Nhân vật sám hố

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 82)

Khám phá con người khi nó mấp mé trên bờ vực của cái Thiện - cái Ác là một nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh. Nói đến cái ác, cái xấu là để hướng đến khẳng định phẩm chất, nhân cách con người. Đã không còn kiểu nhân vật “đơn trị” hoặc chỉ tốt hoặc chỉ

xấu như trong văn học giai đoạn trước. Con người trong văn học đương đại nói chung và trong sáng tác Tạ Duy Anh nói riêng là con người “đa trị”, nó luôn phải đấu tranh để không bị dìm xuống vực thẳm của cái ác. Kiểu nhân vật sám hối chính là dạng thức nhân vật phù hợp nhất với tư tưởng này.

Kiểu nhân vật sám hối đã xuất hiện trong: Bức tranh, Người đàn bà

trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Sống với thời gian hai

chiều (Vũ Tú Nam), Thời xa vắng (Lê Lựu)... Đến sáng tác của Tạ Duy Anh, nó trở thành cảm hứng mang ý thức tự vấn, trở thành ám ảnh nghệ thuật khiến người đọc không ngừng phải suy ngẫm một cách nghiêm túc về bản chất con người.

Truyện ngắn Gã thọt như một lời xưng tội muộn mằn đầy dằn vặt, ân hận của lão Quán. Lão từng là tên đàn ông sung sức duy nhất tung hoành trong vương quốc đàn bà của làng những năm binh lửa. “Gã ngủ với hết người này đến người khác”, “muốn chiếm đoạt ai lúc nào cũng được”.

Chiến tranh chấm dứt, ám ảnh những người lính sẽ trở về làm gã vật vã sống với ác mộng triền miên. “Thảng hoặc có một quân nhân ghé vào nhà xin nước, gã liền trốn biệt vào trong buồng, lòng phấp phỏng nghĩ đến tai hoạ sắp giáng xuống đầu”. “Gã sinh bệnh tâm thần, hầu như mất hẳn chức phận trời trao cho người đàn ông”. Điều khiến gã thọt cảm thấy đáng sợ và đâu khổ hơn cả là phải sống vật vờ như một bóng ma trong căn nhà hoang lạnh. Người vợ sau đã bỏ gã ra đi, đem theo đứa con gái ba tuổi cùng hy vọng “người ấy” của chị trở về.

Bi kịch của lão Quán chỉ thực sự bắt đầu khi lão nhận ra chính mình là nguyên nhân gây nên nông nỗi bất hạnh cho con trai. Với nỗi đau này, lão

không còn quyền biện hộ hay tự giải thoát. Trước kia, lão như một con thú hoang cuồng dục hành hạ, đánh đập vợ. Lão cũng tàn ác đối với đứa con trai lên bảy của mình. Hành động “gã dang tay tát một cái như trời giáng vào mặt thằng bé. Thằng bé tắt lặng đi như bị cắt cổ, đầu ngoẹo sang một bền rồi ngã vật xuống” sẽ giày vò đeo đẳng suốt cuộc đời của lão Quán. Lão co lại trong một thế giới riêng đóng kín, không liên hệ gì với cộng đồng và âm thầm sống với đứa con trai tật nguyền. Hàng ngày, lão làm đều đặn các việc, chăm sóc con vừa như muốn gấp gáp bù đắp cho công nghệ vừa như hành động sám hối, mong hai cha con được sống những giờ phút thanh thản. Những giây phút lặng thầm nhìn vào gương mặt con và lay gọi nó, lão luôn “canh cánh ý nghĩ về một tai hoạ nào đó cướp mất thằng con dở câm dở điếc của lão. Giả sử sau tiếng gọi “Quân ơi!” bật ra từ cõi sâu thẳm yêu thương của lão mà không có tiếng reo đáp lại, chằngr biết lão sẽ sống ra sao”.

Khi con chết, lão Quán gục ngã. Mọi hành động sám hối đều vô ích. Lão Quán “hì hục đào một cái huyệt ngay đầu mộ con”, “lão chết thê thảm bằng cách tự chôn mình”. “Hai tay lão dang ra như hình một cái thánh giá”. Đó là cái chết tự giải thoát, tự trừng phạt - một lựa chọn cuối cùng để bảo toàn chút nhân tính còn sót lại. Nó thể hiện khát vọng lương thiện, được phục sinh của con người.

Đi qua gần hết cuộc đời đầy biến cố, thăng trầm, lão Khổ (tiểu thuyết cùng tên) đủ từng trải để cảm nhận hết những việc đã qua. Lội ngược về quá khứ tội lỗi của mình, lão vừa kết tội vừa tự biện minh cho những hành động sai lầm. Bao nhiêu ngày đêm lão sống trong đau khổ và dằn vặt. Lão ân hận vì suốt đời “hình như lão chỉ mang nỗi khổ trút lên vợ lão”, “vì mù quáng

mà gây tội lỗi”, cứ tưởng vì nhân dân mà thực ra làm khổ nhân dân. Lão hoang mang khi đối diện với quá khứ: lão từng gây ra thù hận với dòng họ Tạ chi Ất, từng tiếp tay cho thù hạn bằng cách kéo cả tập thể cô lập bố con nhà lão Tự. Chính lão đã đè bẹp ước mơ và tình yêu của con trai... Mang mặc cảm tội lỗi từ quá khứ, lão tự nộp mình cho toà án lương tâm mong tìm được chút an ủi cuối cùng.

Mỗi một con người chứa gộp bản chất tự nhiên hai mặt của nó: ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức. Trong hành trình truy tìm căn nguyên của tội ác, nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật tìm ra cả cái phần tối trong con người mình. “Tôi” bị ám ảnh bởi oan hồn của con chim bồ câu và hoan hồn những giọt máu của cô gái bất hạnh.

“Tôi” có một quá khứ đen bởi đẩy cô gái câm đến cái chết. “Tôi” chỉ muốn gào lên trong hổ thẹn: “Sao em không là quỷ sứ để tâm hồn tôi có nơi trú ngụ”. Sau hành động thô bạo, ngay lập tức “tôi” cảm thấy rõ mình vừa làm một việc tội lỗi, và “cảm giác mạnh mẽ nhất với tôi lúc đó là cảm giác hổ thẹn”. Sau này, trong khi vội vàng chạy đến chỗ hẹn Thảo Miên, “tôi” dùng chân hất thằng bé đánh giầy ngang đường “bằng một sự ghét bỏ mà tôi chưa từng thấy xuất hiện ở tôi bao giờ. Có thể từ một tình huống tương tự thế này mà một thằng bé đánh giầy nào đó bị đâm chết. Tôi nghĩ một cách lạnh lùng... Mặt nó khá ngộ nghĩnh. Nó ngã xuống, khuôn mặt kia sẽ tối lại, y như một ngọn nến bị thổi tắt”. Đó có thể là một giả thuyết về nguyên nhân gây ra cái chết của thằng bé đánh giầy, nói cách khác - căn nguyên của tội ác mà “tôi” đang ráo riết truy tìm và lý giải nhiều khi chỉ đơn giản bắt đầu bằng cái vô tình ích kỷ. Nhân tính gục ngã hay đứng dậy là nhờ vào những khoảnh khắc con người tự thức tỉnh, tự điều tiết cân bằng giữa lương tâm và trách nhiệm của người trong cuộc.

Đặt nhân vật chông chênh bên bờ vực Thiện - Ác, để nhân vật bị dằn vặt, sống với mặc cảm tội lỗi và ăn năn bằng những phút giây sám hối là tư tưởng nổi bật của cuốn tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Có thể nói, các nhân vật ở đây đều là nhân vật sám hối. Kẻ đâm thuê chém mướn, kẻ giết con khi chúng chưa thành người, người mẹ nhân từ... và ngay cả thiên thần cũng là “thiên thần sám hối”.

Một người phụ nữ trẻ luôn miệng xin đứa con bị chó tha xá tội cho mình. Cô luôn có nhu cầu thú tội: “Tại sao bác sỹ không hỏi về quá khứ của tôi để tôi có cơ hội thú tội?”, “Tôi muốn chuộc lại tội lỗi - chính tôi đã giết con tôi khi nó chưa thành người”, “Có lẽ tôi không còn cơ hội nữa bác sỹ ạ. Có những điều càng sống càng phải nhớ”. Một thiếu phụ khác vẫn luôn hy vọng có được sự giải thoát nhờ đứa con, nếu ngày nào đó nó ra đời. Cô muốn chuộc lỗi cho chồng cô. Một cô gái khác, trong phút giây giằng xé buộc phải lựa chọn giữa niềm kiêu hãnh về phẩm hạnh và đứa con thì chính cảm giác về tội lỗi đã giúp cô tránh được cái ác. Chính thiên tính mẹ vĩnh cửu đã hóa giải những ám ảnh đeo bám để cho họ dũng cảm nhìn thẳng vào lương tâm mình. “Phải đấu tranh đến cùng. Cuộc sống không thể dừng lại. Nó phải được tiếp tục, mạnh mẽ, tươi đẹp, đầy ý nghĩa ngay cả khi mình không còn trên thế gian này. Con ơi, hãy cho mẹ cơ hội để sám hối về một lần mẹ đã từng chối bỏ con”. “Bà luôn cầu nguyện cho bà sức mạnh để làm xong bổn phận sống như một sự sám hối toàn tâm”.

Như tên gọi của cuốn tiểu thuyết, nhân vật thiên thần cũng là một nhân vật sám hối. Đó là một vị thần cứu rỗi mang tinh thần sống, niềm tin và hạnh phúc nhưng cũng là một con người bình thường có lúc quyết định “sai lầm và hèn nhát” là chối bỏ sự sống. Thiên thần đó mãi mới hiểu ra “sự

sống là đức hạnh mỗi người sẽ đem theo khi trở về”. Vì vậy, giờ đây thông điệp thiên thần mang tới chính là: hãy tiếp tục sống ngoan cường ngay cả khi đau khổ lớn nhất có thể giáng xuống. “Những người như tôi mang một tội lớn là làm nhụt ý chí sống của người khác. Vì thế mỗi khi có người tranh đấu đến cùng để tận hưởng cuộc sống, thì chính họ đã chuộc cho tội của tôi nhẹ đi một phần”.

Thiên thần sám hối khơi dậy khả năng sám hối cho người đọc. Đây là

một cái nhìn mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhất là khi con người phải trực tiếp đối diện với những câu hỏi: Số phận của những đứa trẻ được quyết định bởi ai? Tương lai của chúng ở đâu? Người lớn chào đón đứa bé theo kiểu nào? Cuộc sống này như thế nào mà trẻ thơ nhìn bằng con mắt lo âu, nghi ngại? Và nếu có sợi dây tâm linh nào để những hài nhi khác như nhân vật bào thai trong tác phẩm biết được người lớn đang nghĩ gì, làm gì, kể cả sự rẻ rúng, ghét bỏ sự ra đời của chúng, liệu chúng sẽ phản ứng như thế nào?

Sáng tạo nhân vật bào thai biết nói, biết suy xét có thể là cách riêng để tác giả đưa ra một ẩn dụ về thân phận con người. Từ điểm nhìn của nhân vật độc đáo này, nhân cách của người lớn đang ở tình trạng suy thoái trầm trọng:

Thế giới đã thừa mứa trẻ con rồi... Nếu một con chó lang thang ra đường lập tức đi chơi có hàng trăm, hàng ngàn người tìm cách bắt đưa nó về nhà. Nhưng có cả ngàn đứa trẻ lang thang thì có ai muốn chìa tay ra đón chúng đâu. Thậm chí mới thấy chúng đã phải tránh xa vì đủ thứ sợ, sợ chúng ăn cắp, ăn vạ, đổ bệnh cho...

Trên lý thuyết thì đứa trẻ là vô giá. Không gì trên đời có thể sánh với nó. Nó là tương lai, là niềm an ủi, là mục đích sống, là v.v... của người lớn, của các học thuyết, của các thể chế nhà nước. Nhưng trên thực tế, nó thua xa một con chó, một vết sơn xe bị xước. Nó bị xua đuổi, săn lùng bắn giết ở khắp nơi. Nó là chủ nhân của những bãi rác, mồi ngon của bọn buôn người, là nguồn lợi nhuận của các nhà chứa. Tệ hơn, nó là chiếc bia tập bắn của đám cảnh sát như thường thấy trên ti vi...”

Thiên thần sám hối nghĩa là không có ai không cần phải sám hối.

Thiên thần sám hối cũng có nghĩa con người biết ăn năn trước tội lỗi là còn

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)