Các dự báo triển vọng về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm may mặc tạ

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83)

may mặc tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng.

Ngành dệt may Việt nam hiện nay đã giữ được một vị thế trên thị trường thế giới về xuất khẩu hàng may mặc và mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước. Khi nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì dệt may Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng nhiều và kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vẫn tăng nhẹ. Hơn nữa hiện nay có hàng loạt các tập đoàn nước ngoài chuyển hướng đầu tư vào dệt may tại Việt Nam, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển liên tục của ngành trong những năm tiếp theo.

Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), dệt may đang chiếm đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu của ngành đã vượt qua dầu khí và khẳng định vị thế quán quân trong nhiều năm trở lại đây.

Mặc dù ngành dệt may của Việt Nam chịu ảnh hưởng của cơ chế giám sát của Hoa Kỳ nhưng niềm tin tăng trưởng cao về kim ngạch của ngành dệt may sẽ vẫn được giữ vững và thực tế cho thấy Việt nam đã đứng vào Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất.

Năm 2010, ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt may Bắc Giang nói riêng có sự tăng trưởng mạnh nhờ sự phục hồi của các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Tuy

nguyên liệu nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2010 ở mức 11,2 tỷ USD, tăng với tốc độ trung bình 24% năm và vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD trước đó đề ra.

Năm 2010, ngành dệt may nhận được nhiều dự án có vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư tập trung nhiều hơn vào các ngành may mặc so với ngành công nghiệp dệt may vì chi phí đầu tư ít hơn nhưng lại thu được lợi nhuận nhiều hơn. Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may đang tăng trở lại, đặc biệt là dòng vốn từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Năm 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ngành may mặc Bắc Giang cũng gặp phải khó khăn, thu nhập giảm sút. Hiện nay, ngành may mặc không thể thu hút lao động dồi dào như trước do mức thu nhập thấp. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển của ngành, các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp như ký thoả ước lao động nhằm giải quyết hài hoà quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động, tập trung đào tạo cán bộ về quản trị kinh doanh, quản lý thị trường... Bên cạnh đó, cần chuyển cơ sở sản xuất về các địa phương, ưu tiên chọn những nơi có đường giao thông thuận lợi có các cảng lớn; xây dựng những điển hình về năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu là thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc, ít các hợp đồng sản xuất xuất khẩu trực tiếp cho nước ngoài do đó chưa phát huy hết được năng lực của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Vì vậy trong tương lai gần các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng để có thể thực hiện việc sản xuất để xuất khẩu nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.

Để giữ vững được vị trí trên thị trường quốc tế và không ngừng tăng trưởng thì yêu cầu đặt ra đối với kế toán xuất khẩu sản phẩm may mặc là không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w