Bi kịch tha hoá của con người bị biến dạng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 80)

Nhân cách con người đánh mất mình (vong bản, vong thân) do “một bàn tay phàm tục nhào nặn, một thế lực vô hình nắm giữ số phận, con người không còn là mình nữa, nếu anh ta dám là mình, anh ta sẽ trở thành “kẻ xa lạ” với cộng đồng. Nhưng hoà tan vào cộng đồng, anh ta lại tự xa lạ với chính mình. Bi kịch tha hoá đã, đang và sẽ trở thành bi kịch nhức nhối nhất của con người thời hiện đại. Nói cách khác, văn minh vật chất càng phát triển, khoa học càng tiến bộ thì nguy cơ rạn nứt những giá trị nhân văn, đẩy conn gười đến bờ vực tha hoá càng cao. “Cuộc sống này tồn tại phải chăng bằng sự vờ vĩnh? Chao ôi, bao giờ con người ta mới gỡ được chiếc mặt nạ phải đeo vào kể cả khi ngủ với tình nhân? [5]. Không dễ nhận ra sự bào mòn nhân cách khi mà khắp xung quanh hình như ai ai cũng thế cả. Người ta yên tâm bởi sự hậu thuẫn của đám đông để rồi mất mình lúc nào không biết.

Đi tìm nhân vật là tác phẩm thể hiện câu hỏi riết róng của nhà văn về

bản ngã con người. Trả lời phỏng vấn của Evan, Tạ Duy Anh nói rằng viết song Đi tìm nhân vật ông mới đọc Lâu đàitập truyện ngắn Kafka. Các sáng tác của Kafka là sự lý giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế sự tha hoá của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình. Kafka nói nhiều đến nỗi lo âu, sự tha hoá, cái chết, nỗi cô đơn… Đó cũng chính là những điều Tạ Duy Anh đề cập đến trong Đi tìm nhân vật.

Đọc Đi tìm nhân vật người đọc mệt lả trong cảm giác hoang mang khi chẳng có gì là khả tín. Sự nghi ngờ luôn đồng hành. Chỉ cần ở giữa một đám đông, trong phút chốc ta đã bị biến thành kẻ khác, từ một “bản gốc” sẽ bị nhân thành vô số “bản sao”. Chu Quý khi đi tìm kẻ giết thằng bé đánh giày đã lần lượt trở thành “cớm”, kẻ “vô công rồi nghề”, “tâm thần”, “nhà báo”, “kẻ tống tiền”, “kẻ lừa đảo”… và rất có thể là “x, y, z… vừa trốn tù, mớ isống lại hoặc là một tên sát nhân chuyên nghiệp”, “và cứ thế tôi không còn biết chính tôi là ai và đang sống ở thời nào nữa”. Rồi thằng bé đánh giày – kẻ bị giết, nạn nhân đáng thương qua lời đồn thổi thậm chí trở thành… kẻ giết người… cũng như vậy, một chị nhà quê bị mất tiền thoắt trở thành kẻ gây mất trật tự an ninh giữa phố…

Nhưng bị đám đông biến thành vô danh không đáng sợ bằng chính mình tự mình lìa bỏ hoặc bị buộc phải lìa bỏ bản nguyên của mình. Suốt cuộc đời tiến sỹ N sống trong tâm trạng đầy mâu thuẫn. “luôn luôn sợ hãi có người khai ra nguồn gốc của mình nhưng lại mong được sòng phẳng với sự thật cho dù phải giam cầm, đầy ải hoặc chết mục xương ở một xó rừng nào đó”. Khao khát tìm về bản nguyên của mình, tiến sỹ N chỉ còn con đường duy nhất: tự sát và đó được xem là hành động có ý nghĩa nhất của đời ông. Chu Quý trên hành trình tìm mình cũng gặp toàn cái chết. Bi kịch tha hoá mà Nam Cao dựng lên từ nửa thế kỷ trước đã được Tạ Duy Anh khơi sâu đến tận độ. Đến bao giờ con người mới thôi không còn phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: bán linh hồn để giữa thể xác và ngược lại? Trong cuộc đời đầy bất trắc này: “Con người luôn có nguy cơ bị biến thành kẻ khác, đánh mất cái bản gốc quý giá của mình”. Tạ Duy Anh đã cắt nghĩa bằng cái phi lý bày tỏ nỗi lo âu trước sự xuống cấp của ý thức con người. Mọi khái niệm bị đánh tráo, lòng tốt bị nghi ngờ, thế giới toàn những kẻ sắm vai, đám

đông trở nên không còn gì đáng tin… Và khi sinh tồn trở thành nỗi bất an lớn nhất, con người càng lúc càng trở nên “xa lạ”,dửng dưng” với người đã phát hiện ra bi kịch này và chỉ ra nguyên nhân của nó: Trong khi đi tìm những cái chết với hy vọng hiểu được bi kịch của thời đại, hắn luôn bị những hoàn cảnh gợi hắn nhớ về quá khứ, nơi hắn trở thành nhân vật chính. Bí mật của câu chuyện mở ra ở đây.. Bởi vì cùng với việc chìm vào dòng hồi ức triền miên những gì chi phối cuộc sống của chúng ta dần dần hiện lên. Nó là thiết chế quyền lực, sự trớ trêu của lịch sử, những cuộc biến đổi, những ảo tưởng cũng như những ngẫu hứng điên rồ của tư tưởng… đã vùi con người xuống đáy cùng trong khi bản thân hắn cũng góp phần tạo ra bi kịch ấy. Cuối cùng cuộc tìm kiếm bi thảm nhất chính là tìm kiếm cái chết của chính nhân vật. Hắn chết tức là giấc mơ của con người tắt rụi, kéo theo sự sụp đổ cái thế giới với bát nháo các loại tư tưởng, nơi mà hắn nương náu… khi lịch sử mang con người ra thể nghiệm, tất yếu nó sẽ đẩy con người đến chỗ kẻ thù tương lai. Nó tạo ra một thế giới vong thân, vong bản và đó là cái chết kinh khủng nhất, cái chết không có cơ hội phục sinh”. Có thể nói mượn miệng nhân vật Trần Bân, Tạ Duy Anh muốn cắt nghĩa rạch ròi tình trạng tha hoá và bi kịch vong bản của con người. Cuối cùng điểm đến của mọi luận lý lại là “thiết chế quyền lực”. Như vậy con người với thân phận bé nhỏ làm sao tránh khỏi bi kịch, làm sao chống lại bi kịch?

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)