“Thức nhận lại” chỉ là cách nói đảo của “nhận thức lại”, nhưng ở cấp độ mà ý thức nhìn nhận lại lịch sử, xã hội và con người có mạnh mẽ hơn và có ý hướng muốn lây truyền nó sang cả những người khác.
Văn học Việt Nam sau 1975 có hai xu hướng phát triển: “chống tiêu cực” và “nhận thức lại”. Cả hai xu hướng này đều có những cái nhìn mới làm người ta bừng ngộ. Giật mình nhìn lại Thời xa vắng (Lê Lựu), người ta xót xa cho một thời con người cá nhân phải hy sinh lớn lao cho cộng đồng, hạnh phúc của cá nhân không phải là những khuôn mẫu do cộng đồng áp đặt. Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh) thì mong muốn được tự do khóc cho tình yêu trong trắng bị chối bỏ bởi chiến tranh, phóng cái nhìn đau đớn vào cuộc chiến tranh nghiệt ngã chỉ bật lên âm điệu rùng rợn của những cái chết và sự cô đơn lạc lõng của thế hệ ra khỏi chiến tranh – thế hệ bị đánh cắp thời gian. Các nhà văn có mong muốn nhìn thẳng vào lịch sử để nói thật, để lý giải những số phận “lệch pha”, “trái chiều” với lịch sử. Nhân vật trở thành phương tiện để nhìn nhận lại lịch sử và nhiều vấn đề trong đời sống con người.
2.2.1. “Thức nhận lại” lịch sử trong sự “lệch pha” với số phận cá nhân.
Lịch sử đã mất chỗ đứng là đối tượng phản ánh của văn học. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay tiểu thuyết Võ Thị Hảo cho thấy rõ sự hạ bệ thần thánh hay là ý thức “giải thiêng” cho cả một thế hệ; lịch sử chỉ là “cái đinh” để họ treo lên bức tranh của mình. Lịch sử chỉ là phương tiện. Viết
Giàn thiêu, Võ Thị Hảo “không định tìm kiếm kịch tính, cũng không lý giải
lịch sử đến ngọn nguồn chỉ viết về những nhân vật ám ảnh… để chia sẻ, gửi gắm đôi điều qua họ”. Với các nhà văn bây giờ, lịch sử thật đáng ngờ. Mỗi
cá nhân làm nên một lịch sử. Nhân loại làm nên muôn mặt lịch sử khác nhau. Công việc của nhà văn là soi vào từng mảnh đời bé nhỏ để nhận thức lại ở độc giả những khoảng trắng của miền quên lãng, vô tình hay thoả mãn với những “khóm phúc bồn tử” của cuộc sống cá nhân vị kỷ như những ngôi nhà ống khép kín thời hiện đại.
Theo sát từng bước đi của lão Khổ, người đọc lắm lúc không khỏi ngạc nhiên về thân phận, số phận và bản chất của người nông dân có tên là Tạ Khổ. “Đời ông Khổ là một bằng chứng cho sự long đong của kiếp người…”:
“Đời lão xét đến cùng, là hiện thân cho sự đỗ vỡ thảm hại”.
Tạ Duy Anh không chú trọng đến năm tháng cụ thể, chỉ nêu tên sự kiện là những mốc thay đổi cuộc đời nhân vật. Xét lịch sử trên phương diện ý nghĩa của nó đối với từng cá nhân chứ không mô tả diễn biến cũng như tính lịch sử của nó với toàn thể dân tộc. Đời lão đang thăng hoa trong những
Nắm chính quyền
Đi ở cho địa chủ
Tù 8 tháng
Bị can Chủ tịch xã
năm nắm chính quyền thì cải cách ruộng đất, lão bị đưa ra truy tố, thành ngay thằng Quốc dân đảng. Rồi như để sửa sai cho cái hành động bỏ tù lão 8 tháng ở chuồng trâu, lão được khôi phục danh hiệu chiến sỹ cách mạng, được cất nhắc làm chủ tịch xã, cun cút một mình thử nghiệm mô hình cuộc sống mới dẫn tới Thiên Đường, để cuối cùng lại bị quẳng xuống dưới đáy, bị vò nát tấm lý lịch thành một “kẻ mất hết khả năng làm công dân”, đứng trước toà như một tội phạm nguy hiểm… Từa tựa một cô nàng ưa làm dáng, lịch sử đã thể hiện tính đỏng đảnh của nó – “tính chất vớ vẩn đong đưa của cuộc đời”. Con đường lão đi dẫn tới vinh quang nhưng cũng đưa lão tới vực thẳm. Ngọn sóng hình sin của cuộc đời lão là tiêu biểu cho số phận nhân vật tiểu thuyết trong và sau đổi mới (như Nghĩa, Vạn, Hạnh – Bến không
chồng, Phương, Kiên – Nỗi buồn chiến tranh, Sài – Thời xa vắng…). Cuộc
đời ấy đối ngược lại với những con đường thẳng như mũi tên, hứa hẹn vinh quang và ánh sáng theo cờ đỏ sao vàng của các nhân vật trong văn học cách mạng, văn học kháng chiến (Mỵ – Vợ chồng A Phủ, anh cu Tràng – Vợ
nhặt…).
Cần phải nhìn sâu hơn để thấy rõ được bản chất người nông dân Tạ Khổ với những khúc biến tính tuỳ thời cuộc.
Tuổi trẻ của lão là sự in bóng lại hình ảnh Chí Phèo. Chàng thanh niên khỏe mạnh với tâm hồn trong trắng, chất phác hiền lành bị đánh thức ước mơ khi đứng trước người con gái là cả một thế giới lạ lẫm và hoàn toàn bình yên. Chàng hoàng tử chăn vịt bên lều cỏ, giống như truyện cổ tích, đổi đời sau một đêm dẫn đầu toán người vùng lên nắm chính quyền. Đời lão phất lên tới tận chức chủ tịch xã. Lão mơ màng hoang tưởng tìm cách đưa mọi người tới Thiên Đường. Lão làm việc tốt, nhưng cũng không ít lần lão hành
động như một kẻ cố chấp và nuôi dưỡng niềm thù hận. Lão thanh trừng Tạ Bông. Lão đẩy cả một chi họ của Tư Vọc đi đến sụp đổ, khiến họ phải tha hương chờ ngày rửa hận. Lão làm cho Tạ Tự bị cô lập và ruồng bỏ, những tuổi thơ như của Hai Duy và bé Tâm bị ức hiếp. Lão làm tất cả những việc ấy mà không hề biết rằng mình đang đi trên con đường trở thành quỹ dữ xuống địa ngục. Địa ngục và quỷ dữ chẳng phải ở đâu xa, ở chính cái nơi mà trái tim con người không có chỗ cho tình thương yêu và lòng vị tha. Lão trở thành một cái máy cứng nhắc của thể chế mới mong muốn mặc đồng phục cho tất cả mọi người.
Tạ Duy Anh đã dùng lịch sử để biện minh cho số phận và bản chất con người. Con người có những lúc đi cùng chiều, có những lúc trái chiều với lịch sử chung của cộng đồng. Lực hút và lực đẩy của các sự kiện với mỗi cá nhân là khác nhau chứng minh cho một sự thật gần như hiển nhiên: có sự lệch pha giữa cá nhân và lịch sử. Cùng với những thăng trầm trên đường đời là những xê dịch của lương tâm người “trên lằn ranh thiện - ác”. Mà lý do của nó chỉ có thể giải thích bởi chính lịch sử. Con người chỉ là con rối trong tay lịch sử, là trò chơi của số phận. Đây chính là cái nhìn vượt lên trên lịch sử, để phán xét nó, để nhìn nhận bản chất người đúng đắn hơn, mà Tạ Duy Anh đã khơi sâu trong sáng tác của mình. Và nhà văn khác Nam Cao ở chỗ đó. Nhân vật của Nam Cao ít diễn tiến theo đường thẳng, nhưng được lý giải như là sản phẩm của thời đại, của hoàn cảnh xã hội. Với Tạ Duy Anh, nhân vật để lý giải cho những điều trái khoáy, cho trò đùa của sân chơi lớn – cuộc đời. Luận đề này cũng được triển khai khá rõ rành, tuy không phải là chủ đề chính, trong “Đi tìm nhân vật”. Để kết luận cho tính đưa đẩy của lịch sử, Tạ Duy Anh đã tước bỏ ở nhân vật những mô thức quen thuộc của kiểu người “dục vọng”. Đa số nhân vật trong “Lão Khổ” đều chảy xuôi theo lịch sử.
Nghĩa là nắm rất chắc cái quy luật “sông có khúc, người có lúc” để điềm nhiên nhắm mắt xuôi tay. Chánh tổng, rồi đến lão Tạ đều phải chịu cay đắng của những cuộc đổi thay lịch sử mà không thể oán thán. Họ, xét đến cùng, bị nhào nặn hởi lịch sử, là nạn nhân của lịch sử hơn là người tạo ra lịch sử.
Còn có nghĩa là, nhân vật hành động theo vị thế mà họ ở vào. Nên không có nhân vật hoàn toàn xấu. Không có nhân vật vô cảm. Tất cả các nhân vật đều có tâm sự, trong họ, một lúc nào đó giao hoà với hoàn cảnh thích hợp đều làm bật lên sợi dây của tính thiện bị lay thức. Nếu chánh tổng họ Tạ không làm người ta khiếp sợ ở cái làng Đồng xã Hoàng này thì lịch sử cũng sẽ thế vào đó một Lý Bá gian ác không kém. Và đến khi bị lật đổ, nụ cười cam phận vì ý thức rất rõ “lịch sử ném cụ xuống cùng hàng với những kẻ mà cụ nặn bóp, vắt kiệt sức… theo một ý chỉ nào đó của con tạo”. Bà Ba bị gả cho cụ Chánh nhưng không hề oán cha mà chỉ oán số phận tai ác, hay nói khác đi là sự đưa đẩy của hoàn cảnh khốn cùng. Làm vợ yêu của cụ Chánh “mà có biết bao nhiêu chiều tựa cửa, bà bâng khuâng thầm ước được trở lại thành cô gái bình thường”. Những lần nói đối cụ Chánh chứng một điều thú vị: người con gái nào khi yêu cũng học được cách nói đối để đến với tình yêu đích thực của mình… Rồi lão Tự, lão Phúng, mụ Quản, chị Thư cũng là những mẩu bi kịch của thời cuộc. Tất cả để khái quát chung cho một nhận xét: nhân vật của Tạ Duy Anh đều là những mảnh đời không hề đơn giản, những cuộc đời bị cắt xé… chứa trong đó hơi thở bề bộn của hiện thực cuộc sống.
Các oái oăm nhất là lịch sử tỏ ra vô nghĩa với chính nó. Lịch sử chỉ là sự thay đổi của các hình thái xã hội chứ không triệt tiêu được cái xấu. Lão Khổ bị kẹt giữa hai thời đại: thời của Chánh tổng và thời của con trai lão
(con trai lão bỏ đi để chống lại lão, “cái ngày ấy, không ai ngờ, trở thành ngày mở đầu cho những trang sử mới của làng Đồng”). Thể chế của thời trước là sản phẩm của sự đồng hoá lâu dài giữa hai nền văn hoá Việt Nam – Trung Hoa mà thân phận một nước nhược tiểu tất yếu bị áp đặt. Thể chế của thời sau là một mô hình thử nghiệm ở giai đoạn đầu của thời “mở cửa” còn đầy rẫy những tiêu cực mà lão không được trang bị kiến thức để hiểu và “lựa theo chiều”. Chính vì thế, lão sẽ bật tung khỏi guồng máy xã hội. Đem thân làm bệ phóng cho một thời đại mới sẽ phải chấp nhận đời là cuộc chơi. Lịch sử bi đát ở chỗ nó tự lấy mình ra để thể nghiệm. May mà, cuối cùng, lão vẫn còn lại một niềm tin.
Chính sự “thức nhận lại” lịch sử làm hình thành trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh mẫu nhân vật “chiêm ngắm” của con người trải nghiệm. Nhân vật có cái mới của vị thế. Họ đứng cao hơn lịch sử và từ chỗ đó mà nhìn nhận lịch sử. Các nhân vật, sau khi đã đi đến hồi kết của cái vòng trầm luôn trần gian đều tỏ ra vị tha và tha thứ cho cuộc đời. Lão Khổ: “Điều sâu xa hơn chính ở chỗ cuộc đời lão từng cất cánh bay lên từ những biến cố dữ dội ấy. Lão coi đó như điều “khó tránh” của lịch sử, dù nó đẫm máu. Vả lại trong tư tưởng lão đã có sự dung hoà lớn lao giữa những mất mát cá nhân với cái điều mà lão cho là “cần thiết” với số đông”, “lão không mảy may nghi ngờ tính chất vớ vẩn đong đưa của cuộc đời”. “Bước từ thế giời mịt mùng này sang thế giới mịt mùng khác, như nỗi khổ đau vĩnh cửu gắn lên số phận con người”. Kẻ thù của lão, Tạ Bông, khi trở về đã mang theo một cái nhìn rộng lượng “Xét đến cùng thì mọi cái đều vớ vẩn. Điều khiến bọn mình trở thành đáng thương là chúng ta bị cuốn vào vòng thù hận…”.
“Bản thân lịch sử là vô ý, vô cảm và chẳng có giá trị gì với chính nó, nó chỉ có giá trị với tương lai ở khía cạnh kinh nghiệm và những bài học. Những bài học lịch sử, đặc biệt là những bài học rút ra từ những thảm họa, cần phải được nhắc đi nhắc lại… Vì lịch sử luôn có nguy cơ lặp lại. Một xã hội nhân văn, biết đề cao phẩm giá luôn phải tạo điều kiện để các công dân tiếp cận với mọi sự thật lịch sử… không ngừng truy tìm tận căn nguyên của từng sự kiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến họ” [5,384].
2.2.2. “Thức nhận lại” những vấn đề xã hội, hay lật lại những cách nghĩ truyền thống. nghĩ truyền thống.
Các nhà văn hiện thời dường như đều muốn tiếp cận cái mới bằng cách coi “văn chương là thánh đường và muốn lật lại mọi vấn đề” (Võ Thị Hảo). Đó cũng là cách họ khẳng định bản ngã, bản lĩnh và quyền tự do sáng tạo, đi sâu hơn, tiệm cận hơn bản chất của vấn đề, của cuộc sống.
* Lấy tình yêu xoá đi niềm thù hận.
Nhiều tác phẩm của Tạ Duy Anh, cả tiểu thuyết và truyện ngắn đều lật lại những sai lầm của cải cách ruộng đất, nhưng nhấn vào cái tính duyên cớ mà từ nó nuôi dưỡng dằng dai niềm thù hận. Nhà văn phản đối mãnh liệt sự kéo dài của thù hận hết thời này sang thời khác, đời này sang đời khác như sự kéo dài quán tính của một viên thuốc tròn độc hại trên đường chạy không ma sát. Sự phản đối mạnh mẽ nhất, kẻ thù của niềm thù hận không gì khác là tình yêu.
Ngay từ truyện ngắn đầu tay, nhà văn đã muốn phát trói những ràng buộc của một truyền thống lạc hậu trong lối sống. Sự thù hận làm mù trái
tim con người, ngăn cản tình yêu. Thế hệ trẻ đòi được nói lên những khát vọng chính đáng của mình, khát vọng của một thời đã hết chiến tranh, những lỗi lầm lớn nhất, những bi kịch đau đớn nhất đều là trò chơi của lịch sử, nên cần phải loại bỏ cái rào chắn ấy của tầm mắt con người để hướng về một cuộc sống tốt đẹp, rộng mở hơn.
“… Chưa bao giờ tôi căm ghét đồng loại đến thế. Nửa đêm tôi lẻn dậy trốn khỏi nhà cùng với cây vồ sàn bằng gỗ lim. Đây rồi, sự ngu ngốc, thói dởm đời, lòng thù hận, đều vì những cây nấm độc này. Tôi dập nát tất cả bảy chiếc miếu thờ để suốt đêm ấy ngồi khóc âm thầm như kẻ bị ruồng bỏ”.
Bây giờ các vị đã nằm cả đây, nơi trước kia chỉ là cái gò con ngựa. Bỗng dưng tôi cảm thấy cô đơn. Đời người thật ngắn ngủi. Đôi khi có cảm giác người ta chưa kịp để lại gì cho trần thế, đã mất hút trong sự lãng quên khắc nghiệt. Không biết ở dưới mồ có còn vị nào chưa yên giấc? Tôi tha thứ cho các người. Bởi vì ngày ấy cũng đã mười năm. Mười năm đủ cho tôi thấm nỗi đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhào nặn bằng một bàn tay phàm tục.
Giờ đây ở giữa sự hoang lạnh của khu nghĩa địa, tôi lại nhớ đến cái đêm khủng khiếp ấy. Tất cả các vị đang nằm ở đây đều có mặt để xét xử chúng tôi. Đêm ấy không có trăng nhưng đầy sao và hương thơm của nàng toả ra từ đất. Lần đầu tiên trong đời, trái tim tôi nóng như hoà than cháy ngùn ngụt trong ngực, khi tôi biết cảm nhận sự kỳ diệu của da thịt… Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng như nhau, tội lỗi như nhau đã bước qua lời nguyền, đã ân xác cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần. Và đêm ấy các vị đã bọc chặt chúng tôi bằng giáo, mác, bằng nỗi căm ghét phi lý.
Dưới ánh đuốc các vị có thể thấy rõ dù chết chúng tôi cũng không rời nhau…” [4;79 - 80].
Đoạn văn trên làm người ta liên tưởng đến cái không khí khải huyền trước ngày Chúa cứu thế. Những tiếng nói mạnh dạn, nồng nhiệt còn có phần bồng bột thách thức lại cả một quá khứ u tối trong thù hận.
Như để rung thêm một hồi chuông thức tỉnh con người khỏi rơi vào cái vòng luẩn quẩn u tối của niềm thù hận, xoáy sâu hơn vào tính vô nghĩa của nó, Tạ Duy Anh không thoả mãn chỉ với Bước qua lời nguyền, cần phải