Những định kiến, mối thù truyền kiếp

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 68)

Tăm tối, hận thù là bản tính của nhân vật là không khí làm Đồng trong sáng tác Tạ Duy Anh con người tự gây ra thù hận, định kiến, biến những người xung quanh mình trở thành nạn nhân. Rồi đến lượt kẻ gây đau khổ cho người khác lại phải chịu khổ sở, dằn vặt. Lời nguyền độc địa bao năm còn in trên những gương mặt đã gần tàn tạ, gương mặt người cha đau khổ, bị

vằm nát. “Bố tôi gục xuống và khi ngẩng lên tôi tưởng như không tin vào mắt mình, mặt ông bị vò nát bởi hàng trăm nếp gấp khắc nghiệt. Trên khuôn mặt ấy tôi thấy lại quá khứ vật vã đẫm máu và nước mắt....” [6;81] “Tóc ông bạc như cước, sơ xác trên chiếc tránh bị thời gian đào rãnh lô xô“ [6;53]. Lão Khổ hằng đêm vẫn ngồi một mình bên chai rượu, lão như hoá đá, tay đỡ vầng trán đồ sộ “để mặc nước mắt chảy lặng thầm trên má” lão hứa, lão tự một thời là lý tưởng, địa chủ quyền sinh quyền sát,đến khi cải cách ruộng đất “sống lủi thủi như một con chó lạc loài” “hiền lành mà nhu mì như hòn đất”, “gặp đứa trẻ lên sáu cũng nhất nhất đều lên tiếng chào trước”“. Rồi đến cả cái chết của họ cũng đầy tủi nhục, khốn khổ.

Lam lũ, tăm tối, ngu muội, thù hận đã huỷ hoại tính người, tình người. Nhưng họ không thể “bước qua lời nguyền”, không thể quên được quá khứ để tha thứ cho nhau trong hiện tại. Sự trù níu của những ân oán quá khứ còn rầy rật mà kéo dài lê thê suốt cuộc đời họ. Dân làng Đồng thập thò miệng lỗ mà họ vẫn thù nhau ác liệt, doạ chờ nhau dưới mồ và để lại những lời nguyền độc: “Những người đang sống sẽ đem theo nỗi căm thù xuống mồ. Những người đã chết sẽ đội đất chui lên để vạch trời ghi tộc mi”. [5;213] “không đời nào tôi quên được mối thù với ông. Phải để con cái ông nó thấu hiểu tội ác của bố nó đời cha ăn mặn, đời con khát nước là luật từ thời thượng cổ, không ai chối được” [5;118].

Cảm giác ngột ngạt, nặng nề trong bầu không khí làng Đồng lúc nào cũng sôi lên vì thù hận là tâm trạng chung của các nhân vật nạn nhân. “Tôi” trong Bước qua lời nguyền ngày càng cảm thấy “như bị ném vào tình thế phải che chắn tứ phía”. Sẽ ứng xử ra sao cho ba vuông bẩy tròn giữa những con người cứng đồ nhiều thiên kích. Còn Hai Duy (Lão Khổ). Ra đi để lại

bức thư như một bản kết tội đầy bi phần của đứa con đối với những người thân thiết: “Với con, làng Đồng giống như một nhà tù trong đó cha vừa là cai ngục vừa là tù nhân số một... tràn ngập trong vương quốc của cha là lòng thù hận, thói hợm hĩnh về quá khứ, những ảo tưởng điên rồ về tương lai tràn ngập trong đó là thứ ánh sáng nhợt nhạt, con ngột ngạt.... ngay cả khi tưởng mình sung sướng nhất”. Khi nào những đau khổ ê chề ấy mới buông thả Hai Duy?Khi nào làng Đồng thù hận mới thôi không còn giày vò những người vô tội, yếu đuối như Quý Anh, Giang Tâm, Chị Thư, Chú Hổ....?

Và chính những định kiến. Lòng thù hận ấy đã khiến cho biết bao số phận rơi vào bi kịch, trong đó có những tâm hồn trẻ thơ non nớt, ngây thơ. Suốt thời trẻ con, Quý Anh không ngớt bị hành hạ: “Lủi thui như một con chó con bị đàn ruồng bỏ”, là thân phận của một đứa trẻ có bố là địa chủ. Cơn khát trả thì của làng Đồng đang ngùn ngụt cháy lây sang bọn trẻ. Những lời trêu chọc, những trận đấu con bé, những trận mưa đất trút lên thân thể Quý Anh... đã tước mất niềm vui sống của tâm hồn trong trẻo thơ ngây. Trong cái vòng vây kinh hoàng ấy,nó luôn sự hãi và khép nép. Gương mặt đờ đẫn, tái mét, đôi mắt trống rỗng, vô hồn, câm lặng và nhẫn nhục là hình ảnh Quý Anh, một nạn nhân bé bỏng, sự nhẫn tâm của người lớn đã huỷ hoại trẻ thơ.

Giống như chị em Quý Anh, chị em Giáng Tâm (Lão Khổ)cũng chết khiếp khi nhìn thấy bọn trẻ, người làng. Ý thức được thân phận của mình, cứ mỗi lần để thằng Hai Duy đánh xong, Giang Tâm cảm thấy thoả mãn,lòng nhẹ bẫng vì đã “trả nợ” được một chút “Bổn phận mỗi người” là niềm hanh phúc của nó. Nó nói với hai Duy: “Người ta bảo cháu lớn tí nữa phải nộp mạng cho cậu, để trả nợ hộ bố cháu [5;122]”

Đối nghịch với lòng thù hận là tình yêu. Giữa cậu Tư và Quý Anh, giữa Hai Duy và Giáng Tâm đã nảy nở mối tình trong trắng. Chú ý của nhà văn là lấy “Tình yêu xoá đi thù hận, để bước qua lời nguyền và mong muốn các thế hệ tiếp nối biết phá khỏi sự kiểm tra , trói buộc của Vòng trầm luân thời gian”. Tuy nhiên, những con người trẻ trung khao khát hạnh phúc ấy trước hết lại bị cột chặt vào danh dự gia đình, dòng họ và tình yêu của họ rơi vào vòng xoáy thù hận: Thù hận đang giơ móng vuốt đòi bóp chết tình yêu

Yêu Quý Anh - con gái kẻ thù truyền kiếp với gia đình - là một tội tày đình. Không thể bảo vệ nổi tình yêu, lại mang mặc cảm tội lỗi, nhân vật “Tôi” đã phải bỏ quê đi suốt 10 năm. Lựa chọn tình yêu thay cho thù hận, Hai Duy “chấp nhận” cuộc dấn thân cô độc và thách thức với cả quá khứ u tối. Cả hai đều khát khao nhưng cũng đầy mặc cảm bởi thân phận của một đứa con bị ruồng bỏ: Với cậu tư: “Ai ngờ tôi là đứa phản bội bố tôi trước tiên”. Trong ám ảnh của Hai Duy, cậu “trở thành kẻ phạn bội lại chính bố cậu” [5;130]. Còn Quý Anh và Giang Tâm phải chờ đợi mòn mỏi trong hy vọng và tuyệt vọng ngày trở về của người yêu.

Thù hận, định kiến đẩy tình yêu vào bi kịch. “Đã từng xảy ra một thảm kịch yêu đương ở làng Đồng”, sự nghiệt ngã, ác độc đã khiến đôi trai gái yêu nhau phải “ chết trần truồng trên bệ thánh “. Liền sau sự kiện đó là bài rao giảng về “ cái nghĩa vụ phải bảo vệ danh giá cho nhóm họ “, là lời dặn dò về mối căm thù của dòng họ. Và tình yêu mãi là bi kịch của tâm hồn.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 68)