phẩm may mặc tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới
Qua khảo sát thực tế tại một số công ty may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, xuất phát từ những tồn tại trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm may mặc tại các công ty khảo sát, tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các công ty trên địa bàn như sau:
Đề xuất thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay tại hầu hết các công ty may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không mở sổ chi tiết cho TK 632 – giá vốn hàng bán cho từng mã hàng do đó gây khó khăn trong việc xác định kết quả của từng đơn hàng mã hàng. Do đó khi cần tổng hợp thông tin về kết quả theo từng mã hàng của từng hợp đồng sẽ khó khăn hơn. Theo tôi các công ty nên thiết kế và sử dụng sổ chi tiết theo dõi giá vốn và chi phí cho từng mã hàng của từng hợp đồng. Thông tin kế toán cung cấp từ các sổ này sẽ rất hữu ích và cung cấp thông tin nhanh nhạy cho công tác kế toán quản trị của công ty.
Đề xuất thứ hai: Hoàn thiện về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
Các công ty nên bổ sung tài khoản TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ, gia công để theo dõi giá trị nguyên phụ liệu nhận về gia công sản xuất hàng xuất khẩu và bổ sung thêm TK 007 - ngoại tệ để theo dõi về số lượng ngoại tệ của đơn vị.
Thực tế các công ty này không sử dụng TK 002 khi nhận nguyên phụ liệu dùng cho gia công. Công ty chỉ viết phiếu nhập kho phản ánh về mặt số lượng nguyên phụ liệu nhập về chứ không theo dõi về mặt giá trị, không sử dụng TK 002 để hạch toán giá trị nguyên phụ liệu nhận về thì khi xảy ra mất mát đối với nguyên phụ liệu đơn vị sẽ khó khăn trong việc đánh giá tổn thất. Khi thu chi bằng ngoại tệ đơn vị cũng chỉ quy đổi ra tiền Việt Nam để ghi sổ kế toán chứ không phản ánh sự tăng, giảm ngoại tệ vào TK 007 - ngoại tệ.
Ngoài ra, khi xuất kho thành phẩm gửi đi xuất khẩu kế toán nên sử dụng TK 157 – Hàng gửi bán để hạch toán giá trị hàng gửi đi xuất khẩu. Vì thực tế, khi hàng mới xuất kho chuyển tới cảng, ga, sân bay để làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu thì lúc này hàng chưa được xác định tiêu thụ do đó chưa thể hạch toán trị giá hàng xuất kho vào giá vốn hàng bán. Chỉ khi nào hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan thì hàng xuất khẩu mới được xác định tiêu thụ, lúc này kế toán phản ánh giá vốn của hàng xuất khẩu vào TK 632 và ghi giảm trị giá hàng gửi bán trên TK 157.
Đề xuất thứ ba: Hoàn thiện về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Việc chia hai khoản mục chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thành những khoản mục chi tiết là không cần thiết. Công ty nên tính chung theo khoản mục chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, để khi nhìn vào bảng tính giá thành sản phẩm có thể thấy cụ thể chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng mã hàng cụ thể là bao nhiêu, bảng tính giá thành gọn nhẹ hơn, công việc tính giá thành tốn ít công sức, thời gian hơn. Như vậy bảng tính giá thành của công ty sẽ đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn. Bảng tính giá thành xem phụ lục 4.2
Về hạch toán sản phẩm hỏng
Theo nguyên tắc thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất cần được theo dõi một cách chặt chẽ theo nguyên tắc: những khoản thiệt hại trong định mức được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm, những khoản thiệt hại ngoài định mức được coi là chi phí thời khỳ hoặc quy trách nhiệm bồi thường cho người gây ra. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí, phòng kỹ thuật của công ty nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng cho phép ở mỗi khâu sản xuất tùy thuộc vào đặc thù từng khâu. Mặt khác công ty nên thỏa thuận với đối tác (bên thuê gia công) về vấn đề định mức sản phẩm hỏng nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty về nguyên vật liệu do đối tác cung cấp tránh những tổn thất không đáng có do sản phẩm hỏng gây nên. Ngoài ra các công ty cũng cần xem xét nguyên nhân rõ ràng và quy trách nhiệm cho người gây thiệt hại.
Để hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng kế toán định mức sản phẩm hỏng để xác định số lượng sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức, từ đó xác định giá trị sản phẩm hỏng. giá trị sản phẩm hỏng có thể xác định bằng cách: căn cứ vào chi phí đã tiêu hao cho số lượng sản phẩm hỏng đó hoặc tính trên giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Đối với lượng sản phẩm hỏng trong định mức: thiệt hại do sản phẩm hỏng bao gồm trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa tái chế trừ đi giá trị thu hồi (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Đối với những sản phẩm hỏng ngoài định mức: kế toán theo dõi riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm này trên TK 138.1 chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức, xem xét nguyên nhân để có biện pháp xử ly phù hợp. Sau khi trừ đi giá trị phế liêu thu hồi, bồi thường số thiệt hại thực tế về sản phẩm hỏng được tính vào giá vốn hàng bán hoặc đưa vào chi phí khác.