Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 28)

Văn học 1945 - 1975 với cảm hứng sử thi, văn học chủ yếu quan tâm đến con người cộng đồng trong cái vai trò xã hội, trong tư cách là động lực Cách mạng. Sau 1975, cùng với hiện thực đa chiều, quan niệm về con người cũng đa diện hơn, quan tâm hơn đến con người cá nhân trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Nền văn học mới thực sự đã cởi trói cho nhà văn, từ cảm hứng sử thi lịch sử nay đã nghiêng hẳn song cảm hứng thế sự về con người. Một nét mổi bật là những năm gần đây, văn xuôi của ta đã chú ý đến con người, đặt con người vào trung tâm tác phẩm. Con người với tư cách cá nhân, đồng thời là thành viên của xã hội, con người bình thường, con người của đời thường.

Tạ Duy Anh đã đưa đến cho người đọc cái nhìn không đơn giản về con người, họ có thể chỉ là những người lao động quanh năm bới đất lật cỏ nhọc nhằn kiếm ăn, không gây thù chuốc oán với ai, nhưng khi đặt họ vào giai cấp, trong dòng họ nhất định thì ở họ lại tiềm ẩn một sức mạnh tinh thần khủng khiếp, ông không chỉ nhìn con người ở hiện tại một mặt còn đặt họ trong mối quan hệ với lịch sử, quá khứ để xem xét.

Tạ Duy Anh từng bộc bạch “Tôi là người thích đi mấp mé ở phần bờ vực của cái ác và cái thiện với hy vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần

khuất lấp ít người chạm tới, vì tôi không muốn đi như trẩy hội trên đường cái quan, mặt mũi ai nấy hơn hớn như sắp nhận chia phần”. Có lẽ vì những quan niệm như vậy, mà khi viết về con người, Tạ Duy Anh có xu hướng đi sâu khai thác và miêu tả những mảng tối, những phần chưa hoàn thiện trong con người. Hơn nữa, các trang viết của ông đều hướng về một miền quê mà theo ông “lầy lội, tăm tối và đầy thù hận”, cho nên không khí hội hè đình đám, tình cảm xóm giềng thân tình đầm ấm, hình ảnh những con người đôn hậu ít hầu như vắng bóng và không thuộc về cảm hứng của ông. Đọc Tạ Duy Anh, người ta thấy được cái nhìn đầy chân thực và sinh động về con người. Có thể thấy Tạ Duy Anh đi sâu vào trạng thái con người mấp mé giữa lằn ranh Thiện - Ác, con người bị lưu đày trong cô đơn và tha hoá thành những bản sao.

Trong xã hội hiện đại, đầy tính cạnh tranh và thực dụng, con người tự phơi bày cái thấp hèn,bản tính phi nhân, thú dữ. Tạ Duy Anh riết róng trình bày quan niệm “có một tí thánh thần, một tí súc vật, một tí người, một tí quỷ, một tí sâu bọ.... mỗi thứ một tí trong con người”. Và cuộc đấu tranh chống lại cái ác, sứ mệnh cảnh tỉnh con người thật không chút dễ dàng.

Xa lạ với cảm hứng ngợi ca, ve vuốt, chiều xu nịnh, mỗi trang văn của Tạ Duy Anh là một sự khiêu khích, một lời chất vấn tư cách làm người. Có một nỗi buồn, một lời trách cứ sâu sắc phía sau những chi tiết tàn nhẫn, khinh bạc: “Ngày ngày gã khệ nệ đem bộ mặt mẹ mìn của gã đi khắp nơi và rao to”: “Ai giao hợp đi” ( Thiên thần sám hối). Nỗi buồn trước sự tha hoá của con người, nỗi lo về thân phận con người, về sự biến mất của cá nhân là một chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Ông băn khoăn đi tìm nguồn gốc những nỗi khổ ải của con người. Trong hành trình đó, ông

nghiệm ra “Từ ánh sáng con người bước vào bóng tối với khát vọng quằn quại đi tìm ánh sáng! Khởi thuỷ của bi kịch, tình yêu,niềm đam mê tự do,của nỗi khổ.. bắt đầu từ đấy... “Cái nhìn này hoá thân vào những nhân vật luôn sống trong trạng thái tinh thần căng thẳng, bị dằn vặt và muốn chuộc lỗi, những kiếp người đầy khổ đau, và niềm trắc ẩn. Dường như có một không khí của Kafka bao trùm trong không gian làng Đồng và phố G. Ở đó con người cô đơn và đau khổ: “Kiếp sống như một chuyến lưu đày mà ở đó,người ta không thể yêu thương, sinh tồn một cách tự nhiên và có khát vọng mà bị biến thành công cụ của thù hận, dục vọng, bản năng, phá hoại...con người chỉ biết hưởng thụ sự phù du của thân phận và yêu thương cho nhẹ nghiệp...”“ Tư tưởng này của nhà văn công bố bằng các phát ngôn mang tính trải nghiệm của nhân vật. Đó là chị Thư “những ai sinh ra đều khốn khổ chẳng riêng gì em và ông” là đúc rút của lão Khổ “ở một khía cạnh nào đó, sống là một cuộc đi đày và cái chết là dấu hiệu đầu tiên của tự do”,

là lời về nhân vật tôi như là hiện thân cho sự đày ải của kiếp người... Và cuộc sống hiểu theo ý nghĩa này là một hình phạt đối với con người. Bị bủa vây trong nỗi sợ hãi, bong thân,vong bản, đánh mất mình là sự cảm nhận đau đớn về số phận con người, là mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)