Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 87)

- Nhà nước cần phải xem xét lại toàn bộ các quy định quản lý về chi phí, loại bỏ những quy định không phù hợp với doanh nghiệp.

- Để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các nước trên thế giới về sản phẩm may mặc thì Nhà nước phải có những đổi mới chính sách tài chính trong tiến trình hội nhập. Các chính sách tài chính ban hành phải mang tính đồng bộ, ổn định, công khai, rõ ràng và phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về vốn, thuế... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý kế toán đồng bộ, thống nhất: Hoàn thiện luật kế toán, nghị định hướng dẫn luật và việc ban hành chuẩn mực kế toán trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và thống nhất.

- Khuyến khích phát triển và tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn tài chính kế toán trong nền kinh tế thị trường. Hình thành hệ thống tổ chức các công ty, văn phòng, trung tâm dịch vụ tư vấn tài chính kế toán khắp cả nước. Xúc tiến việc đào tạo đội ngũ chuyên gia kế toán có trình độ cao, có tay nghề, đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán. Từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, lành nghề đủ điều kiện hành nghề kế toán, kiểm toán thích ứng với nền kinh tế thị trường. Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ kế toán trao đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời làm cầu nối để kế toán Việt Nam dần hội nhập với khu vực và thế giới.

Đối với ngành may mặc hiện nay thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là phương thức gia công xuất khẩu. Đối với phương thức này doanh nghiệp sẽ nhận được nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp để thực hiện hợp đồng, và để được miễn thuế nhập khẩu của nguyên phụ liệu nhận về thì doanh nghiệp phải đăng ký định mức tiêu hao nguyên phụ liệu với hải quan (định mức này do nước ngoài cung cấp cho doanh nghiệp). Trên thực tế định mức đề ra có thể lớn hơn thực tế nguyên phụ liệu tiêu hao. Trường hợp này nước ngoài có thể cho phép doanh nghiệp giữ lại số nguyên phụ liệu

nếu lượng nguyên phụ liệu nhập về không hết mà doanh nghiệp không trả lại cho khách hàng và cũng không có căn cứ chứng minh được sử dụng cho hợp đồng sau thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế nhập khẩu của số nguyên phụ liệu này với thuế suất rất cao. Điều này sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vậy để tránh được số thuế nhập khẩu bị truy thu doanh nghiệp sẽ nâng mức tiêu hao nguyên phụ liệu lên để trùng khớp với số nguyên phụ liệu đã nhập về. Vậy theo tôi nhà nước nên có quy định linh hoạt hơn trong việc thanh khoản nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải tìm cách hợp lý hoá tài liệu chứng từ để chống đối với việc kiểm tra và sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu, thiết kế sản phẩm tiết kiệm được nguyên liệu mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 87)