Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 38)

2.3.1 Về vĩ mô

Các chế độ, chính sách của nhà nước quy định về kế toán

Việc ban hành một chế độ kế toán phù hợp, cụ thể và chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ kế toán trong việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”. Chế độ kế toán mới ban hành đã cập nhật các nội dung quy định trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Luật kế toán Việt Nam, gồm 4 phần: 1. Hệ thống tài khoản kế toán 2. Hệ thống báo cáo tài chính 3. Chế độ chứng từ kế toán 4. Chế độ sổ kế toán. Hướng dẫn cụ thể các phương pháp tổ chức thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như: Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, các báo cáo kế toán, phương pháp tính giá.... Giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC đã thay thế Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 và một số Quyết định và Thông tư hướng dẫn do Bộ Tài chính đã ban hành trong giai đoạn từ 1996-2000

Như vậy, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán được ban hành đã khá hoàn chỉnh. Có thể nói nghề kế toán của Việt Nam đã có một hệ thống pháp chế tương đối đầy đủ. (Luật kế toán, Nghị định hướng dẫn Luật, 26 chuẩn mực kế toán, 5 Thông tư hướng dẫn 25 chuẩn mực, 1 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các qui định về kế toán trưởng, hành nghề kế toán...) khá chi tiết, cụ thể tạo điều kiện quan trọng cho các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước có thể đơn giản hoá công tác nghiên cứu và tuân thủ chế độ kế toán, nhất thể hoá công tác kế toán, tiến tới nâng cao tính minh bạch trong kế toán, tài chính doanh nghiệp, đảm bảo tính có thể so sánh

được về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam nói riêng và trên bình diện hội nhập toàn cầu nói chung.

Song song với chế độ kế toán theo QĐ 15/2006/ QĐBTC, Bộ tài chính cũng ban hành quyết định số 48/QĐBTC ”Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ” áp dụng cụ thể cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, gồm 4 phần: 1. Hệ thống tài khoản kế toán 2. Hệ thống báo cáo tài chính 3. Chế độ chứng từ kế toán 4. Chế độ sổ kế toán.

Việt Nam đã xây dựng và đưa vào thực hiện một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho nghề nghiệp kế toán với một hệ thống các nguyên tắc quy định và hướng dẫn thích ứng với trình độ phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế - tài chính trong nước và tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống pháp chế đầy đủ cũng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp và cá nhân làm kế toán.

2.3.1 Về vi mô

Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến hoạt động kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có thể kể đến như:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán: Khi tiến hành sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp đều đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu, tìm cách tiết kiệm chi phí. Sự phân cấp quản lý giữa các phòng ban trong công ty nếu được bố trí nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc, phòng kế toán – tài chính bố trí nhân viên kế toán đảm nhiệm các công việc cụ thể thì hoạt động sản xuất cũng như công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đạt hiệu quả công việc.

- Hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức ghi sổ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán sử dụng được quy định theo quyết định QĐ 15/2006/QĐ-BTC áp dụng với tất cả các loại hình doanh nghiệp, hoặc theo quyết định 48/QĐBTC áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi hình thức ghi sổ khác nhau có quy trình và phương pháp thực hiện công việc kế toán khác nhau, lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán phù hợp sẽ giúp công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuận tiện, nhanh chóng và chính xác do đó hiệu quả công tác kế toán cao, tiết kiệm được chi phí và thời gian của nhân viên kế toán.

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Đặc điểm hoạt động sản xuất của đơn vị, những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rõ nét ở sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm của từng ngành chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì có đối tượng, phương pháp, quy trình thực hiện kế toán chi phí và tình giá thành sản phẩm khác nhau.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu

Để có được các dữ liệu cần thiết cho việc đưa ra các thông tin đầu ra chính xác phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn thì kế hoạch chọn mẫu và việc xác định phương pháp nghiên cứu đúng đắn là rất quan trọng. Và để hoàn thành luận văn của mình tôi đã có kế hoạch chọn mẫu và sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

3.1.1 Kế hoạch chọn mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ứng dụng cho các công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Kích thước mẫu nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian nên đề tại nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu trên 2 công ty thuộc loại hình công ty CP đó là công ty CP may XK Hà Phong và công ty CP may XK Hà Bắc, đây là hai doanh nghiệp tiêu biểu trong tổng số hơn 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất hàng may mặc của Bắc Giang.

3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để thu thập được dữ liệu cần nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu tài liệu.

* Phương pháp điều tratrắc nghiệm

Sử dụng phương pháp điều tra nhằm mục đích thu thập các thông tin về tình hình tổ chức công tác kế toán trong các công ty và số liệu về tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các công ty này.

Để thực hiện phương pháp này tôi đã thiết lập và phát các phiếu khảo sát tới các nhà quản lý và những nhân viên kế toán trực tiếp tham gia vào công tác kế toán chi phí

các phương án trả lời có sẵn, câu hỏi dạng có/không, hoặc sắp xếp mức độ quan trọng của vấn đề.

Sau khi phát phiếu điều tra cho các đối tượng người được điều tra và thu lại phiếu điều tra từ những người này, tôi tiến hành tổng hợp thông tin thu thập được từ phiếu điều tra. Đây chính là cơ sở để phản ánh đúng thực trạng của các công ty, từ đó có thể đánh giá được ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc. Tổng số phiếu phát ra là 8, số phiếu thu về là 8. Các phiếu này được điều tra tại 2 công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các đối tượng được điều tra là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục 01

* Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua thư, email... một số nhà quản lý cũng như những nhân viên trực tiếp thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc, và một số bộ phận có liên quan như bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh.... Tương tự như phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn thu thập được những thông tin chung về các đơn vị và thông tin về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm may mặc. Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã thiết lập các câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn các đối tượng đã định rồi ghi lại các câu trả lời của người được phỏng vấn. Phương pháp này giúp tìm hiểu cụ thể hơn về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu mà phương pháp điều tra không khai thác hết được. Phương pháp này có thể thu thập được những nhận xét, đánh giá của những người quản lý và những người trực tiếp làm công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm về hoạt động sản xuất và các nội dung công việc liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 02 * Phương pháp quan sát:

Qua việc quan sát hoạt động sản xuất và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại một số công ty để thấy được hoạt động của kế toán

chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các công ty này. Phương pháp quan sát cho thấy các đặc điểm cơ bản của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm may mặc. Sử dụng phương pháp quan sát, tác giả đã tiến hành quan sát các quá trình lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản và sổ kế toán mà các công ty sử dụng để phản ánh chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giá vốn và các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất hàng may mặc. Để có được các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành quan sát hoạt động sảnt xuất tại 2 công ty là: Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc và công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong. Kết quả của phương pháp quan sát là các biểu mẫu chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan đến kế toán chi phí sản suất và giá thành sản phẩm, các tài liệu này được trình bày trong các phụ lục của luận văn.

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại các công ty may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tác giả đã tiến hành thu thập các tài liệu kế toán, chuẩn mực kế toán, giáo trình kế toán, sách báo và các trang web kế toán... nhằm thu thập các thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Từ các tài liệu kế toán thu thập được từ các công ty nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích số liệu và so sánh với lý luận chung từ đó có thể đánh giá và đưa ra các đề xuất hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm may mặc tại các công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tác giả thu thập tài liệu và tổng hợp các tài liệu từ chứng từ kế toán, sổ kế toán và các báo cáo kế toán có liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại một số công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Các tài liệu được sử dụng để phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của các công ty trong luận văn gồm các loại như: Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 142, 621, 622, 627 , 334... Các chứng từ liên quan đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (được trình bày ở các phụ lục trong luận văn), và các tài liệu liên quan phục vụ cho nghiên cứu luận văn được trình bày ở phần tài liệu tham khảo. Các kết quả từ tài liệu thu thập được giúp tôi có thông tin tổng quát về công tác

toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm còn chịu chi phối và điều chỉnh bởi các quy định và chuẩn mực kế toán, do đó tôi cũng đã tìm và nghiên cứu các chuẩn mực kế toán của Việt nam và Quốc tế cũng như luật kế toán, các thông tư hướng dẫn việc thực hiện các chuẩn mực kế toán, giáo trình kế toán doanh nghiệp của một số trường đại học… Đây là nguồn thông tin quan trọng để tôi thực hiện chương 2 và chương 3 của luận văn này.

3.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Qua các tài liệu đã thu thập được, tôi đã sử dụng phương pháp so sánh số liệu giữa các công ty trong cùng địa bàn, giữa cách thức tổ chức thực hiện tại các công ty này có gì khác biệt và so sánh giữa thực tế hoạt động với các văn bản quy định và thông tư hướng dẫn của Nhà nước…

Mục đích của phương pháp này là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập được để đưa ra các thông tin, các kết luận phù hợp. Qua đó, tôi có được những số liệu tổng hợp để hoàn thành nội dung chương 3 và chương 4 của luận văn.

3.2. Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

3.2.1 Hình thức sở hữu công ty

Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong được thành lập vào ngày 07 tháng 03 năm 2006, do sở kế hoạch và đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200300181. Hiện công ty có trụ sở tại Xã Đoan Bái - Huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang, với tên giao dịch GARCO HA PHONG, mã số thuế 2400351817.

Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc thành lập ngày 19/09/2002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Hiện nay công y có trụ sở đặt tại khu công nghiệp Đình Trám huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Tên giao dịch GARCO HA BAC, mã số thuế 2400289171

3.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Cả hai công ty đều hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm may mặc để xuất khẩu. Ngoài ra các công ty này còn thực hiện việc gia công xuất khẩu cho các công ty nước ngoài. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công công ty này là Áo Jacket,

quần dài, quần Soóc, Áo sơ mi... thị trường xuất khẩu là Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

3.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các công ty

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Công ty được tổ chức thành các phòng ban điều hành các công việc chung như Phòng Kế hoạch, phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, phòng cơ điện... Bên cạnh các phòng chức năng là các xí nghiệp sản xuất. Mỗi một xí nghiệp giống như một công ty con, thực hiện việc hạch toán và quản lý chi phí sản xuất của xí nghiệp mình. Trong mỗi xí nghiệp lại được tổ chức thành các phân

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w