Khai thác dầu khí.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 66)

Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành dầu khí đã phát hiện nguồn khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở vùng Trũng Sông Hồng. Năm năm sau, tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất. Ngày 26/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, một mốc dấu quan trọng - Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới, khẳng định một triển vọng hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước. Kể từ đó, sản lượng khai thác dầu khí Việt Nam tăng lên không ngừng.

Biểu đồ 2.6: Sản lượng khai thác Dầu – Khí.

8.36 9.96 9.96 12.32 15.22 15.86 17.01 17.097 17.62 20.4 18.8 17.4 11.9 7.67 6.968 0.4 0.1 0.3110.563000001 1.598 1.724 2.17 6.332 6.98 5.2 1.039 1.435 7 3.052 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 1986 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Oct- 07 Triệu tấn 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 Tỉ m³

Khai thác Dầu Khai thác Khí

Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Ngày 26/06/1986, Việt Nam bắt đầu khai thác dầu và năm đó khai thác được 0,4 triệu tấn. Đến năm 1994 khai thác được 7 triệu tấn, gấp 182 lần so với năm đầu tiên. Chín năm sau năm 1995 khai thác gấp 192,5 lần, năm 1999 khai thác 15,2 triệu tấn, gấp 385 lần và năm 2000 khai thác

15,86 triệu tấn, gấp gần 400 lần so với năm đầu tiên. Sản lượng khai thác dầu trong giai đoạn 1995 – 2006 luôn tăng qua mỗi năm. Năm 1996 tăng gần 9% so với năm 1995, năm 1997 tăng 15,5% so với năm 1996. Hai năm 1998, 1999 sản lượng khai thác đều <23%. Đỉnh điểm của sản lượng khai thác dầu là năm 2004, Việt Nam khai thác đạt 20,4 triệu tấn. Nếu so với sản lượng năm 1995, tức là cách đó 10 năm thì sản lượng tăng lên 3 lần và tăng 66%. Đây là thời điểm giá dầu thô tăng đột biến từ khoảng 23 – 25 USD/thùng vào những năm trước, lên gần 40 và có lúc tới 41,49 USD/thùng.

Sau năm 2004, sản lượng các năm tiếp theo 2005, 2006 có xu hướng giảm dần từ 20,4 triệu tấn năm 2004 xuống 18,8 và 17,4 triệu tấn năm 2005 và 2006. Trong năm 2005, sản lượng dầu thô của Việt Nam bình quân khoảng 370.000 thùng/ngày, thấp hơn so với năm 2004 (vốn là 403.000 thùng/ngày) gần 10%. Nguyên nhân của sự sụt giảm sản lượng này là do điều kiện địa chất ở một số mỏ diễn biến phức tạp, có nhiều biểu hiện bất thường. Cụ thể ở một số mỏ như, Rạng Đông và Rồng tuy duy trì ở mức lưu lượng tối ưu để không ngập nước, nhưng do trữ lượng có khả năng thu hồi và năng lượng tự nhiên của mỏ giảm nhiều so với dự kiến đã làm suy giảm sản lượng khai thác. Tại mỏ Sư Tử Đen (lô 15-1), từ cuối năm 2005 đã xuất hiện tình trạng nước tăng rất nhanh và khó kiểm soát, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các nhà thầu phải đầu tư nghiên cứu khai thác ở mức sản lượng tối ưu (giảm sản lượng khai thác), để đảm bảo an toàn cho mỏ. Mỏ Ruby (lô 01-02), các giếng khai thác ở tầng móng có sản lượng thấp hơn nhiều so với dự kiến. Tại cụm mỏ PM-3 và 46 Cái Nước, do phía Malaysia tiếp nhận, khối lượng ít hơn so với thỏa thuận nên lượng condensate giảm. Mỏ Đại Hùng triển khai gói thầu kết nối 6 giếng khai thác chậm so với kế hoạch nên sản lượng khai thác ít, chỉ đạt 0,05 triệu tấn. Hơn nữa, sản

Trong khi đó, phần lớn sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam trong nhiều năm tập trung chủ yếu ở vùng mỏ này. Đây cũng là nguyên nhân được nhiều chuyên gia dầu khí nhận định từ lâu. Không những thế, sự kiện nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất liên tục “lỗi hẹn” (trước đây, dự kiến sẽ bắt đầu vận hành từ năm 2003, sau đó hoãn đến giữa năm 2005, rồi cuối năm 2007, bây giờ là 02/2009), cũng là nguyên nhân chủ quan khiến sản lượng khai thác dầu giảm.

Riêng năm 2007, sản lượng khai thác dầu khí không đạt kế hoạch dự kiến. Mười tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác quy dầu của toàn ngành mới đạt 16,94 triệu tấn (bằng 68,3% kế hoạch), trong đó sản lượng khai thác dầu thô chỉ đạt 11,94 triệu tấn và sản lượng khí đạt 5 tỉ m3. Nguyên nhân do không mua được mỏ dầu tại Kazakhstan, nên kế hoạch khai thác 1 triệu tấn dầu thô ở nước ngoài trong năm 2007 không thực hiện được.

Tuy sản lượng dầu khai thác hơn 20 năm qua chủ yếu từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần, thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày. Trong tương lai vài năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ được đưa vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam.

Các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, có đặc thù rủi ro cao, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn. Vì vậy, trong xu thế hội nhập, hoạt động hợp tác quốc tế phải chủ động và sáng tạo để đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong thời gian qua, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã thành công trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và đào tạo, đã trưởng thành và xứng đáng được Nhà nước Việt Nam giao phó việc kiểm soát, quản lý và phát triển ngành công nghiệp dầu khí. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã ký 57 hợp đồng dầu khí dưới dạng PSC, JV, JOC… (kể từ năm

1988) với các công ty dầu khí quốc tế như Shell, BP, Exxon, Mobil, Total-Fina, Conoco-phillips, Talisman, BHP, Unocal, Idemitsu, Mitsubishi, Knoc, Petronas v.v. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã đạt mức trên 7 tỷ đô la Mỹ cho thăm dò khai thác. Hiện nay, mức chi phí hàng năm cho lĩnh vực này khoảng 600 triệu đô la Mỹ.

Hình thức hợp đồng lựa chọn phù hợp với điều kiện Việt Nam và được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích là Hợp đồng chia sản phẩm (PSC). Tuy nhiên tuỳ theo khu vực và đối tác, hình thức liên doanh điều hành chung (JOC) cũng đã và đang được áp dụng có hiệu quả. Tỷ lệ thị phần tham gia của các công ty dầu khí quốc tế vào hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam phản ánh đúng chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp dầu khí.

Lược đồ 2.5. Hợp tác quốc tế của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam – Tầm nhìn mới

Hiện nay, có khoảng 39 công ty dầu khí nước ngoài, đến từ 34 quốc gia đang họat động tại VN, trong khuôn khổ 27 dự án khác nhau, với tổng đầu tư hơn 7 tỷ USD. Việt Nam đứng hàng thứ 4 trong khu vực ASEAN về trữ lượng dầu khí và đứng thứ 3 về khối lượng khai thác hàng năm.

Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò khai thác ở trong nước, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Hiện tại, Tập đoàn đã và đang triển khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nước ngoài như ở Inđônêxia (lô Madura I và II), Malayxia (lô PM 304, SK- 305), Angiêri (lô 433a và 416b), Iraq. Bước đầu mang lại những thành công đáng khích lệ như việc khai thác dầu từ mỏ Cendoz (Lô PM-304 Malayxia), phát hiện mới các mỏ dầu ở Lô SK-305 (Malayxia) hay ở (Angiêri ).

Lô dầu khí đầu tiên tại mỏ Cendor - lô PM304 tại Malaysia - đã mang về cho Việt Nam những đồng ngoại tệ đầu tiên khai thác được từ nước ngoài… Trong tương lai không xa, tiềm năng to lớn từ các mỏ “vàng đen” của Việt Nam ở ngoài nước, được kỳ vọng sẽ đóng góp đắc lực vào sản lượng khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí Quốc gia.

Trong thời gian tới, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang tích cực nghiên cứu, đánh giá, tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại một số khu vực có tiềm năng ở châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và các nước thuộc Liên Xô cũ... Tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài, nhất là các công ty xuyên quốc gia sẽ tạo ra những cú hích quan trọng, thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển trong thập kỷ tới.

Hiện tại, Tập đoàn tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng dầu khí đã ký ở nước ngoài và tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới vào các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở các khu vực khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 66)