Giọng điệu trần thuật – Bản hoà âm của nhiều cung bậc khác nhau.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 95)

dài trong tiểu thuyết này không hề mang tính đối thoại, bản chất của nó chính là độc thoại, nó chỉ giả đối thoại đủ để như một sự sám hối thống thiết mong cứu chuộc lỗi lầm, nó là “độc thoại kép”, tiếng nói của những nhân vật vừa rất tách biệt nhau, vừa hoà trong giọng thuật lại của nhân vật trung tâm.

3.1.2. Giọng điệu trần thuật – Bản hoà âm của nhiều cung bậc khác nhau. nhau.

Ấn tượng đầu tiên có thể nhận ra khi đọc Tạ Duy Anh là một sự xâm thực mạnh mẽ của thứ ngôn ngữ đời sống ngày càng xuống cấp, Tạ Duy Anh dùng phổ biến chất giọng bỗ bã dung tục từ thứ ngôn ngữ này. Cung bậc ấy được đẩy lên một bậc nữa cao hơn, cái âm vực chao chát của “chợ búa”.. Thiên thần sám hối có thứ ngôn ngữ “chợ búa” của sự tính toán, lựa lọc, thứ ngôn ngữ dung tục của sự đồi bại. Nó chấp nhận cả những giọng lên gân, ồn ào và sống sượng… theo một câu chuyện vui, cứ hai người đàn bà, thêm một con vịt thì thành cái chợ. Khu bệnh dành cho sản phụ hoá thành cái chợ lớn. Vì trong nó có đủ cả nhân vật quan trọng nhất lưu thông mọi hoạt động: đồng tiền. Giọng bà hộ lý thì the thé, sa sả, giọng chửi rủa của những gã trai không thích làm bố, giọng chê bai của kẻ giàu có lắm tiền – vào bệnh viện nhìn ngó như một mặt hàng đã quá hạn sử dụng… có cả giọng đau xót, tức tưởi của người mẹ mất con, giọng hả hê của người đàn bà trút

con ra như bỏ đi được một gánh nặng… Những thanh âm ấy làm nên cái chao chát và cay đắng, cái khốc liệt, tàn nhẫn trong giọng điệu trần thuật của Tạ Duy Anh.

Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không nhiễu, nhưng lại hay có những triết lý kiểu trí thức và cảm giác kiểu tri thức. Chính vì thế, nhân vật phải “mượn” giọng trí thức.

Giống với Nam Cao, Tạ Duy Anh cho mình sự lãnh đạm của người trí thức trong lối mô tả hiện thực, nhất là về những cái xấu, cái ác. Tuy nhiên, nếu nhân vật trí thức của Nam Cao là đại diện cho tầng lớp thì nhân vật ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh chỉ mượn danh trí thức. “Tôi” trong vai một kẻ trí thức “trắng trẻo”, “thư sinh” bước chân đến phố G, để nếm trải cảm giác thường gặp ở người ý thức rõ mình là tríc thức: cảm giác xa lạ và cô đơn. Nên giọng điệu trần thuật của “tôi” trong suốt cuộc hành trình Đi tìm nhân vật là giọng giả danh trí thức.

Nhân vật trong Lão Khổ hầu hết là những con người trải nghiệm, chiêm ngẫm và am hiểu lẽ đời. Tất nhiên điều này họ chỉ nhận ra khi bản thân đã ngấm đầy thương tích và đổ vỡ. Cái nhìn của họ về cuộc đời, về danh vọng, về tự do, về công lý… hoà trong giọng triết lý nhẹ nhàng mà cay đắng thế sự. “Đời đáng ngán thật”, câu than ngắn mà như một tiếng thở dài, “kiếp người thật phù du bèo bọt”. Danh vọng “là thứ đôi khi rất hão huyền, khốn nạn, hiển nhiên nhất ở sự phù phiếm”. Nhưng Tạ Duy Anh là nhà văn muốn bảo vệ cái đẹp, cái thiện và giữ vững niềm tin cho con người nên không sa vào chất giọng cay đắng hay cười cợt mỉa mai. Đôi khi nhà văn cười những thói xấu của người đời, cái cười để tẩy sạch và thanh lọc, nhân

vật tự trào, tự giễu như một sự tự ý thức về bản thân, định vị mình trong cuộc đời mà giữ cho lòng bình an. Tạ Duy Anh có những phút không kìm nén được lời an ủi cảm thông da diết mà xót thương: “Lão Khổ ơi, có ai cấm lão tin. Nói cho cùng, tội ác dã man nhất mà loài người trút lên nhau là tước mất lòng tin. Cầu cho niềm tin của lão tái sinh trong một kiếp sống không biến con người thành quỷ dữ” [5,250].

Tiểu thuyết Tạ Duy Anh không thiếu những trang lãng mạn, văn hoa bóng bẩy về tuổi thơ trong sáng đầy mộng ước, và tình yêu, những giấc mơ huyền thoại, hay trong lá thư của Hai Duy, lá thư của Thảo Miên… Những lúc ấm ức về tuổi thơ bị ức hiếp bùng lên, nó đau đớn xót thương nhưng ước muốn níu giữ một thế giới tuổi thơ trong suốt làm nhà văn phải tạo ra một chất giọng văn hoa kiểu cách. Để đối lại chất giọng bỗ bã dung tục, để kéo lên một tiếng vĩ cầm óng chuốt, Tạ Duy Anh trong những khi trạng thái tình yêu trở về ngây ngất và được thăng hoa, trong những giấc mơ nguyên lành tinh khiết bay bổng của sự tưởng tượng, đã viết bằng giọng điệu văn hoa kiểu cách. Đó lại là những trang cảm xúc nhất, vừa lắng động vừa vang ngân như những bài thánh ca.

Vẫn là những vấn đề muôn thuở xoay quanh cái tôi bản ngã và cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, cùng với sự tha hoá về đạo đức nhân phẩm… nhưng được nhìn nhận dưới góc nhìn mới, trong một giọng tư vấn. Chỉ có không ngừng tư vấn, nhà văn mới tránh để trang viết của mình trôi tuột khỏi trí óc người đọc, mới tạo được giọng điệu có chiều sâu nhân bản và vấn đề mang tầm vóc nhân loại. Day dứt, trăn trở, khắc khoải, riết róng về nhân sinh và luôn tự vấn… khiến Tạ Duy Anh trở thành nhà văn của đạo đức và bảo vệ niềm tin cho con người.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 95)