Khai thác và sử dụng Khí.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 80)

Khí đốt – còn gọi là “vàng xanh” - nguồn năng lượng lâu nay chưa được đánh giá đúng tầm chiến lược. Thế kỷ XXI có thể sẽ chứng kiến sự lên ngôi của “vàng xanh” trong bối cảnh các nguồn cung cấp dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên không ngừng.

Khác với dầu mỏ, khí tự nhiên của Việt Nam được khai thác và dùng cho tiêu thụ nội địa. Thực tế, để phát triển được các mỏ khí thì nền kinh tế cần có những ngành công nghiệp phát triển để tiêu thụ và chế xuất các sản phẩm khí như: các ngành công nghiệp điện turbine khí, phân đạm, hoá chất, khí hoá lỏng, v.v... Các ngành công nghiệp này đều

đòi hỏi phải có kỹ thuật hiện đại và vốn đầu tư lớn. Khi muốn phát triển một mỏ khí, người ta cần phải đồng thời phát triển các cơ sở công nghiệp để tiêu thụ hết các sản phẩm khí khai thác được, nghĩa là người ta phải tìm đầu ra cho nó. Đây chính là lý do vì sao các mỏ khí thường phải khởi động và phát triển chậm hơn các mỏ dầu.

Những năm 70, khí được phát hiện ở Tiền Hải C và bắt đầu khai thác vào tháng 7/1981 với sản lượng khoảng 100.000m3/ngày, nhưng phải cần tới 15 năm sau, nền công nghiệp khai thác và ứng dụng khí tự nhiên mới được hình thành từ việc thu gom và sử dụng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ (1995).

* Khả năng khai thác khí ở các mỏ.

Trong thời gian đầu, một lượng khí đồng hành đáng kể phun lên từ bể Cửu Long, mà chủ yếu là mỏ Bạch Hổ bị đốt bỏ tại các giàn khoan biển do điều kiện chưa cho phép đầu tư sâu hơn. Năm 1995, hệ thống đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ vào đất liền được lắp đặt thì có thể nói rằng ngành công nghiệp khí được bắt đầu từ đây. Để nhanh chóng khai thác nguồn tài nguyên khí, tránh lãng phí một lượng khí đốt bỏ hàng năm, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm phát triển nguồn năng lượng này làm nhiên liệu cho phát điện, hóa khí (sản xuất phân đạm), làm lạnh cho các công trình công cộng và làm nhiên liệu cho một số ngành công nghiệp khác…

Hiện tại, khả năng cung cấp khí lớn nhất và có hiệu quả nhất là từ nguồn khí thuộc mỏ Nam Côn Sơn. Từ cuối năm 2002, Lan Tây/Lan Đỏ bắt đầu cung cấp khí với lưu lượng 4 - 5.109m3/năm và có thể đạt hết công suất của đường ống Nam Côn Sơn là 7.109 m3/năm sau năm 2010. Theo đánh giá của các chuyên gia, với các phát hiện khí mới, bồn trũng Nam Côn Sơn sẽ đảm bảo cho sản lượng khai thác trên 30 năm.

xuống còn 3.109m3/năm vào năm 2010. Tuy nhiên, một số các mỏ dầu khí khác tại bồn trũng Cửu Long sẽ được phát hiện và làm tăng thêm sản lượng này, nhưng nói chung các mỏ đó tương đối nhỏ và ít có khả năng phát triển khai thác kinh tế. Bên cạnh đó, với công suất hạn chế của đường ống Bạch Hổ (4.109m3/năm), phương án giải quyết khác cho sản lượng khí đồng hành dư thừa không vận chuyển hết vào bờ đang được Tập đoàn tìm phương án giải quyết.

Bồn trũng Sông Hồng nằm ngoài khơi phía Bắc và miền Trung Việt Nam, có tiềm năng khai thác đáng kể. Tuy nhiên, những phát hiện phần lớn khí ở đây bị nhiễm CO2 khá cao (60 – 90%), nên với trình độ công nghệ hiện tại chưa cho phép khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả.

Bồn trũng Malay - Thổ Chu với một số lô có triển vọng nhưng trong thời gian thăm dò vừa qua cho thấy khu vực này chỉ có các mỏ khí nhỏ. * Sử dụng khí. Phát điện vẫn là lĩnh vực tiêu thụ khí thiên nhiên lớn nhất, với hiệu suất nhiệt cao nhất. Hơn nữa, vốn đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện không cao, thời gian xây

dựng nhanh, trang thiết bị gọn nhẹ, ít gây ô nhiễm môi trường.

Lược đồ 2.7. HÖ thèng ®­êng èng dÉn khÝ B¹ch Hæ - Phó Mü

+ Dự án khí công nghiệp lớn đầu tiên là dự án thu gom và sử dụng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ và mỏ Rạng Đông bằng đường ống Bạch Hổ - Phú Mỹ. Một dự án đồng bộ, có tổng dự toán lên tới 460 triệu USD đã được thiết lập. Do việc đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài kéo dài, trong khi đó lượng khí cứ tiếp tục bị đốt bỏ, Tập đoàn dầu khí đã phải từng bước tự thu xếp vốn để thuê làm thiết kế tổng thể và đồng thời tổ chức đấu thầu xây dựng ngay phần đường ống ngoài biển từ cuối năm 1993. Đây là công trình đầu tay của công nghiệp khí Việt Nam được hoàn thành 4/1995, cung cấp 17 triệu m3/ngày cho nhà máy điện Bà Rịa, thay thế cho 180.000 tấn dầu Diesel (DO), hàng năm phải nhập khẩu để phục vụ cho nhà máy điện. Công trình này đã đánh giá dầu sự khởi đầu đáng khích lệ của một nền công nghiệp khí thực thụ.

Đề án này đã cung cấp khí cho Nhà máy Điện Bà Rịa và khu công nghiệp Phú Mỹ khoảng hơn 2 tỷ m3 khí mỗi năm (chủ yếu cho Điện - Đạm). Một phần lượng khí này được sử dụng cho sản xuất phân bón của Nhà máy Đạm Phú Mỹ, với sản lượng đạm đạt 2,2 nghìn tấn/ngày đã góp phần bình ổn giá phân bón trên thị trường và đáp ứng được nhu cầu phân bón của ngành nông nghiệp. Ngoài ra khí từ đề án Bạch Hổ - Rạng Đông còn được dùng để làm nguyên liệu cho nhà máy khí hoá lỏng (LPG) Dinh Cố sản xuất trên 300 nghìn tấn LPG mỗi năm.

Đầu năm 2000, công trình đường ống dẫn khí Bạch Hổ đã đi vào ổn định với công suất đưa lên bờ là 4 triệu m3/ngày. Bên cạnh đó, nhà máy khí hoá lỏng Dinh Cố chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9/7/2000, bắt đầu cung cấp LPG cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, giảm bớt lượng khí phải nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ. Trong 2005, sản lượng khí LPG đạt 156.656 tấn trong đó 132.164 tấn được cung cấp cho thị trường trong nước và 24.492 tấn bán ra thị trường nước ngoài. Tính đến thời điểm này, sau hơn 10 năm vận hành, đường ống dẫn khí Bạch

Rạng Đông, đồng thời cung cấp hơn 2 triệu tấn khí hoá lỏng cho thị trường trong nước.

+ Cuối tháng 11 - 2002, hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn công suất vận chuyển tối đa 20 triệu m3 khí/ngày đêm, tương đương 6 tỷ m3 khí/năm, chính thức hoàn thành và đưa dòng khí đầu tiên của mỏ Lan Tây – Lô 06.1 vào bờ. Đây là đường ống dẫn khí hai pha dài nhất thế giới hiện nay. Tổng chiều dài của đường ống là 399 km, gồm 362 km dưới biển, 9 km trên bờ, đưa khí về nhà máy xử lý khí Dinh Cố, và 28 km tuyến trên bờ, đưa khí từ Dinh Cố đến nhà máy điện Phú Mỹ. Khí của Nam Côn Sơn đã phục vụ hết sức đắc lực cho sản xuất điện của các nhà máy điện ở Phú Mỹ và hoạt động của nhà máy đạm Phú Mỹ, với sản lượng khoảng 3 tỷ m3/năm. Lượng điện được sản xuất từ khí thiên nhiên tại trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ hàng năm bảo đảm khoảng trên 40% tổng sản lượng điện quốc gia, riêng mùa khô năm 2005 trên 50%. Đặc biệt, từ cuối tháng 5 - 2005 đến nay, đường ống dầu khí Nam Côn Sơn đã thử nghiệm thành công việc nâng công suất vận chuyển khí lên hơn 13 triệu m3 khí/ngày đêm, phục vụ kịp thời cho sản xuất điện trong mùa khô vừa qua. Việc chính thức đưa dự án khí Nam Côn Sơn đi vào hoạt động là một mốc dầu quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp khí Việt Nam, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ.

+ Đúng 13h ngày 2/5/2007, dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3, Việt Nam - Malaysia thuộc dự án công trình Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà

Mau đã chạm bờ và cung cấp cho nhà máy Điện Cà Mau 1 chính thức vận

hành thương mại thành công lên hệ thống lưới điện quốc gia. Việc tiếp nhận khí để tiếp tục vận hành phát điện của Nhà máy Điện Cà Mau 1 góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện trên cả nước. Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau dài 332 km, trong đó phần trên biển 289 km và trên bờ 43 km; công suất vận chuyển khí 2 tỷ m3/năm với tổng vốn đầu tư 299,3

triệu USD. Hệ thống này sẽ cung cấp khí cho Nhà máy điện Cà Mau 1 với công suất 720 MW, và nhà máy điện Cà Mau 2 với công suất 720 MW dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2008. Cả 2 nhà máy điện có nhu cầu sử dụng khoảng 1700 triệu m3 khí/năm. Tại trạm phân phối khí Cà Mau còn có đầu chờ dự phòng cho

nhà máy đạm Cà Mau với nhu cầu sử dụng khoảng 450 triệu m3 khí/năm. Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau dự kiến sẽ vận chuyển nguồn khí từ lô PM3 và Mỏ Cái Nước. Các lô này đã được thẩm lượng kỹ lưỡng, trữ lượng chắc chắn khoảng 28.15 tỷ m3, sản lượng khí đưa vào bờ khoảng 1.45 - 2.0 tỷ m3 khí/năm. Hệ thống đường ống này đi ngang qua khu vực các lô 46-50-51.

Sự thành công của các đề án khai thác, sử dụng khí Bạch Hổ, Rạng Đông, Lan Tây và PM3 đã mang lại niềm tin và tương lai phát triển cho ngành công nghiệp khí Việt Nam mà Tập đoàn dầu khí là chủ thể chính của ngành công nghiệp này. Trong gần 27 năm, kể từ khi bắt đầu khai thác khí tại Tiền Hải vào năm 1981, chúng ta đã khai thác và đưa vào bờ được hơn 24 tỷ m3 khí. Tập đoàn dầu khí đã cung cấp khí để sản xuất hơn 13.000 MW điện, hơn 1 triệu tấn phân đạm, và khoảng 1.500 nghìn tấn khí hoá lỏng LPG. Hiện nay, Tập đoàn dầu khí đang cùng với các nhà đầu tư nước ngoài triển khai những đề án khai thác và sử dụng khí lớn nhằm khai thác

nguồn tài nguyên khí tự nhiên ở vùng Nam Côn Sơn, vùng trũng Cửu Long và vùng trũng Malaysia.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp phân đạm và khí hoá lỏng cũng đang được Tập đoàn dầu khí định hướng phát triển mạnh mẽ. Ngoài các đề án khí đang hoạt động thành công trong thời gian qua như đề án Bạch Hổ - Rạng Đông, đề án Lan Tây, Tập đoàn dầu khí đã và đang có kế hoạch phát triển các đề án khí - điện mới với quy mô đầy triển vọng:

+ Dự án xây dựng Nhà máy Điện Hiệp Phước được ký thoả thuận ghi nhớ vào tháng 5/2006 giữa UBND TP.Hồ Chí Minh với Tập đoàn Sembcorp Utilities Ptd.Ltd (Singapore) với tổng công suất 750MW, có nhu cầu tiêu thụ khoảng 900 triệu m3 khí mỗi năm. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang triển khai xây dựng đường ống Phú Mỹ - T.P Hồ Chí Minh công suất thiết kế tối đa 3,8 tỷ m3/năm sẽ cung cấp khí cho Trung tâm Điện lực Nhơn Trạch và phục vụ các nhu cầu khí cho dân sinh trong vùng.

+ Tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định vùng thềm lục địa phía Tây Nam, là khu vực có tiềm năng lớn về khí cần được khai thác, nhằm biến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ vùng nông nghiệp đơn thuần, với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng kém phát triển thành một trong các khu công nghiệp lớn của Việt Nam. Ngoài việc triển khai dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau nêu trên, Tập đoàn dầu khí Việt Nam cùng nhà thầu Chevron đang triển khai phát triển Lô B, 52/97, 48/95. Dự kiến trong thời gian tới sẽ xây dựng tuyến đường ống dẫn khí nối từ khu mỏ này đến Ô Môn và Cà Mau. Đây sẽ là tuyến đường ống huyết mạch,có thể dùng để kết nối mạng Đông Tây và đường ống xuyên các nước Đông Nam Á.

Dự án khí điện Ô Môn với kế hoạch gồm 5 nhà máy phát điện turbine khí, tổng công suất gần 3.000MW. Khu công nghiệp khí điện Ô Môn sẽ tiêu thụ tối đa một lượng khí lên tới 4 tỷ m3/năm, nguồn cung cấp được lấy từ nguồn khí của lô B, 52/97. Các công trình đầu tiên của dự án

dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2010 và sẽ tăng cường đáng kể cho mạng lưới năng lượng quốc gia và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Với sự đòi hỏi cho nhu cầu phát triển kinh tế, ngành công nghiệp khí điện phấn đấu đến năm 2020 tiếp tục duy trì đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện quốc gia.

Biểu đồ 2.8: Sản lượng khai thác Khí và cung cấp cho sản xuất điện.

(1995 - 2006) 1018 1414 1580 1720 2161 3720 6252 6890 7000 281 900 2983 4218 5054 6828 290 183 540 1027 532 1224 1229 1550 182 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Triệu m³

Sản lượng Khí Khí cung cấp cho điện

Hiện nay, 40% sản lượng điện của Việt Nam sản xuất từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Sản lượng khí cung cấp cho sản xuất điện tăng khá nhanh, nhất là những năm 2000 trở về đây với tốc độ tăng trung bình là 43,7%/năm. Tốc độ gia tăng này được gắn liền với phát triển ngành công nghiệp điện, sử dụng khí làm nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào. Đây là một trong những triển vọng mới của ngành dầu khí Việt Nam. Trong những năm tới, yêu cầu tăng trưởng GDP của nước ta từ 7,5 đến 8%, đòi hỏi ngành năng lượng điện phải có tốc độ phát triển từ 13 - 14%, ngoài ra, thị trường phân đạm và khí hoá lỏng cũng có nhu cầu tăng cao trong thời gian tới là cơ sở để khẳng định khí là nguồn

năng lượng không thể thiếu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong tương lai, với sự quan tâm sâu sắc của nhà nước và xã hội cùng sự đầu tư lớn của Tập đoàn, ngành công nghiệp khí tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia và chắc chắn sẽ có những đóng góp hơn nữa trong công cuộc phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Cho đến nay, Việt Nam mới TKTD và khai gần một phần ba diện tích thềm lục địa. Chắc chắn, sẽ còn nhiều mỏ dầu, khí đốt còn ẩn chứa tại những nơi chưa tiến hành thăm dò, thậm chí ngay cả khu vực nhà đầu tư đã tìm kiếm cũng chưa hẳn đã phát hiện hết nguồn tài nguyên quan trọng này.

Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí trong giai đoạn này đã kế thừa và phát huy những thành quả của giai đoạn trước của ngành, khẳng định vị trí của ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp Việt Nam và đưa nền công nghiệp dầu khí Việt Nam sánh ngang với tầm khu vực.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 80)