3.4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được DN bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản
phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là : Chi tiết sản phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm đơn đặt hàng ...
Do đặc điểm của sản xuất hàng may mặc có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Sản phẩm của công đoạn này là nguyên liệu cho công đoạn tiếp theo, tuy nhiên từng công đoạn này không được tổ chức thành các bộ phận sản xuất riêng biệt mà cùng nằm trong một quy trình công nghệ mà sản phẩm chỉ được hoàn thành ở giai đoạn cuối. Đối tượng tập hợp chi phí của Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong và công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm, theo từng đơn đặt hàng, theo từng mã hàng
3.4.1.2 Đối tượng tính giá thành, Kỳ tính giá thànhĐối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong và công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc là các sản phẩm hoàn thành của từng mặt hàng hoặc theo đơn đặt hàng. Ví dụ như tính giá thành sản phẩm hoàn thành quý III năm 2011 của mã hàng quần bò lửng MS171 theo đơn đặt hàng của Yun, áo phông nữ 7016 theo đơn đặt hàng của Ruceca, áo Jacket nữ I08C10 theo đơn đặt hàng của Maha…
Kỳ tính giá thành
Căn cứ và đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất của mỗi sản phẩm và đặc điểm của các công ty mà xác định kỳ tính giá thành, công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc và công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Phong áp dụng kỳ tính giá thành theo quý, kế toán tiến hành tính giá thành sản xuất sản phẩm vào cuối mỗi quý.
3.4.1.3 Phân loại chi phí sản xuất
Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong và công ty may xuất khẩu Hà Bắc phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí vì vậy chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiềp: Chi phí về các loại vải trực tiếp cấu thành nên sản phẩm như vải bò, vải kaki, vải ngoài, vải lót, các loại chỉ, cúc…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí về tiền công, tiền lương của thợ cắt, thợ may, thợ là …
- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ chi phí phục vụ sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
. Chi phí nhân viên phân xưởng: chi phí về tiền lương, các khoản phải trả, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên kế toán xí nghiệp, nhân viên thống kê, thủ kho, tổ trưởng …
. Chi phí vật liệu: Chi phí về giấy giáp sơ đồ, phấn may trắng, phấn bay màu, giấy lót bàn cắt …
. Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về thoi một kim, suốt một kim, tô vít, kim may …
. Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao nhà xưởng sản xuất, kho nguyên vật liệu, máy may, máy tính ở văn phòng xí nghiệp, máy điều hòa …
. Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí tiền điện, nước
. Chi phí khác bằng tiền: chi phí mua nước uống, giấy vệ sinh …
3.4.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí
Các công ty đều áp dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp trực tiếp áp dụng với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng đối với các chi phí chung liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí như chi phí khấu hao, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng...
3.4.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty sản xuấthàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3.4.2.1 Chứng từ sử dụng
Các chứng từ công ty CP may xuất khẩu Hà Bắc và Công ty CP may xuất khẩu Hà Phong sử dụng bao gồm:
Hóa đơn mua hàng Phiếu xuất kho
Bảng trích khấu hao TSCĐ, CCDC Bảng phân bổ chi phí khấu hao, CPSXC
Bảng tính lương, bảng phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng tính chi phí sản phẩm dở dang
Bảng tính giá thành
Thẻ tính giá thành sản phẩm
3.4.2.2 Tài khoản sử dụng
Từ kết quả điều tra trắc nghiệm (phụ lục 01B) và phỏng vấn (phụ lục 02), Kế toán xuất khẩu tại các công ty khảo sát sử dụng các tài khoản kế toán sau:
+ Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu - Tài khoản 152.1 – Nguyên liệu.
- Tài khoản 152.2 – Vật liệu.
+ Tài khoản 621 – Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp - Tài khoản 621.1 – CP NVLTT phân xưởng 1 - Tài khoản 621.2 – CP NVLTT phân xưởng 2 + Tài khoản 622 – Chi phí nhân công tực tiếp - Tài khoản 622.1 – CP NCTT phân xưởng 1 - Tài khoản 622.2 – CP NCTT phân xưởng 2 +Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
- Tài khoản 627.1 – Chi phí nhân viên phân xưởng. - Tài khoản 627.2 – Chi phí vật liệu.
- Tài khoản 627.3 – Chi phí dụng cụ sản xuất. - Tài khoản 627.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ. - Tài khoản 627.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Tài khoản 627.8 – Chi phí khác bằng tiền. + Tài khoản 334: Phải trả người lao động - Tài khoản 3341: Tiền lương.
Ngoài ra còn một số tài khoản như: Tài khoản 331 được mở chi tiết theo từng khách hàng…
3.4.2.3 Số kế toán sử dụng
Các công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chung, các sổ kế toán công ty sử dụng bao gồm:
- Sổ tổng hợp: sổ nhật ký chung; sổ cái các tài khoản: 152, 153, 154, 334, 338, 621, 622, 627...
- Sổ chi tiết như: Sổ chi tiết thanh toán với người bán ( người mua ); sổ chi tiết quỹ tiền mặt; sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu; sổ chi tiết công cụ dụng cụ; sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 154, 334, 338, 621, 622, 627 …
3.4.2.4 Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thành sản phẩm
* Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Trong thực tế NVL chính sử dụng vào sản xuất của các công ty sản xuất hàng may mặc bao gồm các loại vải rất phong phú về chủng loại do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên nguyên liệu đó như: màu sắc, chất liệu... Cũng như nguyên liệu chính, vật liệu phụ bao gồm nhiều chủng loại như: kim, chỉ, nhãn mác, cúc, khóa...
Chi phí NVL trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng theo giá trị thực tế của chi phí đó. Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của NVL xuất dùng để tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất, đặc biệt là trong trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng, thì NVL của đơn hàng nào chỉ được sử dụng để sản xuất loại sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được được các công ty tập hợp trực tiếp vào tài khoản 621 chi tiết theo từng mã hàng sản xuất như: TK 621 – 7016; TK621 – I08C10; TK621 – S0071….
Họat động SXKD của các công ty được tiến hành theo phương thức nhận gia công đặt hàng và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do đó chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm theo hai phương thức cũng được tính toán theo hai cách phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng như yêu cầu quản lý của công ty.
- Hạch toán chi phí NVL trực tiếp phương thức gia công đặt hàng:
Đối với loại hình gia công đặt hàng thì toàn bộ NVL (chính và phụ) có thể gồm cả bao bì đóng gói đều do bên thuê gia công cung cấp (theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng gia công). Mọi chi phí bảo hiểm, vân chuyển số NVL đó từ nơi đặt hàng đến cảng đều do bên đều do bên đặt hàng chịu, bên nhận gia công chỉ chịu chi phí vận chuyển số NVL đó từ cảng về kho của đơn vị.
Số lượng NVL được tính toán trên cơ sở số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng và định mức NVL tính cho mỗi đơn vị sản phẩm, định mức này do hai bên tính toán và thỏa thuận khi ký hợp đồng gia công.
Kế toán công ty chỉ quản lý về mặt số lượng của từng hợp đồng gia công, khi có lệnh xuất kho NVL cung cấp cho sản xuất đơn đặt hàng thì kế toán chỉ quản lý về số lượng mà không theo dõi về giá trị của NVL xuất dùng. Chi phí NVL trực tiếp được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ là phần chi phí vận chuyển NVL từ cảng (nơi nhận NVL do bên đặt gia công giao cho công ty) về kho của công ty theo từng mã hàng của sản phẩm gia công. Tùy yêu cầu quản lý cụ thể mà phần chi phí này được kế toán xác định và tính tán hợp lý theo đặc điểm cụ thể của công ty.
+ Trong tháng 7 năm 2011 công ty Hà Bắc nhận một hợp đồng gia công xuất khẩu áo Jile nam mã WH8BS 74001 của công ty Yasaint (hợp đồng gia công số 06/YS-HB/2011) gồm vải ngoài, vải lót, và một số phụ liệu kèm theo bên đặt gia công chịu trách nhiệm cung cấp đến cảng Hải Phòng.
Theo hóa đơn vận chuyển số 005969 ngày 02/07/2011 của công ty vận tải Cường Thịnh tổng chi phí vận chuyển vải từ cảng Hải Phòng về kho công ty là 30.000.000 đồng, VAT 10%.
Nợ TK 621.01 (chi tiết cho mã hàng WH8BS 7001) 30 000 000 Nợ TK 133.1 : 300 000
Có TK 331 (CT): 30 300 000
Phiếu xuất kho số 18 ngày 10/07/2011 xuất NVL cho sản xuất mã hàng WH8BS7001 (phụ lục 3.1)
Theo số liệu tháng 7/2011 của công ty Hà Bắc thì số lượng chỉ may phục vụ sản xuất như sau:
Chỉ tồn đầu tháng Cuộn 0 0
Chỉ nhập trong tháng Cuộn 934 11 675 000
Toàn bộ chỉ nhập trong tháng được xuất dùng hết cho mã hàng WH8BS 7001 theo phiếu xuất kho số 18
Trị giá vốn NVL xuất dùng = 11 675 000 đồng Kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 621.01(chi tiết cho mã hàng WH8BS 7001): 11 675 000 đồng Có TK 152 : 11 675 000 đồng
- Hạch toán chi phí NVL tực tiếp theo phương thức sản xuất tự tiêu thụ sản phẩm:
Đối với phương thức sản xuất tiêu thụ sản phẩm mỗi mã hàng được sản xuất cần các loại vải, loại chỉ khác nhau và với định mức khác nhau do phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật của công ty tính toán xác định. Vì vậy việc hạch toán các loại nguyên liệu, phụ liệu được tổ chức ghi chép ngay ban đầu, riêng biệt cho từng mã hàng.
Khi phát sinh chi phí, căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT kế toán hạch toán vào tài khoản 621 chi tiết cho từng sản phẩm (phụ lục 3.2)
+ Theo phiếu xuất kho số 12 ngày 10/7/2011 của công ty Hà Phong xuất NVL vải chính, vải lót thân tổng trị giá 1.046.870.400 đồng cho sản xuất mã hàng I08C10 (phụ lục 3.3 ) kế toán ghi:
Nợ TK 621 (I08C10): 1 046 870 400 Có TK 1521 1 046 870 400
Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL chính cho sản xuất từng mã hàng I08C10, kế toán chi phí tiến hành lập bảng tổng hợp quyết toán nguyên liệu chính cho mã I08C10 (phụ lục số 3.4).
Phiếu xuất kho 18 ngày 15/7/2011 của công ty Hà Phong xuất NVL phụ chỉ may, băng dính trị giá 20 639 400 đồng cho sản xuất mã hàng I08C10, kế toán ghi:
Nợ TK 621 – I08C10: 20.639.400 Có TK 152.2: 20.639.400
Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL phụ cho sản xuất từng mã hàng I08C10, kế toán chi phí tiến hành lập bảng tổng hợp quyết toán nguyên liệu phụ cho mã I08C10 (phụ lục 3.5). Đối với các mã hàng khác cũng được thực hiên tương tự.
Cuối mỗi quý, kế toán căn cứ vào các bảng quyết toán nguyên liệu theo từng mã hànglập bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Theo bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp quý III năm 2011 (Phụ lục 3.6) kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất cho từng mã hàng sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm và ghi vào sổ nhật ký chung. Kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng sản xuất mã I08C10 để tính giá thành và ghi vào sổ nhật ký chung theo bút toán:
Nợ TK 154 – I08C10: 1.870.578.266 Có TK 621 – I08C10: 1.870.578.266
Theo báo cáo tổng hợp chi phí NVLTT mã hàng WH8BS 7001 của công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Phụ lục 3.7), chi phí NVLTT cho sản xuất mã hàng WH8BS 7001 là 108.235.264 đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - WH8BS 7001 : 108.235.264 Có TK 621 - WH8BS 7001 : 108.235.264
* Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Công ty CP may XK Hà Bắc và công ty CP may XK Hà Phong áp dụng chính sách trả lương theo sản phẩm cho lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Cuối mỗi tháng, kế toán xí nghiệp thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng theo từng mã hàng giao cho bộ phân tính lương để tính tổng tiền lương sản phẩm phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng. Căn cứ vào bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, tổng số giờ làm việc trong tháng do kế toán phân xưởng thống kê kế toán tiến hành tính tiền lương cho từng công nhân. Đồng thời căn cứ vào thời gian làm thêm giờ của từng công nhân dựa trên các bảng chấm công làm thêm giờ, kế toán tính số tiền lương sản phẩm phải trả cho từng công nhân trong từng tổ sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng theo từng mã hàng. kế toán lập các bảng thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Công thức tính:
Tiền lương được lĩnh trong tháng =
Số lượng SP
hoàn thành *
Đơn giá tiền lương sản phẩm
Nếu làm thêm ngoài giờ, làm việc vào ban đêm thì công ty sẽ trả lương như sau:
Vì khi tính lương theo SP, trong tổng khối lượng SP tính lương trong tháng đã tính cả số SP trong giờ làm thêm nên khi tính lương làm thêm giờ kế toán chỉ tính 50% phần trả cho các SP làm trong giờ làm thêm.
Đơn giá tiền lương SP giờ = Tổng tiền lương sản phẩm Tổng số giờ làm việc
Các công ty có chế độ thưởng chuyên cần cho công nhân lao động theo bảng đánh giá mức độ chuyên cần của từng tổ sản xuất, thưởng 20% tổng lương với công nhân đạt loại A, thưởng 10% cho công nhân đạt loại B.
Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ công ty CP may XK Hà Bắc và công ty CP may XK Hà Phong thực hiện trích lập theo tỷ lệ quy định.
Cuối tháng căn cứ vào các bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng đánh giá chuyên cần của từng tổ, phân xưởng phòng hành chính tiến hành tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo từng tổ, phân xưởng gửi phòng kế toán để tiến hành thanh toán tiền lương cho công nhân. Kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời phản ánh các