Chính sách và quản lý điều hành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 114)

Tập đoàn dầu khí dầu Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Nghị quyết trung ương 15/NQ-TW-7/1998 khẳng định: “Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng và nhiên liệu quan trọng của đất nước... phải tập trung những cố gắng đến mức cao

nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở

thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới”.

Để thực hiện được mục tiêu như trên Tập đoàn dầu khí Việt Nam cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ và các cơ quan nhà nước. Hiện nay các quy phạm pháp luật đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, bổ sung sửa đổi nên chưa ổn định. Hơn nữa, hiện Việt Nam là thành viên của WTO, mọi văn bản pháp luật được sửa đổi nhằm tạo điều kiện “giúp cho chúng ta không bị lép vế ngay trên sân nhà” (Luật đầu tư năm 1978; Luật Dầu khí năm 1993; Luật Dầu khí sửa đổi 2000 và dự trù Luật Dầu khí sửa đổi năm 2007 – Theo Viện Dầu khí). Ngành dầu khí đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân, do vậy cần phải nhanh chóng có một cơ chế hợp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển.

Chính phủ và nhà nước cần phải sớm có các chính sách, luật pháp trong việc thu hút khuyến khích vốn đầu tư của nước ngoài tham gia vào việc tìm kiếm, thăm dò ở Việt Nam nhằm nhanh chóng đánh giá xác định đúng mức tiềm năng dầu khí của đất nước.

Xu hướng chung trong cơ cấu tổ chức của ngành dầu mỏ các nước đi trước là thực hiện toàn bộ các khâu từ thăm dò, khai thác đến lọc dầu, hoá dầu và tổ chức phân phối kinh doanh sản phẩm dầu. Trong đó lọc dầu và tổ chức phân phối sỉ là khâu trọng yếu nhất. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy bộ phận từ khâu khai thác lọc dầu đến phân phối sản phẩm dầu khí đều trực thuộc một công ty đảm nhiệm. Ví dụ như: Indonesia lúc đầu tổ chức ngành dầu khí được chia thành hai công ty PN Permina và PN Pertamin, nhưng về sau lại phải sáp nhập lại thành một công ty Pertamina. Hay Trung Quốc phải sắp xếp khu vực hoạt động và chuyển giao tài sản giữa hai Tập đoàn

dầu khí CNPC và Sinopec thành một Tập đoàn dầu khí hoạt động xuyên suốt toàn ngành.

Từ sau tháng 2/2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam bắt đầu có sản phẩm dầu khí để cung ứng phục vụ cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân. Do yêu cầu mang tính cấp bách xuất phát từ chủ quan lẫn khách quan đem lại thì chính phủ và nhà nước nên có chính sách sát nhập hai Tập đoàn dầu khí PetroViệt Nam và Petrolimex thành một công ty để thực hiện hoạt động xuyên suốt toàn ngành dầu khí như các nước trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện. Nếu còn để tồn tại hai Tập đoàn dầu khí này hoạt động song song với nhau thì sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh lớn giữa hai Tập đoàn dầu khí và có thể gây ra sự mất ổn định trong việc cung cấp nhiên liệu năng lượng cho nền kinh tế quốc dân.

Trong cơ chế chính sách quản lý về giá tiền lương thuế, chính phủ nên có những giải pháp đồng bộ và phù hợp nhằm đảm bảo cơ chế ưu đãi, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Tập đoàn dầu khí Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả trên thị trường thế giới.

Tóm lại, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra là xây dựng Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành một ngành kinh tế kỹ thuật trọng điểm của đất nước, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của ngành thì Tập đoàn dầu khí luôn cần đến sự quản lý, điều tiết, hỗ trợ cũng như các chính sách hợp lý của Chính phủ và của các bộ ngành có liên quan khác.

KẾT LUẬN.

Sau hơn 30 năm phát triển, nhìn lại chặng đường đã qua, ngành dầu khí Việt Nam từng bước khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Đến nay bức tranh tổng thể về ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã cơ bản hình thành.

Là một tập đoàn dầu khí quốc gia, dầu khí Việt Nam ưu tiên hàng đầu vấn đề nghiên cứu, xác định tiềm năng dầu khí của thềm lục địa và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhằm đảm bảo cơ sở khoa học cho chiến lược phát triển ngành dầu khí. Thực hiện Nghị quyết 15/TƯ của Bộ Chính trị, với mọi cố gắng chúng ta đã có những số liệu ở các cấp khác nhau về trữ lượng dầu khí. Tiềm năng dầu khí Việt Nam ngày càng được sáng tỏ. Những mỏ dầu khí đang được khai thác và sẽ đưa vào khai thác đảm bảo cho sự vận hành liên tục của ngành dầu khí Việt Nam.

Tháng 2/2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất chắc chắn sẽ cho những vòi dầu đầu tiên được lọc chính thức trên lãnh thổ Việt Nam. Đây sẽ là hạt nhân của sự phát triển khu công nghiệp Dung Quất và là tiền đề để các nhà máy lọc dầu tiếp theo ra đời. Hơn nữa, những cơ sở hóa dầu cũng sẽ được hình thành, thỏa mãn phần lớn nhu cầu dầu khí, trong bối cảnh giá các sản phẩm dầu khí tăng lên từng ngày. Theo dự kiến, 20 năm nữa Việt Nam sẽ có ít nhất là bốn nhà máy lọc dầu.

Với cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực được tích lũy trong hơn 30 năm qua, cho phép ngành dầu khí Việt Nam tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác chẳng những ở mọi miền tổ quốc, mà còn có khả năng mở rộng ra ở trong khu vực và các quốc gia khác trên thế giới.

Bên cạnh những thành tựu đáng kể đó, ngành dầu khí ở Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục như: Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí chủ yếu được các công ty dầu khí quốc tế tiến hành ở

chống lấn, tranh chấp mức độ tìm kiếm thăm dò còn thấp. Hơn nữa, sự hấp dẫn đối với các công ty dầu khí quốc tế bị giảm, một số nhà thầu chờ đợi hoặc đàm phán để phát triển mỏ nhưng chưa có tiến triển đáng kể. Còn một số nhà thầu khác xin kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò, để nghiên cứu hoặc chờ đợi…

Có thể nói, thế kỷ 21 đang chờ đón ngành dầu khí Việt Nam với những công trình và những thành tựu mới hơn, có tính đột phá hơn… xứng đáng là một ngành công nghiệp trọng điểm, đi đầu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình hội nhập./.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)