Phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu khí.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 95)

Phân phối và kinh doanh là một phần quan trọng trong hoạt động của Tập đoàn dầu khí. Đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đội ngũ cán bộ có trình độ cao về quản lý và kinh doanh để phát triển kinh doanh xăng dầu. Lĩnh vực này đảm bảo cho việc kinh doanh - phân phối sản phẩm từ nhà máy lọc dầu số 1 và số 2, số 3 và xây dựng Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành một tổ hợp sản xuất khép kín.

Khai thác dầu thô và chưa có nhà máy lọc dầu, vậy nên toàn bộ dầu thô Việt Nam đã khai thác, đều được tàng trữ trong trạm rót dầu không bến với công suất 100.000 - 150.000 tấn và được tàu chở dầu nước ngoài đến tiếp nhận để xuất khẩu. Trong tương lai, ngành dầu khí sẽ tổ chức một đội tàu chở dầu thô phục vụ xuất khẩu, chuyên chở dầu cho nhà máy lọc dầu và vận tải sản phẩm dầu khí đến các hộ tiêu thụ. Hiện nay, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang hướng dẫn các công ty Petechim (thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam), Falcon (thuộc Cục hàng hải) và NTT (Nhật Bản), đàm phán, hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư duyệt và cấp giấy phép thành lập một công ty liên doanh chuyên về vận tải dầu thô xuất khẩu.

Tính đến thời điểm này, chính phủ Việt Nam chưa cho phép các công ty nước ngoài tham gia đơn thuần hoạt động phân phối sản phẩm xăng dầu nên trong hoạt động này chưa có dự án có vốn đầu tư nước ngoài nào được ký kết ngoại trừ việc phân phối sản phẩm của dự án chế biến dầu khí và hoá dầu. Thời gian qua, Petrovietnam rất tích cực tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài qua các đề án phân phối sản phẩm dầu khí được phép khác như: liên doanh Vinagas đóng bình và phân phối khí

hoá lỏng với PTT (Thái Lan) và Total (Pháp), liên doanh Thăng Long đóng bình và phân phối hoá lỏng với Petronas (Malaysia).

Hiện nay, Tập đoàn dầu khí đã lập quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống cơ sở, cũng như mạng lưới phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu khí. Đây là cơ sở để phục vụ công tác bán buôn và bán lẻ bao gồm hệ thống tổng kho dầu mới từ Bắc - Trung – Nam, phía Nam Cần Thơ và Nhà Bè với tổng công suất 65.000m3 đảm bảo sức chứa để kinh doanh tại khu vực Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực miền Trung sử dụng hệ thống kho sản phẩm 247.000m3 của nhá máy lọc dầu Dung Quất. Miền Bắc tổng kho xăng dầu Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất 45.000m3 đã bắt đầu xây dựng 3 - 2001.

Ngoài ra còn có các hệ thống cây xăng bán lẻ, phương tiện vận tải ô tô, tàu biển nhằm phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy lọc dầu sẽ được hoàn thành. Trong tương lai, sản phẩm dầu khí từ các nhà máy lọc dầu được phân phối theo hình thức sau:

Hình 2.1. Hình thức phân phối.

Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam – 30 năm dầu khí Việt Nam – cơ hội và thách thức.

Các nhà máy lọc Dầu Doanh nghiệp kinh doanh Hộ tiêu thụ lớn Cửa hàng Xăng Dầu Người tiêu dùng

Chương 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 95)