc làm VL2 Làm việc ở địa phương có thu nhập cao
VL3 Làm việc ở địa phương có cơ hội phát huy năng lực và phát triển nghề nghiệp
VL4 Công việc ở địa phương năng động, nhiều thử thách VL5 Địa phương có điều kiện trang thiết bị làm việc tốt
5.3.1 Thang đo khái niệm “đặc điểm riêng của địa phương”
“Đặc điểm riêng của địa phương” là bao gồm những đặc điểm như vị trí địa lý, môi trường khí hậu và con người ở địa phương đó... là những yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên có thể lựa chọn địa phương phù hợp để làm việc (Hồ Đức Hùng & các cộng sự 2004; Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung 2006). Thang đo lường khái niệm “Đặc điểm riêng của địa phương” được kế thừa từ thang đo của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), bao gồm 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.3: Thang đo khái niệm đặc điểm riêng của địa phương
Ký hiệu biến Biến quan sát
DP1 Địa phương có Vị trí địa lý chiến lược thuận lợi cho phát triển DP2 Làm việc tại địa phương có nhiều mối quan hệ thuận lợi cho
công việc
DP3 Địa phương có khí hậu trong lành, mát mẻ thuận lợi cho sinh sống
DP4 Địa phương có điệu kiện mua sắm, giải trí với mức sinh hoạt rẻ DP5 Cộng đồng và lối sống cộng đồng thân thiện, quan tâm, hay
giúp đỡ lẫn nhau
5.3.1 Thang đo khái niệm thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương
“Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương” là những thông tin tuyển dụng mà các địa phương công bố nhằm tìm kiếm, thu hút người lao động (Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010). Thang đo lường khái niệm “Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương” được kế thừa từ thang đo của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), TrầnHuỳnh Phương Trâm (2010), bao gồm 3 biến quan sát sau:
Bảng 3.4: Thang đo khái niệm thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương
Ký hiệu biến Biến quan sát
TD1 Thông tin tuyển dụng của địa phương được công bố rộng rải và cụ thể về các vị trí tuyển dụng
TD2 Địa phương có qui trình tuyển dụng rõ ràng, công khai và thủ tục thông thoáng
TD3 Địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán giữa các cơ quan ban ngành trong qui trình tuyển dụng
5.3.1 Thang đo khái niệm chính sách ưu đãi của địa phương
“Chính sách ưu đãi của địa phương” là những chính sách hỗ trợ về việc làm, chỗ ở, giáo dục... mà các địa phương đưa ra nhằm thu hút sinh viên sau khi ra
trường đến địa phương làm việc (Jennifer & Peter, 2009; Trần Huỳnh Phương Trâm, 2010). Thang đo lường khái niệm “Chính sách ưu đãi của địa phương” được kế thừa từ thang đo của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), bao gồm 5 biến quan sát sau:
Bảng 3.5: Thang đo khái niệm chính sách ưu đãi của địa phương
Ký hiệu biến Biến quan sát
CS1 Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về việc làm CS2 Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về nhà ở, đất đai CS3 Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục như được
cử đi đào tạo thêm trong và ngoài nước
CS4 Địa phương có chính sách hỗ trợ, thu hút các người giỏi, có năng lực
CS5 Làm việc ở địa phương có chế độ đãi ngộ hợp lý
5.3.1 Thang đo khái niệm đặc điểm cá nhân
“Đặc điểm cá nhân” được hiểu là năng lực, sở thích, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân sinh viên (La Nguyễn Thùy Dung, 2011). Thang đo lường khái niệm “Đặc điểm cá nhân” được kế thừa từ thang đo của La Nguyễn Thùy Dung (2011), bao gồm 4 biến quan sát sau:
Bảng 3.6: Thang đo khái niệm đặc điểm cá nhân
Ký hiệu biến Biến quan sát
CN1 Do kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu của địa phương CN2 Do kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của địa phương CN3 Do năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của địa phương CN4 Do làm việc ở địa phương phù hợp với sở thích
5.3.1 Thang đo khái niệm các cá nhân có ảnh hưởng
“Các cá nhân có ảnh hưởng” là trong quá trình thực hiện quyết định chọn địa phương làm việc, sinh viên chịu sự tác động, tư vấn, định hướng của cha mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô và bạn bè (La Nguyễn Thùy Dung, 2011). Thang đo
lường khái niệm “Các cá nhân có ảnh hưởng” được kế thừa từ thang đo của La Nguyễn Thùy Dung (2011), bao gồm 4 biến quan sát:
Bảng 3.7: Thang đo khái niệm các cá nhân có ảnh hưởng
Ký hiệu biến Biến quan sát
CCN1 Định hướng của cha, mẹ
CCN2 Định hướng của anh, chị, em trong gia đình
CCN3 Theo lời khuyên của thầy, cô giáo ở trường Đại học CCN4 Theo ý kiến của bạn bè
5.3.1 Thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn địa phương làm việc”
Quyết định chọn địa phương làm việc trong nghiên cứu này được định nghĩa là sự đánh giá cao các đặc điểm của địa phương và cho rằng nơi đó đáng để đến làm việc; điều đó được thể hiện qua mức độ hài lòng trong quyết định chọn nơi làm việc của họ trong quá khứ, hiện tại cũng như ý định trong tương lai. Thang đo cho biến phụ thuộc này được kế thừa từ thang đo của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), TrầnHuỳnh Phương Trâm (2010), bao gồm 4 biến quan sát.
Bảng 3.8: Thang đo về quyết định chọn địa phương làm việc
Ký hiệu biến Biến quan sát
QD1 Anh/chị đánh giá cao địa phương mình chọn đến làm việc
QD2 Nhìn chung anh/chị cho rằng việc lựa chọn địa phương mình đến làm việc hiện tại là chính xác
QD3 Anh/chị hài lòng với quyết định chọn địa phương làm việc của mình QD4 Anh/chị sẽ khuyến khích bạn mình cùng đến làm việc
3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo
Để đánh giá sơ bộ thang đo, đề tài thực hiện một nghiên cứu sơ bộ định lượng
70. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại các biến rác. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 - 0,8, nếu Cronbach Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng (Corected Item – Total Correlation) ≥ 0,3 thì đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tiếp theo, là phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích EFA được sử dụng cho từng khái niệm nghiên cứu vì mục tiêu đánh giá sơ bộ thang đo và kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ nhỏ (n = 70) không đủ để đạt được ước lượng tin cậy nếu phân tích tất cả các thang đo của các khái niệm cùng một lúc. Các biến có trọng số nhân tố (factor loading) < 0,5 sẽ bị loại. Phương pháp trích sử dụng là Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi Eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained) ≥ 50%. Kiểm định Bartlett có p – value < 5%, bác bỏ giả thiết Ho cho rằng “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” và chỉ số 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
5.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Kết quả phân tích Cronbach Alpha của các thang đo được trình bày ởbảng 3.9. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về tương quan biến tổng và hệ số Cronbach Alpha. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha như sau: (xem chi tiết ở phụ lục 4)
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá sơ bộ Cronbach Alpha Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến Việc làm: Cronbach Alpha = 0,889
VL1 14,49 18,398 0,663 0,879
VL2 14,81 17,835 0,684 0,875
VL3 14,57 16,190 0,807 0,846
VL4 14,86 17,747 0,751 0,860
VL5 14,70 17,923 0,749 0,861
DP1 14,66 9,127 0,484 0,622
DP2 14,73 9,998 0,316 0,696
DP3 14,81 8,907 0,500 0,614
DP4 14,96 9,027 0,513 0,609
DP5 14,61 10,182 0,422 0,650
Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương: Cronbach Alpha = 0,781
TD1 6,74 4,542 0,410 0,770
TD2 6,76 3,288 0,736 0,370
TD3 6,76 3,810 0,496 0,684
Chính sách ưu đãi của địa phương: Cronbach Alpha = 0,885
CS1 13,50 16,717 0,702 0,865
CS2 13,81 17,139 0,668 0,873
CS3 13,66 14,982 0,764 0,851
CS4 13,59 15,811 0,704 0,865
CS5 13,56 15,497 0,784 0,846
Đặc điểm cá nhân: Cronbach Alpha = 0,717
CN1 11,24 5,578 0,565 0,618
CN2 11,20 5,612 0,640 0,567
CN3 11,01 7,058 0,500 0,664
CN4 10,90 7,222 0,344 0,745
Các cá nhân có ảnh hưởng: Cronbach Alpha = 0,733
CCN1 7,99 7,580 0,512 0,681
CCN2 8,23 7,164 0,649 0,596
CCN3 8,49 8,137 0,497 0,687
CCN4 8,69 8,508 0,444 0,716
Quyết định chọn địa phương làm việc: Cronbach Alpha = 0,837
QD1 10,74 9,237 0,658 0,800
QD2 10,83 8,318 0,722 0,770
QD3 10,80 8,394 0,760 0,754
QD4 11,00 8,957 0,554 0,849
5.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,7; các thang đo tiếp tục được đánh giá sơ bộ giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tải nhân tố (> 0,5), phương sai trích (>50%).
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:
(xem chi tiết ở phụ lục 5).
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sơ bộ giá trị thang đo bằng EFA Việc làm
Eigenvalue = 3,468 Phương sai trích = 69,355%
Đặc điểm riêng của địa phương Eigenvalue = 1,010
Phương sai trích = 65,416% Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố
VL1 0,779 DP1 0,763
VL2 0,796 DP2 0,748
VL3 0,887 DP3 0,819
VL4 0,850 DP4 0,674
VL5 0,848 DP5 0,877
Thông tin và quy trình tuyển dụng của địa phương
Eigenvalue = 1,936 Phương sai trích = 64,535%
Chính sách ưu đãi của địa phương Eigenvalue = 3,434
Phương sai trích = 68,683% Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố
TD1 0,699 CS1 0,813 TD2 0,914 CS2 0,787 TD3 0,783 CS3 0,857 CS4 0,813 CS5 0,871 Đặc điểm cá nhân Eigenvalue =2,197 Phương sai trích = 54,927% Các cá nhân có ảnh hưởng Eigenvalue = 1,024 Phương sai trích =81,333% CN1 0,786 CCN1 0,932 CN2 0,852 CCN2 0,877 CN3 0,739 CCN3 0,878 CN4 0,555 CCN4 0,838
Quyết định chọn địa phương làm việc Eigenvalue = 2,716 Phương sai trích = 67,898% QD1 0,816 QD2 0,865 QD3 0,880 QD4 0,726
Thông qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích EFA, các biến quan sát đều đạt yêu cầu , tất cả các biến quan sát của các thang đo sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức.
Các biến quan sát này tiếp tục được đánh giá dựa vào dữ liệu nghiên cứu chính thức thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.5 Giới thiệu nghiên cứu chính thức
5.3.1 Tổng thể nghiên cứu
Toàn bộ các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp hệ đại học và cao đẳng trong vòng 03 năm trở lại ở ĐHNT.
5.3.1 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu
Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Các bản câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến sinh viên năm cuối hệ đại học và cao đẳng để trả lời. Đồng thời cũng nhờ bạn bè, người quen gửi cho bạn bè của họ đã tốt nghiệp ĐHNT trong 03 năm trở lại để trả lời thêm cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết.
Kích thước mẫu
Theo Kumar (2005) thì kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.
Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Hair & các cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Comrey & Lee (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.
Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích
nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 05 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 32 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 30 x 5 = 150.
Như vậy, số lượng mẫu 200 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên để tăng thêm độ tin cậy ta chọn kích thước mẫu cho nghiên cứu chính thức là n = 300. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 400 mẫu được chuẩn bị.
Thời gian lấy mẫu từ tháng 9/2012 đến 10/2012, số phiếu phát ra là 400, thu về 365 phiếu, tỉ lệ đạt 91,25%, 14 phiếu bị loại bỏ do có quá nhiều ô trống. Cuối cùng, 351 phiếu được hoàn tất sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là 351 mẫu.
5.3.1 Phương pháp phân tích
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên. Hai phương pháp phân tích được sử dụng là phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA để đánh giá giá trị thang đo sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.
Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố.
Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến (chỉ số) dùng để đánh giá quyết định chọn địa phương làm việc có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không.
Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con Kiểm định sự giống nhau về trung bình của các tổng thể con: Có hay không sự khác nhau về quyết định chọn địa phương làm việc giữa các nhóm sinh viên chia theo giới tính, ngành học, trình độ, công việc hiện tại, nơi thường trú và thu nhập