Nếu như tìm kiếm, thăm dò và khai thác là khâu thượng nguồn, thì các hoạt động liên quan đến chế biến gồm: tàng trữ, vận chuyển, xử lý, chế biến lọc dầu, hoá dầu, phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu khí (hoặc sản phẩm dẫn xuất từ dầu khí), thuộc khâu hạ nguồn trong lĩnh vực dầu khí. Từ việc tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thượng nguồn, sau hơn 10 năm thành lập ngành, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã mở rộng sang lĩnh vực trung nguồn và hạ nguồn.
2.3.4.1. Lọc dầu.
Dầu mỏ Việt Nam khai thác hiện nay chủ yếu là dầu thô và phục vụ trực tiếp cho việc xuất khẩu. Ngay sau khi Việt Nam khai thác tấn dầu thô đầu tiên năm 1986 từ mỏ Bạch Hổ, thì đồng thời một kế hoạch xây dựng
nhà máy lọc dầu công suất khoảng 6,5 triệu tấn/ năm đã được triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, những biến động về tình hình chính trị xã hội ở Liên Xô (năm 1991), nên kế hoạch đã không thực hiện được.
Trong giai đoạn 1992 – 2000, cùng với việc sản lượng khai thác dầu hàng năm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước liên tục tăng, việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất (Huyện Bình Sơn) - Quảng Ngãi với công suất: 6,5 triệu tấn/năm, là một đề án hợp lý có tầm vĩ mô của Chính Phủ xét dưới góc độ kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này, những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía nhà thầu và chủ đầu tư, nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất đã không triển khai đúng kế hoạch. Năm 2004, ngành dầu khí đạt kim ngạch xuất khẩu gần 5,7 tỷ USD, tương đương 19,5 triệu tấn dầu thô, vượt 93% kế hoạch năm về doanh thu ngoại tệ, chiếm ngót 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành kinh tế trong nước. Tuy nhiên, mục tiêu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam không chỉ dừng lại ở xuất khẩu dầu thô mà chính là phát triển công nghệ lọc dầu nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu trong nước, hạn chế nhập khẩu xăng dầu và đảm bảo an ninh năng lượng. Các công trình trọng điểm dầu khí, đặc biệt nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất đã và đang được triển khai một cách khẩn trương. Với dự án lọc dầu này, đích thân Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo. Cứ 10 ngày Tập đoàn dầu khí Việt Nam phải báo cáo tiến độ 1 lần. Động thái này đang chứng tỏ tầm quan trọng và tích cấp bách của công trình. Hiện tại, dự án đã hoàn thành cơ bản công tác chuẩn bị mặt bằng và một số hạng mục đã được đưa vào sử dụng. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang cùng nhà thầu Technip (Pháp), JGC (Nhật), Reunida Technica (Tây Ban Nha), triển khai hợp đồng phát triển, thiết kế tổng thể của gói 1 với việc bổ sung hai phân xưởng xử lý LCO bằng Hydro và đồng phân hoá Naptha nhẹ. Với công suất 6,5 triệu tấn/năm, nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất sẽ áp dụng công nghệ chế biến sâu, hiện đại trên thế giới và cho sản
mazut (FO) và Propylene để sản xuất Polypropylene. Dự kiến cuối năm 2008, nhà máy lọc dầu số 1 sẽ vận hành thử và chính thức được đưa vào hoạt động tháng 02/2007.
Mặc dù nhà máy Lọc dầu số 1 Dung Quất phải hơn 1 năm nữa mới được đưa vào vận hành, nhưng Chính phủ đã quyết định triển khai xây dựng nhà máy số 2, với công suất dự kiến 7 – 8,4 triệu tấn/năm. Địa điểm được chọn là Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nguyên liệu đầu vào được dự tính là dầu thô Việt Nam (Sư Tử Đen), kết hợp với dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông (Dubai, Iran, Ả Rập...), hoặc 100% dầu thô Trung Đông nhập khẩu.
Hơn mười năm, sau khi chính thức quyết định chọn Dung Quất để xây nhà máy Lọc dầu số 1, Việt Nam đang hâm nóng lại ý tưởng xây dựng cụm công nghiệp lọc hoá dầu ở Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây chính là địa điểm mà tập đoàn dầu khí Total của Pháp đã khảo sát kỹ, với ý định sẽ đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu số 1. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam lại chọn Dung Quất và Total cũng đã dừng lại ý định đầu tư. Với dự án này, Tập đoàn dầu khí Việt Nam muốn khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thương dịch vụ quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực. Chọn Long Sơn làm địa điểm hình thành cụm công nghiệp dầu khí tập trung liên hoàn có tầm cỡ trong khu vực chính là mục tiêu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Cụm công nghiệp này có chức năng đáp ứng và đẩy mạnh các loại hình dịch vụ chuyên ngành dầu khí trong nước và quốc tế. Nhà máy lọc dầu số 3 sẽ là hạt nhân của các vệ tinh gồm các nhà máy và cơ sở dịch vụ khác: hóa dầu, sản xuất điện cực, luyện thép, chế tạo cơ khí thiết bị dầu khí, đóng tàu; cảng tổng hợp phục vụ cho khu công nghiệp và khu căn cứ dịch vụ tổng hợp. Theo dự kiến, nhà máy lọc dầu số Long Sơn có công suất khoảng 200 ngàn thùng dầu/ngày, tương đương 10 triệu tấn /năm;
diện tích xây dựng khoảng 400 ha; tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD. Nguồn dầu thô dự kiến sẽ nhập từ Venezuela.
Ngoài ba nhà máy lọc dầu trên, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang
nghiên cứu tiếp dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 4. Theo nguồn tin mới nhất ngày 16-11-2007, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chấp thuận cho UBND tỉnh Phú Yên, cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô do Công ty Technostar Management Ltd (vương quốc Anh) và Công ty Dầu khí Telloil (Cộng hòa liên bang Nga), làm chủ đầu tư. Theo cam kết, nhà máy nhà máy lọc dầu số 4 phải được xây dựng với công nghệ tiên tiến, thiết bị mới, bảo đảm về an toàn, môi trường, sản phẩm của nhà máy đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam. UBND tỉnh Phú Yên cho biết, dự án này có vốn đầu tư 500 triệu USD, công suất 3 triệu tấn dầu thô/năm.
Bảng 2.7: Các nhà máy lọc dầu trong tương lai.
Thông tin
Nhà máy
Địa điểm Công suất Sản phẩm Hoàn thành Dung Quất Huyện Bình Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi 6,5 triệu tấn/năm LPG, xăng không chì, dầu hoả, nhiên liệu phản lực,
diesel (DO), dầu mazut
(FO), Propylene để sản xuất Polypropylene.
Tháng 02/2009
Nghi Sơn Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hoá Dự kiến 7 – 8,4 triệu tấn/năm. Nhiên liệu và các sản phẩm hoá dầu. Năm 2013 Long Sơn Long Sơn - Bà Rịa – Vũng Tầu Dự kiến công suất 10 triệu tấn/năm. (LPG); xăng A 92, 95, 98; dầu hỏa và dầu ZA1; dầu diezel; dầu FO. Năm 2025
Vũng Rô Phú Yên Dự kiến công suất 3 triệu tấn/năm.
Như vậy, nếu theo kế hoạch trong khoảng 20 năm tới Việt Nam sẽ có ít nhất bốn nhà máy lọc dầu.
2.3.4.2. Hoá dầu.
Công nghiệp hoá dầu là một ngành công nghiệp rất mới mẻ ở Việt Nam. Do điều kiện khách quan và chủ quan Việt Nam chưa có điều kiện xây dựng các khu liên hiệp lọc hoá dầu hoàn chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất phát từ xây dựng ngành công nghiệp hiện đại, phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước. Tập đoàn dầu khí đã chủ trương phát triển ngành công nghiệp hoá dầu theo hướng từ nhập mononer từ nước ngoài về chế biến sản xuất các sản phẩm hoá dầu trong giai đoạn đầu, sau đó tiến tới sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước qua việc hình thành và phát triển các tổ hợp hoá dầu trên cơ sở nguồn nhiên liệu từ dầu và khí, tạo thành một chu trình khép kín từ khâu lọc dầu đến khâu hoá dầu.
Để đáp ứng dần dần nhu cầu thị trường trong nước, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã hợp tác với các công ty nước ngoài để triển khai các đề án như: đề án liên doanh sản xuất nhựa PVC với Petronas; đề án liên doanh sản xuất phụ gia hoá dẻo DOP với LG, Vinachem. Các dự án khác còn đang ở giai đoạn đàm phán hoặc chờ đợi một số điều kiện thuận lợi về đầu tư như dự án sản xuất PP, dự án liên doanh sản xuất nhựa PS với Marubeni, dự án Methanol trên bờ với Lurgi, Ancom, dự án Methanol nổi với GCS, Ugland, dự án sản xuất phụ gia tẩy rửa (LAB)…
Tập đoàn dầu khí đã và đang triển khai các dự án hoá dầu sau: * Các dự án đã đi vào hoạt động:
- Tháng 1/1997, dự án sản xuất DOP (sản xuất phụ gia hoá dẻo), công suất 30.000 tấn/năm, được thực hiện liên doanh giữa PetroVietnam (15%), LG và Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã đi vào sản xuất.
- Dự án sản xuất nhựa PVC công suất 100.000 tấn/năm, Liên doanh giữa PetroVietnam (43%), Petronas (50%) và Tramatsuco (7%), đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2003. Hiện nay, Tập đoàn đang đàm phán bán phần góp vốn cho Công ty Thai Plastics & Chemicals (Thái Lan). - Dự án nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ, công suất 740.000 tấn urê/năm và 1.350 tấn amôniắc/ngày đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2004, đáp ứng hơn 40% nhu cầu trong nước, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nhà máy là một công trình hóa dầu hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, sản xuất urê chất lượng cao đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, góp phần bình ổn giá cả phân bón trong nước. Sau hơn 2 năm hoạt động, đến nay nhà máy đã đảm nhiệm hoàn toàn việc vận hành, làm chủ được công nghệ, đảm bảo các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.
* Các dự án đang triển khai:
- Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm, hiện đang trong giai đoạn đấu thầu EPC. Dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2010.
- Dự án Polypropylene, công suất 150.000 tấn/năm (tại Dung Quất). Dự án đầu tư hiệu chỉnh đã được phê duyệt, hiện đang đấu thầu EPC, với mục tiêu năm 2009 nhà máy sẽ đi vào vận hành.
- Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam: Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang cùng với Tập đoàn Sian Cement, Công ty Thai Plastic và Tổng công ty Hoá chất đang triển khai lập dự án đầu tư và chuẩn bị thành lập Công ty liên doanh.
Một số dự án khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: LAB (nguyên liệu sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp); PET (sơ sợi tổng hợp); Nhựa đường, sản xuất dung môi…
việc cung cấp nguyên liệu ban đầu từ nhà máy lọc dầu hoặc từ nguồn khí.
Dựa trên nhu cầu thị trường, cân đối với nguồn nguyên liệu và khả năng phát triển của Tập đoàn dầu khí, các hoạt động trong lĩnh vực hoá dầu theo Chiến lược phát triển ngành dầu khí sẽ được phát triển theo 3
giai đoạn như sau: + Giai đoạn tới 2010:
Xây dựng Cụm hoá dầu số 1 gắn với nguyên liệu từ NMLD Dung Quất, bao gồm nhà máy sản xuất PP (chất dẻo). Chuẩn bị để đầu tư xây dựng các nhà máy hoá dầu khác (như muội than, LAB,…) trong giai đoạn tiếp theo.
Khai thác Cụm hoá dầu số 2 tại Đông Nam bộ từ các dự án Nhà máy sản xuất phân Đạm, nhà máy sản xuất PVC, nhà máy sản xuất DOP... (đã đi vào hoạt động). Bắt đầu triển khai xây dựng tổ hợp hoá dầu sản xuất etylen từ condensat/naphta trong cụm hoá dầu số 2 để sản xuất olefin làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất PE, PP để có thể đưa vào hoạt động vào cuối năm 2011 và xây dựng Nhà máy sản xuất phân Đạm Cà Mau.
+ Giai đoạn 2011-2015:
Tiếp tục phát triển cụm hoá dầu số 2 tại Đông Nam bộ theo hướng: Đa dạng hoá sản phẩm Nhà máy đạm Phú Mỹ, dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp (PET). Xây dựng Cụm hoá dầu số 3 với Liên hợp LHD Nghi Sơn - Thanh Hoá, bao gồm các nhà máy sản xuất chất dẻo (PP), xơ sợi tổng hợp (PET) và một số sản phẩm hoá dầu khác.
+ Giai đoạn 2016 - 2025:
Tiếp tục phát triển các cụm lọc hoá dầu số 2 và 3. Nghiên cứu khả năng mở rộng tổ hợp hoá dầu miền Nam hoặc xây dựng tổ hợp hoá dầu mới từ khí nếu có đủ nguồn nguyên liệu. Trong thời gian tới, theo Chiến lược phát triển, Tập đoàn dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh
các hoạt động trong lĩnh vực hoá dầu với tư cách là người cung cấp nguyên liệu và chủ đầu tư chính.