Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư nói chung cũng như vấn đề lựa chọn nơi làm việc của từng đối tượng cụ thể. Từ đó, các nghiên cứu đã đưa ra các mô hình và đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như nghiên cứu của Jennifer và Peter (2009), mô hình về lao động di cư của Torado (1969), mô hình về di cư của Lee (1966). Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Jennifer và Peter (2009) về quyết định chọn lựa nơi làm việc của các giáo viên khu vực thành thị. Sau phân tích số liệu khảo sát, các tác giả đã cho rằng có 4 nhân tố quan trọng đó là công việc, hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý; hỗ trợ liên quan đến gia đình (nhà tập thể), và hỗ trợ dụng cụ làm việc ảnh hưởng đến quyết định nên đi hay ở lại trường của các giáo viên. Trong đó, yếu tố về hỗ trợ liên quan đến gia đình như nhà tập thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định nên ở lại hay nên đi của các giáo viên. Nghiên cứu chỉ giới hạn ở những người trong ngành giáo viên mà chưa mở rộng sang những ngành nghề khác. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của các giáo viên và đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo cho nghiên cứu của mình.
Mô hình của Torado (1969) về vấn đề lao động di cư nông thôn thành thị, theo mô hình nghiên cứu này thì trong nền kinh tế thị trường và lao động được tự do dịch chuyển thì hai yếu tố cơ hội việc làm phi nông nghiệp và tiền lương cao có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của các cá nhân là nên ở thành thị hay ở quê nhà. Mặc dù, thị trường lao động ở thành thị vẫn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Mô hình đã thành công trong việc đưa ra tác động của các yếu tố đến sự di
cư và đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo cho nghiên cứu của mình.
Trong mô hình về di cư của Lee (1966, trích trong La Nguyễn Thùy Dung, 2011) đã nhấn mạnh rằng các cá nhân có trình độ học vấn và chuyên môn cao thường chọn nơi làm việc ở khu vực thành thị. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, họ có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn; thứ hai, môi trường làm việc và học tập ở đó tốt hơn sẽ giúp họ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn. Trong khi đó, thu nhập không thật sự là vấn đề quan trọng đối với nhóm đối tượng này. Điều này hoàn toàn trái ngược với những cá nhân bị hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn khi đến thành thị tìm việc.
Tóm lại, qua tổng quan các nghiên ngoài nước trước đây tác giả nhận thấy rằng vấn đề lựa chọn nơi làm việc đã được đề cập trong các mô hình nghiên cứu về di cư như mô hình của Torado (1969), mô hình của Lee (1966). Trong nghiên cứu này tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên dựa trên cơ sở các nhân tố có đề cập trong các mô hình về di cư trước đây.
Bảng 2.1 Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc trong các nghiên cứu trước
Tác giả Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc
La Nguyễn Thùy Dung (2011)
1.Môi trường làm việc 2.Gia đình và bạn bè 3.Yếu tố cá nhân Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) 1.Công việc 2.Tình cảm cá nhân
3. Thông tin và qui trình tuyển dụng 4. Chính sách ưu đãi
Jennifer và Peter (2009)
1. Công việc
2. Hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý 3. Hỗ trợ liên quan đến gia đình (nhà tập thể) 5.Hỗ trợ dụng cụ làm việc
Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung
(2006)
1.Việc làm
2.Thông tin và thủ tục thoáng 3.Tình cảm quê hương
4.Chính sách ưu đãi 5.Vị trí và môi trường 6. Con người
7. Điều kiện giải trí 8. Chi phí sinh hoạt rẻ.
Hồ Đức Hùng & các cộng sự (2004) 1. Nhà ở 2. Dịch vụ cho gia đình 3. Công việc thích hợp 4. Cộng đồng và lối sống 5. Sử dụng các yếu tố hạt nhân để hình thành cộng đồng 6. Thông tin 7. Thuế thu nhập.
Torado (1969) 1. Cơ hội việc làm phi nông nghiệp 2. Tiền lương cao
Lee (1966) 1. Công việc phù hợp với chuyên môn 2. Môi trường làm việc và học tập tốt
2.6 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết của đề tài 2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất