Việt Nam hiện có 7 mỏ dầu đang hoạt động khai thác, sản xuất ra 7 chủng loại dầu thô có thông số khác nhau: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ryby, Rạng Đông, Bunga Kekwa/ Cái Nước và Sư Tử Đen. Nhìn chung, cả 7 loại dầu thô này đều thuộc loại chất lượng cao, đạt mức giá cao hơn dầu thô chuẩn Brent trên thị trường thế giới.
- Mỏ dầu Bạch Hổ được phát hiện vào năm 1984 và đưa vào khai thác mùa hè 1986, do Liên doanh VietSovpetro đảm nhiệm khai thác. Sản lượng từ mỏ Bạch Hổ chiếm 80% trong tổng sản lượng dầu được khai thác của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Với bình quân 200.000 - 250.000 thùng/ngày, hàng năm sản lượng khai thác dầu của Bạch Hổ luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Tính từ năm 1998 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 10% về khối lượng. Mỏ Bạch Hổ đã thực hiện 266 giếng khoan khai thác và hiện nay đang khai thác ổn định ở mức 210.000 thùng dầu/ngày. Theo nhận định, sản lượng khai thác của mỏ Bạch Hổ sẽ giảm rất nhanh trong những năm tới.
- Mỏ Rạng Đông (lô 15-2), thuộc bể Cửu Long được phát hiện năm 1994 và bắt đầu đưa vào khai thác năm 1999 do nhà điều hành JVPC (Nhật Bản). Hiện nay, sản lượng khai thác của mỏ Rạng Đông đứng thứ hai trong
triệu tấn), bình quân là 33.000 thùng/ngày. Trong lô hợp đồng này, ngoài mỏ Rạng Đông, còn có mỏ Phương Đông mà kế hoạch phát triển mỏ đã được phê duyệt tháng 5/2007.
- Mỏ Ruby (lô 01-02), cũng thuộc bể Cửu Long được phát hiện năm 1994 và đưa vào khai thác năm 1999, do nhà điều hành Petronas (Malaysia). Sản lượng khai thác của mỏ Ruby đứng thứ 3 trong tổng số 7 mỏ. Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 8,321 triệu thùng (khoảng 1,24 triệu tấn), sản lượng bình quân là 23.000 thùng dầu/ngày.
- Mỏ Rồng nằm ở phía Tây Nam của mỏ Bạch Hổ, được phát hiện năm 1988 nhưng phải đến cuối năm 1994 mới bắt đầu khai thác do VietSovpetro điều hành. Sản lượng của mỏ thấp, chỉ chiếm khoảng 4 - 5% trong tổng sản lượng dầu khai thác. Sản lượng trung bình là 12 - 16 ngàn thùng/ngày.
- Mỏ Đại Hùng do VietSovpetro điều hành, thuộc lô số 05 bể Nam Côn Sơn. Đây là mỏ lớn, được phát hiện 1993 và đưa vào khai thác năm 1994. Hiện tại, sản lượng khai thác của mỏ Đại Hùng khá thấp. Sản lượng khai thác dầu chiếm 2 - 3% trong tổng sản lượng khai thác dầu của Tập đoàn, trung bình 10-15 nghìn thùng/ngày.
- Mỏ PM3 (Bungakek wa - Cái Nước) bắt đầu khai thác từ năm 1997. Đây là mỏ phát triển chung với Malaysia ở vùng biển Tây Nam (vùng chồng lẫn giữa 2 nước), do nhà thầu Lundin điều hành khai thác. Sản lượng của mỏ thấp, chỉ chiếm 2-2,5% trong tổng sản lượng khai thác. Sản lượng bình quân 13 nghìn thùng/ngày. Sản lượng này so với các mỏ khác là khá nhỏ bé, kém 20 lần so với sản lượng của mỏ Bạch Hổ.
- Mỏ Sư Tử Đen chính thức được đưa vào khai thác ngày 21-10- 2003 (lô 15.1), do Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips (Mỹ) điều hành. Hiện tại mỏ Sư Tử Đen có công suất khai thác 70.000 thùng dầu/ngày. Đây là một trong những mỏ dầu có công suất khai thác khá lớn và là một trong những mỏ bổ sung kịp thời cho sự cạn kiệt của mỏ Bạch Hổ.
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác ở các mỏ. Đơn vị: 1.000 tấn 1998 2000 2002 2005 Tên mỏ SL % SL % SL % SL % Bạch Hổ 8.95 85,5 10.178 80,7 11.596 76,2 11.900 74 Rồng 506 5,0 512 4,0 528 3,5 600 3,8 Đại Hùng 304 3,0 320 2,5 360 2,4 420 2,7 PM3 250 2,5 290 2,3 330 2,2 390 2,5 Ruby - - 560 4,5 1.054 6,9 1.240 7,88 Rạng Đông - - 750 6 1.346 8,8 1.450 9,12 Sư Tử Đen - - - - Tổng 10,016 100 12.610 100 15.214 100 16.000 100
Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Sản lượng dầu khai thác được tăng dần qua các năm và dầu thô trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Ngày 21-4- 1987, lần đầu tiên Việt Nam bán dầu thô ra thị trường thế giới.
Nếu như, năm 1986, Tập đoàn dầu khí Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với khối lượng xuất khẩu chỉ 0,4 triệu tấn, thì 20 nă m sau, năm 2006 sản lượng xuất khẩu đã tăng lên 17,2 triệu tấn, gấp 430 lần so với năm 1986. Trong 9 năm 1986 - 1994 tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt được 20,97 triệu tấn, bình quân mỗi năm xuất khẩu 2,6 triệu tấn.
Năm 1989, sự kiện Tập đoàn dầu khí xuất khẩu trên 1 triệu tấn dầu thô và 9 năm sau đó, năm 1997 sản lượng dầu thô xuất khẩu đã đạt mức trên 10 triệu tấn. Từ đây, khối lượng dầu thô xuất khẩu luôn được tăng nhanh.
Tính đến thời này Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu, nên khối lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tương đương với sản lượng khai thác. Hình thức xuất khẩu dầu thô của Tập đoàn dầu khí Việt Nam chủ yếu được thực hiện xuất khẩu trực tiếp, tự tham gia đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng.
Biểu đồ 2.7: Xuất khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước.
(1997 – 2006) 7.623 8.624 9.755 11.89 14.882 15.432 16.83 16.86 17.18 19.5 18.04 17.2 11.9 19.209 32.287 54.78454.54961.83 76.159 153.355 174.3 9.582 14.75 25.91627.135 35.228 49.294 63.209 73.3 18.525 114.24 10.049 31.512 0 5 10 15 20 25 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Oct- 07 (Triệu tấn) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 (Tỉ đồng)
Xuất khẩu Dầu Doanh thu Nộp ngân sách nhà nước
Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn này tăng khá đều cùng với những biến đổi về giá dầu trên thị trường nên các thông số doanh thu cũng khác nhau. Nếu năm 1997 chúng ta xuất khẩu 9,7 triệu tấn và đạt doanh thu 18,5 tỉ đồng; năm 1998 xuất khẩu gần 12 triệu tấn dầu và doanh thu hơn 19.000 tỉ đồng (tăng 22% sản lượng xuất khẩu, và 2% doanh thu), thì năm 1999 Việt Nam xuất khẩu 14.8 triệu tấn (tăng hơn 25% so với năm 1998) và doanh thu đạt hơn 32 tỷ đồng, tăng hơn 68% doanh thu so với năm 1998. Trong suốt 10 năm, đặc biệt là giai đoạn 2000 -2005, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, trung bình khoảng 11%/năm. Năm 2004, như đã đề cập ở trước, giá dầu thô tăng khá cao nên doanh thu xuất khẩu đạt hơn 114 tỉ đồng. Những năm tiếp theo, sản lượng xuất khẩu tuy có giảm đi trông thấy (năm 2005 giảm gần 6% so với 2004; năm 2006 giảm 5% so với 2005), nhưng doanh thu xuất khẩu lại tăng đột biến, tăng 34% của năm 2005 và <52% của năm 2006, so với doanh thu xuất khẩu của 2004. Bên cạnh các yếu tố do tình hình thị trường tiêu thụ dầu thô trên thế giới có nhiều biến động thuận lợi, thì giá dầu tăng cao đã tác động không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và xuất khẩu. Trên sàn giao dịch tại những thời điểm năm 2005 và 2006, đặc biệt là quý 4 năm 2007, chỉ số index dầu khí luôn cao. Giá dầu thô có những thời điểm lên tới 92,5 USD/thùng vào tháng 10 và chạm ngưỡng 97USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 17/11/2007, thiết lập một mức giá cao nhất trong lịch sử. Nguyên nhân chính của sự leo thang cực nhanh của giá dầu là đồng USD mất giá kỷ lục so với EUR; Iran giảm sản lượng xuất khẩu và đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ quyết triển khai chiến dịch quân sự ở Bắc Irắc.
Bên cạnh việc xuất khẩu dầu thô trong nước Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã mở rộng việc mua bán dầu thô với Irắc dù rằng khối lượng còn nhỏ. Năm 2001 mặc dù thị trường thế giới đầy biến động (OPEC gia tăng sản lượng…), nhưng Tập đoàn dầu khí đã tiếp tục thực hiện thành công trong việc mua - bán 17,71 triệu thùng dầu với Iraq, trị giá xấp xỉ 448 triệu USD và lợi nhuận thu được khoảng 3,26 triệu USD.
Thật vậy, những đóng góp của dầu thô đối với nền kinh tế Việt Nam rất lớn và vô cùng quan trọng. Từ nhiều năm nay, dầu khí luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và chiếm tỷ lệ rất cao trong % tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Bảng 2.5: Giá trị xuất khẩu dầu thô.
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị XK 1.436,6 1.246,6 2.062,7 3.493,9 3.226 3.777 5.666 7.387 8.323 Tổng kim ngạch XK 11.592,3 11.495 11.636 14.308 16.530 19.880 26.030 29.263 39.605 % so với tổng kim ngạch XK cả nước. 12,38% 10,84% 17,72% 24,412 19,488 19,998 21,767 24,936 21,015 Nguồn: Tổng cục thống kê.
Năm 1998, giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 1,4366 tỷ USD chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, giá dầu thô năm 1999 đã giảm xuống còn 13USD/thùng dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu dầu của năm này. Năm 1999, tuy sản lượng xuất khẩu tăng 2,115 triệu tấn so với năm 1998 nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,24662 tỷ USD, giảm 189,98 triệu USD so với năm 1998, chiếm 10,84% trong tổng kim ngạnh xuất khẩu. Năm 2000, tổng giá trị xuất khẩu dầu đạt 2,06275 tỷ USD, tăng 816,12 triệu USD (tương ứng 65,46%), so với năm 1999, chiếm 17,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Năm 2001, giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu đã đạt được 3,49399 tỷ USD tăng hơn 1,43124 tỷ USD (tương ứng tăng 69,38%), so với năm 2000. Sau 2001, những năm 2003 và 2003 Việt Nam đã tham gia kinh doanh dầu thô với đối tác Iraq trong chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc và giá trị đóng luôn gần đạt 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Một thuận lợi đó là Tập đoàn dầu khí đã xây dựng cho mình một hệ thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàn cảnh. Những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần như bị “đóng băng”, song dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện tượng phải đóng mỏ. Trong hoàn cảnh bình
thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá trình khai thác và xuất khẩu dầu thô.
Năm 2004, dầu khí Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt giá trị trong một năm đầy biến động. Giá dầu thô tăng lên cao tới 39 USD/thùng, thậm chí có lúc lên đến 43 USD/thùng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu đã đạt được 5.666 tỷ USD tăng hơn 1,889 tỷ USD (tương ứng tăng 50%), so với năm 2003. Cũng tiếp theo sự tăng lên của giá dầu, những năm 2005; 2006, dù rằng sản lượng xuất khẩu giảm đi khá nhiều (so với 2004 năm 2005 giảm 1,2 triệu tấn; năm 2006 giảm tới 2,3 triệu tấn), song giá trị xuất khẩu lại rất cao. Năm 2005 đạt 7.387 triệu USD, năm 2006 đạt 8.323 triệu USD và đóng góp trên 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2006 là năm thứ 6 trong giai đoạn 2001 - 2006, ngành dầu khí dẫn đầu các ngành kinh tế cả nước về kim ngạch xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2006 và giai đoạn 2001 - 2006. Năm 2007, giá dầu thô trên thế giới phần lớn dao động giữa 60 - 80 USD/thùng, ba tháng gần đây đã 4 lần vượt ngưỡng 90 USD/thùngvà chắc chắn sẽ còn tăng mạnh vào cuối năm.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị sút giảm mạnh trong nửa đầu năm 2007. Chắc chắn, năm 2007 dầu khí Việt Nam không thể đạt mục tiêu đề ra và làm giảm kim ngạch xuất khẩu của cả nước khoảng trên 500 triệu USD đến gần 1 tỷ USD. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi dầu thô là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Sự sút giảm của nhóm hàng này có tác động lớn đến tốc độ xuất khẩu chung của cả nước.
lực cho tăng trưởng lớn của Việt Nam trong những năm tới, nhất là khi kế hoạch tăng trưởng kinh tế được đưa ra là 8 và 9% cho những năm tới.
* Thị trường tiêu thụ dầu mỏ Việt Nam.
Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), khách hàng của dầu thô Việt Nam mới chỉ có 5, từ sau 1998 để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tranh thủ sự biến động linh hoạt của thị trường, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã mở rộng, thay đổi cấu trúc thị trường khách hàng lên tới 9 thị trường. Tuy thị trường khách hàng được mở rộng nhưng chủ yếu vẫn là thị trường truyền thống ở Châu Á như Nhật Bản và Singapo, Trung Quốc… Những năm gần đây, thị trường Mỹ đã và đang là bạn hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 2.6: Xuất khẩu dầu thô vào các nước.
(Đơn vị: %) Năm Nước 1997 1998 1999 2000 2003 2004 2005 Nhật Bản 59,62 38,9 31,23 35,5 18.0 16.0 16 Singapo 18,3 19,22 16,74 17,5 19.0 22.0 21 Trung Quốc 5,35 3,79 5,89 7,3 24.0 19.0 13 Mỹ 15,07 20,3 19,66 20,7 25.0 28.0 29 Malaisia 1,93 4,2 3,8 5,9 - 7.0 9 Hồng Kông - 5,13 - - - - - Anh - 7,99 8,32 - - 8.0 12 Hà Lan - 0,47 9,46 - - - - Thụy Sỹ - - 4,9 4.0 - - - Khác - - - - Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Trước năm 1995, thị trường xuất khẩu chính của Tập đoàn dầu khí Việt Nam là Nhật Bản, Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Tuy nhiên, cơ cấu thị trường đã thay đổi từ năm 1999. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, khách hàng Châu Á đã giảm hẳn lượng mua đối với dầu thô của Việt Nam.
Năm 1997, thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 60% thị trường xuất khẩu dầu thô của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nhưng đã giảm xuống còn 40% vào năm 1998, 31,23% năm 1999 và đã tăng 35,5% năm 2000. Sau năm 2000, thị trường dầu thô Nhật Bản đang có những biểu hiện co lại. Nguyên nhân cơ bản chính là sự cạnh tranh của các nước cung cấp dầu thô. Sự cạnh tranh của dầu thô Việt Nam không chỉ có các nước trên thế giới (các nước Châu Phi), mà ngay cả trong khối ASEAN. Hiện nay, trong 10 nước thành viên ASEAN có đến 7 nước có sản lượng khai thác dầu mỏ (trừ Singapore là nước có nền công nghiệp lọc dầu lớn nhưng không có sản lượng khai thác dầu). Trong đó Indonexia là quốc gia có sản lượng dầu cao nhất trong khối (đứng thứ 14 trong tổng số 20 nước có sản lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới), sản lượng khai thác bình quân là 1,4 triệu thùng/ ngày. Tuy thị trường có biến động nhiều nhưng Nhật Bản vẫn sẽ là khách hàng lớn của Tổng Công ty với các tập đoàn nổi tiếng như: Itochu, Japan Energy, Mitshubishi Mitsui, Showa Shell,... Thị trường Mỹ đã và đang chiếm tỷ lệ % cao trong việc mua bán dầu với Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Từ 15,6% năm 1997 nhích lên 20% năm 1998 và 2 năm 1999, 2000, cũng ở mức tương tự. Sau năm 2000, Mỹ đã là bạn hàng lớn của dầu thô Việt Nam, chiếm từ 25 đến 30% lượng dầu thô xuất khẩu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Đây là dấu hiệu đáng mừng và dự báo Mỹ sẽ là bạn hàng tiềm năng cho những năm tới. Các khách hàng chủ yếu ở Mỹ là: Cantex, Chevron, Coastal Belcher…
Năm 2000, thị phần ở các nước EU (Anh, Hà Lan, Thụy Sỹ), cũng đang tăng nhanh chiếm 20% thị phần dầu thô của Tập đoàn dầu khí. Nhưng đến năm 2001 đã giảm xuống còn 15%. Tuy chiếm tỷ lệ %