Tiềm năng dầu khí Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 46)

Việt Nam nằm bên bờ Tây biển Đông - một biển lớn - là một trong những biển quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như của thế giới. Biển Đông đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrels). Trữ lượng khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7,500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).

Lịch sử đã chứng minh từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt. Theo Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ Việt Nam và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển và ven biển Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo.

Với đường bờ biển dài 3.200 km, diện tích thềm lục địa khoảng 1 triệu km2, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về dầu khí ở khu vực. Cho đến nay công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí mới được thực hiện trên 30% diện tích vùng biển Việt Nam, với mức độ nghiên cứu chưa đồng đều giữa các khu vực, chủ yếu tập trung ở những vùng được coi là có triển vọng cao và điều kiện hoạt động khá dễ dàng. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng dầu khí của Việt Nam được xếp vào loại trung bình trong khu vực, chủ yếu tập trung ở khu vực thềm lục địa, tỷ lệ giếng khoan gặp dầu và khí ở Việt

Lược đồ 2.1. Bể Sông Hồng

Nam đạt loại khá cao trên thế giới, hơn 20%. (thế giới 10%). Đến nay, ước tính sơ bộ Petrovietnam đã tiến hành tìm kiếm thăm dò, phát hiện và xác minh khoảng hơn 30% trữ lượng dự báo, và sẽ khai thác với sản lượng khoảng 25 - 27 triệu tấn quy dầu từ năm 2005.

Bể sông Hồng:

Bể sông Hồng nằm trong khoảng 105030’ ÷ 110030’ kinh độ Đông, 14030’ ÷ 21000 vĩ độ Bắc. Với diện tích 153.000km2, được chia thành 22 lô, bể sông Hồng có một phần diện tích nằm trên phần đất liền thuộc đồng bằng sông Hồng và phần lớn diện tích thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định. Đây là bể trầm tích Đệ tam dày hơn 14km, có dạng hình thoi kéo dài từ miền

võng Hà Nội ra vịnh Bắc bộ và biển miền Trung.

Bể bao gồm tổng diện tích xấp xỉ 50,000 km2, độ sâu trung bình nước biển từ 60m đến 100m, khoảng cách xa bờ từ 50km đến 100km, đã được thu nổ trên 30.000km tuyến địa chấn 2D và đã có 05 giếng khoan. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tiềm năng dầu khí của các lô này ước tính 5 tỉ thùng dầu qui đổi. Nếu quá trình khảo sát, thăm dò thành công, đây sẽ là triển vọng lớn cho ngành dầu khí nói chung và đóng vai trò thúc đẩy cho ngành công nghệ lọc dầu của Việt nam. Địa chấn 2D: 100.000km tuyến, 3D: 12.000 km2.

Triển vọng dầu khí: Chủ yếu là khí, rủi ro nhiễm CO2 cao Bề dày trầm tích 5.000 – 6.000m.

Tiềm năng: khoảng 1000 – 1.100 triệu m3quy dầu (chiếm 26% tổng tiềm năng). Trữ lượng đã phát hiện: 250 tỷ m3 khí với hàm lượng CO2 (chiếm 62 - 90%). Mỏ Tiền Hải C đã khai thác 500 triệu m3 khí.

Có thể nói bể trầm tích sông Hồng còn ẩn chứa nhiều triển vọng tiềm tàng về đối tượng, phong phú về thể loại, mật độ thăm dò còn thấp, còn nhiều cơ hội để phát hiện các mỏ dầu khí thương mại.

Bể Phú Khánh:

Bể Phú Khánh nằm dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, giới hạn bởi vĩ tuyến 140 ÷ 110 Bắc và kinh tuyến 109020’÷ 1110 Đông. Điểm lộ dầu đầu tiên được phát hiện vào năm 1920 tại đầm Thị Nại (Quy Nhơn). Do bể Phú Khánh thuộc vùng nước sâu nên tính đến thời điểm hết năm 2006 vẫn chưa có một giếng khoan tìm kiếm thăm dò nào. Hiện bể Phú Khánh đang được các nhà địa chất dầu khí Đan Mạch, Nhật Bản, Việt Nam chọn làm mục tiêu nghiên cứu cho nhiều đề án.

Mực nước biển: khá sâu, chủ yếu từ 200 - 2500m.

Lược đồ 2.3. Bể Cửu Long.

Diện tích: 57.000 km2 gồm 9 lô. Địa chấn 2D: 17.000 km tuyến. Khoan TKTD: chưa có. Bề dày trầm tích 7.000- 8.000 m. Tiềm năng 300 - 700 triệu m3 quy dầu. (10% tổng tiềm năng).

Tính đến thời điểm 01 tháng 06 năm 2007 đã xác định tiềm năng bể Phú Khánh là 509,52 triệu tấn dầu quy đổi. Những đánh giá còn mang tính giả định và rủi ro cao vì chưa có tài liệu khoan.

Bể Cửu Long:

Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía

biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Đây là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Hiện tại, bể Cửu Long là bể có tiềm năng dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam và đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao của

công tác khai thác và thăm dò dầu khí.

Diện tích là 55600 km2 gồm 16 lô. Địa chấn 2D: 50.000km tuyến - 3D: 6000 km2.Khoan TKTD: 70 giếng. Bề dày trầm tích 4.000 - 5.000 m. Tiềm năng: Chủ yếu là dầu, 800 - 900 triệu m3 qui dầu (chiếm 19% tổng tiềm năng). Trữ lượng đã phát hiện: 500 triệu m3 qui dầu (60%TL của bể, dầu trong móng chiếm 70 %). Đã khai thác từ đá móng Granít nứt nẻ đạt trên 150 triệu tấn dầu thô.

Trắng…) đang chuẩn bị phát triển. Đây là bể chứa dầu chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam.

Bể Nam Côn Sơn:

Trước 1975, bể Nam Côn Sơn còn có tên là Saigon – Sarawak. Bể nằm trong khoảng giữa 60 00 đến 9045’ vĩ Bắc và 106000’ đến 109000’ kinh độ Đông. Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí được bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Mặc dù bể Nam Côn Sơn có hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí sớm nhất trên thềm lục địa Việt Nam, song mật độ giếng khoan còn quá ít, mới ở mức 1 giếng khoan/1000km2.

Diện tích: 60.000 km2, gồm 21 lô.

Địa chấn 2D: 77.000 km tuyến; 3D: 5500 km2 Khoan TKTD: 60 giếng

Bề dày trầm tích: 6.000 - 7.000m.

Tiềm năng: 800 – 1.000 triệu m3 qui dầu (chiếm 20% tổng tiềm năng). Đã phát hiện hơn 200 triệu m3 qui dầu (chiếm 30% trữ lượng của bể).

Đang khai thác: Mỏ Đại Hùng và mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ. Các mỏ khí Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Hải Thạch… đang chuẩn bị phát triển. Đã khai thác 5,5 triệu m3 qui dầu.

Bể Malay - Thổ Chu:

Bể Malay – Thổ Chu nằm ở vịnh Thái Lan, phía Đông là vùng biển Tây Nam Việt Nam, phía Đông Bắc là vùng biển Campuchia, phía Tây Bắc và Tây là vùng biển Thái Lan và vùng biển Malayxia. Bể có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Hoạt động tìm kiếm bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Kết quả tìm kiếm thăm dò từ trước cho đến nay ở bể đã phát hiện hàng loạt các đối tượng triển vọng dầu khí.

Địa chấn 2D: 30.000 km tuyến 3D: 4.000 km2.

Khoan TKTD: 45 giếng.

Bề dày trầm tích: 4.000 - 5.000 m. Tiềm năng: 300 - 400 triệu m3 qui dầu (chiếm 9% tổng tiềm năng). Đã phát hiện: hơn 200 triệu m3 qui dầu. Đang khai thác: Các mỏ Bunga, Kekwa, Bunga Raya. Đang chuẩn bị phát triển: Các mỏ Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi…

Bể Tư Chính - Vũng Mây:

Bể Tư Chính – Vũng Mây gắn với bể Nam Côn Sơn về phía Tây và Đông Natuna thuộc Inđônêxia về phía Nam. Đây là nhóm bể có ranh giới không rõ ràng. Bể Tư Chính – Vũng Mây từ lâu đã được xem là khu vực “bể ngoài” (outer basins), có tiềm năng dầu khí bên cạnh các bể trầm tích thềm lục địa Đông Nam Việt Nam như: Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long. Công tác nghiên cứu được bắt đầu năm 1970 nhưng cho đến nay mới chỉ có các lô 133, 134 được nghiên cứu chi tiết, các vùng khác chỉ mang tính khảo cứu sơ bộ.

Diện tích: 95.000 km2, gồm 10 lô. Địa chấn 2D: 20.000 tuyến.

Khoan TKTD: 01 giếng.

Bề dày trầm tích: 7000 – 8000 m tại các trũng sâu.

Sơ bộ thì hệ thống dầu khí được xem tương tự như bể Nam Côn Sơn. Tiềm năng: 750 - 900 triệu m3 qui dầu (chiếm 18% tổng tiềm năng).

Tính đến thời điểm 01 tháng 06 năm 2007 đã xác định: 750, 57 triệu tấn dầu quy đổi. Hiện đang có 1 hợp đồng dầu khí tại lô 133, 134 (Với công ty Conocophilip).

Nhóm bể Hoàng sa và Trường sa:

Các bể trầm tích nước sâu ở hai khu vực Hoàng sa và Trường sa còn ít được nghiên cứu, mới chỉ có một số ít tài liệu trọng lực và địa chấn khu vực cũ. Theo các tài liệu địa vật lý và địa chấn khu vực thì chiều dày trầm tích Kainôzôi đạt 3.000 - 5.000m tại các trũng sâu. Các cấu trúc địa chất, hệ thống dầu khí và tiềm năng dầu khí chưa được phát hiện nghiên cứu và đánh giá. Được đánh giá là khu vực có triển vọng dầu khí.

Cần thu thập thêm số liệu địa chấn - địa vật lý để nghiên cứu cấu trúc địa chất, tiềm năng dầu khí làm cơ sở hoạt động chính cho chính sách đầu tư TKTD dầu khí và góp phần bảo vệ chủ quyền tại khu vực này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu địa lý nghành công nghiệp dầu khí (Trang 46)