Để đạt được các mục tiêu đó, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã đưa ra các định hướng lớn đến năm 2020 là:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí nhằm sớm xác định rõ chính xác tiềm năng của đất nước, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành dầu khí.
- Tích cực gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, góp phần đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện ngành công nghiệp dầu khí của đất nước.
- Đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho các ngành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp....
- Phát triển công tác dịch vụ dầu khí, nhằm đảm bảo cung cấp 60% - 70% dịch vụ nhu cầu công nghiệp dầu khí. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong ngành, Tập đoàn dầu khí Việt Nam tích cực hỗ trợ các bộ, ngành địa phương tham gia ngày càng nhiều vào việc cung cấp dầu khí từ khâu tìm kiếm, thăm dò, đến khâu chế biến, vận chuyển dầu khí.
- Phát triển thương mại dầu khí, tham gia vào tiến trình kinh doanh dầu thô quốc tế và xuất nhập khẩu các sản phẩm khí.
- Từng bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dò và khai thác, dịch vụ và thương mại nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dầu khí lâu dài của đất nước.
- Phát huy nội lực, kết hợp khéo léo và hợp tác đầu tư nước ngoài, hội nhập bình đẳng các cộng đồng, tổ chức dầu khí ở khu vực và trên thế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước các Bộ ngành, địa phương có liên quan và sự nỗ lực phấn đấu của các thành viên trong Tập đoàn dầu khí, ngành dầu khí sẽ chắc chắn đóng góp ngày càng nhiều trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
* Định hướng theo ngành.
Trong thời gian tới ngành dầu khí phải đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
- Xác định yêu cầu và khả năng đáp ứng các nhu cầu về năng lượng dầu khí và các sản phẩm khác về dầu khí cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển các nghành kinh tế của đất nước.
- Xây dựng hoàn chỉnh chiến lược phát triển ngành, quy hoạch và nội dung kế hoạch dài hạn để từng bước xây dựng ngành dầu khí thành ngành công nghiệp hoàn chỉnh từ các khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác tàng trữ vận chuyển phân phối và tiêu thụ sản phẩm sử dụng có kết quả nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước.
- Thực hiện đa phương hoá quan hệ hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của mỗi bên, đồng thời với việc coi trọng hình thức tự lực như một yếu tố chiến lược trong tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Đa dạng hoá hình thức triển khai như hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Theo tính toán sơ bộ, để đầu tư phát triển các dự án dầu khí đã và sẽ được Nhà nước phê duyệt từ nay đến năm 2010, ngành dầu khí cần có số vốn đầu tư khoảng 20,4 tỷ USD. Trong đó vốn tự huy động để đầu tư mở rộng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam là 8,4 tỷ USD, phần còn lại tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Tính riêng cho nhu cầu vốn đầu tư cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí giai đoạn 2000 - 2010 đã là 1,62 tỷ USD. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dầu khí Việt Nam là rất cần thiết.
Cụ thể:
- Sản lượng khai thác dầu khí
+ Giai đoạn 2006 - 2010: 25~ 30 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác
trong nước: 18 ~ 19 triệu tấn; Khí đốt: 8 ~ 10 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 0,2 ~ 1 triệu tấn
+ Giai đoạn 2011 - 2015: 31~ 34 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác
trong nước: 16 ~ 18 triệu tấn; Khí đốt: 11 ~ 15 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 1,2 ~ 3 triệu tấn
+ Giai đoạn 2016 - 2025: 34~ 35 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước: 13 ~ 15 triệu tấn; Khí đốt: 15 ~ 16 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 3,5 ~ 5,5 triệu tấn
- Đầu tư phát triển bổ sung các mỏ dầu khí hiện đang khai thác và mở thêm các mỏ dầu khí mới.
- Đầu tư phát triển các công trình đường ống dẫn khí để cấp khí cho các nhà máy điện và hộ công nghiệp và xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống sử dụng khí tại Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Phát triển công nghệ chế biến dầu khí nhằm đảm bảo an ninh nhiên liệu. Hoàn thành đúng kế hoạch việc xây dựng các trung tâm lọc hoá dầu.