Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 74)

Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc và công ty CP may XK Hà Phong thực hiện tính lương theo sản phẩm, tổng quỹ lương được tính trên số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho, tiền thưởng cũng được xác định trên số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, theo từng mã hàng, từng đơn đặt hàng. Chế độ tiền lương này đã khuyến khích được người lao động sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất, đáp ứng được các điều kiện của khách hàng.

Do chủ yếu hoạt động của các công ty là hoạt động sản xuất gia công theo đơn đặt hàng nên sản phẩm làm dở cuối kỳ không có hoặc không đáng kể. Công ty CP may Hà Bắc không tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Công ty CP may XK Hà Phong thực hiện đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo đó chỉ có chi phí nguyên liệu, vật liệu được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Căn cứ vào chi phí sản phẩm dở dang kỳ liền kề trước kỳ tính giá thành; chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh; số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành và số lượng sản phẩm sản xuất còn dở dang cuối quý của từng mã hàng, kế toán tiến hành tính chi phí dở dang cuối kỳ của từng mã hàng theo công thức:

Chi phí SPDD cuối kỳ = Chi phí SPDD đầu kỳ +

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

x

Số lượng SPDD cuối

kỳ Số lượng sản phẩm

hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ

Chi phí sản phẩm dở dang của mã hàng I08C10 trong quý II năm 2011 với chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng 0; chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiềp là 1.870.578.266 đồng; số lượng sản phẩm hoàn thành 26.028 sản phẩm và số lượng sản phẩm dở dang 18 sản phẩm. Chi phí SPDD cuối kỳ của mã I08C10 = 0 + 1.870.578.266 x 18 = 1.292.729 26.028 + 18 3.4.2.4 Phương pháp tính giá thành

Do đặc điểm quy trình sản xuất của các công ty may là quy trình khép kín từ khi đưa nguyên liệu, vật liệu vào cho đến khi tạo ra sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất ngắn. Vì vậy các công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tính giá thành giản đơn.

Căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh; số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành; chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của quý tính giá thành, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Công thức phân bổ chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất theo

từng khoản mục phân bổ cho mã hàng i = CPSX theo từng khoản mục x Thành tiền theo mã hàng i Tổng thành tiền Trong đó:

+ Thành tiền theo mã hàng i được tính theo công thức: Thành tiền theo

mã hàng i =

Số lượng sản phẩm hoàn thành theo mã hàng i x

Đơn giá tiền lương theo mã hàng i + Tổng thành tiền được tính theo công thức:

Tổng thành tiền = ∑ thành tiền theo mã hàng i - Công thức tính tổng chi phí

phí mã hàng i SPDD đầu kỳ mã hàng i NVTT mã hàng i từng khoản mục phân bổ cho mã hàng i từng khoản mục phân bổ cho mã hàng i - Công thức tính tổng giá thành Tổng giá thành mã hàng i = Tổng chi phí mã hàng i - chi phí SPDD cuối kỳ mã hàng i - Công thức tính giá thành đơn vị

Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành mã hàng iTổng giá thành mã hàng i

Thực hiện tính giá thành sản phẩm mã I08C10 của công ty Hà Phong, biết rằng tổng thành tiền quý III/2011 là: 50.985.763.582 đồng; Số lượng sản phẩm mã hàng I08C10 hoàn thành là: 26.028; đơn giá lương mã hàng I08C10 là: 65.500 đồng.

Tổng thành tiền mã hàng I08C10 = 26.028 x 65.500 = 1.704.834.000 đồng. Phân bổ CP NCTT: CP NCTT = 35.120.373.461 x 1.704.834.000 = 1.174.335.786 50.985.763.582 Tiền ăn ca Tiền ăn ca = 4.094.890.800 x 1.704.834.000 = 136.922.713 50.985.763.582 BHXH, YT, TN BHXH, YT, TN = 2.741.970.000 x 1.704.834.000 = 91.684.489 50.985.763.582 KPCĐ KPCĐ = 274.197.000 x 1.704.834.000 = 9.168.449 50.985.763.582 Phân bổ CPSXC: CP NC = 4.462.244.544 x 1.704.834.000 = 149.206.086 50.985.763.582 Tiền ăn ca = 378.644.448 x 1.704.834.000 = 12.660.905 50.985.763.582

BHXH, YT, TN = 382.850.232 x 1.704.834.000 = 12.801.535 50.985.763.582 KPCĐ = 38.285.023 x 1.704.834.000 = 1.280.160 50.985.763.582 CP NVL = 159.081.321 x 1.704.834.000 = 5.319.275 50.985.763.582 CP CCDC = 105.187.845 x 1.704.834.000 = 3.517.214 50.985.763.582 CP KH = 786.239.088 x 1.704.834.000 = 26.288.540 50.985.763.582 CP khác = 249.149.633 x 1.704.834.000 = 8.330.929 50.985.763.582 Chi phí SXDD đầu kỳ = 0 Chi phí SXDD cuối kỳ = 1.292.729 Tổng chi phí mã hàng I08C10 = 3.502.094.348 đồng Tổng giá thành = 3.502.094.348 – 1.292.729 = 3.500.801.619 đồng Giá thành đơn vị = 3.500.801.619 / 26.028 = 134.501 đồng/ 1sp Bảng tính giá thành sản phẩm công ty Hà Phong phụ lục 3.17

Chương 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 4.1. Các kết luận đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng

Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán xuất khẩu sản phẩm may mặc tại một số công ty xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tôi đưa ra được các kết luận sau:

Hầu hết các công ty đều tuân thủ tốt các nguyên tắc, quy định và chế độ kế toán đang được thừa nhận. Thường xuyên cập nhật các thông tư, quy định mới của Bộ tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán. Quá trình thực hiện hoạt động quản lý chi phí và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối khoa học và hợp lý do đó đã phát huy được vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát được dễ dàng.

+ Về chứng từ kế toán:

Hệ thống chứng từ được sử dụng tương đối đầy đủ theo quy định, tất cả các chứng từ mà hai công ty sử dụng đều theo đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành, các nội dung của chứng từ đều được ghi chép đầy đủ, rõ ràng, số liệu của chứng từ được ghi chép một cách trung thực, là cơ sở cho việc kiểm tra kế toán và đối chiếu số liệu kế toán với số liệu thực tế. Các chứng từ đều được đánh số theo thứ tự thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung kinh tế phát sinh, kiểm tra chứng từ gốc kèm theo, kiểm tra các con số, các chữ ký và các định khoản....Việc kiểm tra này giúp cho việc tổng hợp, phân loại thông tin kinh tế để ghi sổ tổng hợp và sổ chi tiết.

+ Về tài khoản kế toán:

Hiện nay các công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã được ban hành, công ty lựa chọn các tài khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Đối với tài khoản TK 112, do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu thanh toán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng nên công ty đã mở các tài khoản chi tiết cấp 3 chi tiết cho từng ngân hàng giao dịch và chi tiết cho

từng loại tiền (tiền việt nam, tiền ngoại tệ). Việc mở thêm các tài khoản chi tiết cho tài khoản TK 112 đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty, cung cấp số liệu chính xác cho việc theo dõi tiền gửi Việt nam đồng và ngoại tệ ở từng ngân hàng.

Tài khoản 152 được mở chi tiết theo dõi riêng từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tài khoản 154, 621 được mở chi tiết theo từng mã hàng, từng đơn hàng riêng biệt để tiện theo dõi và đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty.

Các khoản phải trả khách hàng đơn vị cũng mở tài khoản chi tiết theo dõi cho từng đối tượng khách hàng phải trả. Mỗi một đối tượng khách hàng được theo dõi riêng trên từng trang sổ, do đó kế toán công nợ thường xuyên theo dõi được tình hình thanh toán với các khách hàng, thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

+ Về sổ sách kế toán

Hệ thống sổ kế toán phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà các công ty sử dụng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hầu hết các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp theo dõi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều đúng mẫu do Bộ Tài chính ban hành.

Các công ty này sử dụng phần mềm kế toán nên trong kì các nghiệp vụ được hạch toán vào phần mềm và số liệu được tự động chuyển sang các sổ kế toán do đó đảm bảo sự chính xác của số liệu. Cuối năm tài chính các công ty in các sổ này đóng thành quyển và được lưu trữ bảo quản cẩn thận cùng với các chứng từ kế toán.

+ Về bộ máy kế toán:

Do là các công ty cổ phần vì vậy các công ty luôn tìm cách tổ chức bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán gọn nhẹ nhằm mục đích giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về hiệu quả công việc. Các công ty tổ chức bộ máy kế toán kết hợp do đó các thông tin, chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc ghi chép, hạch toán của kế toán được cập nhật thường xuyên, không có sự chồng chéo về luân chuyển chứng từ kế toán mang lại hiệu quả công tác kế toán cao.

+ Phương pháp hạch toán.

Các công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc sử dụng phương pháp này giúp kiểm soát tình hình nhập, xuất tồn kho nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm của công ty về mặt chủng loại, số lượng một

nguyên liệu, vật liệu trong việc sử dụng cho sản xuất sản phẩm được tốt, chặt chẽ, hợp lý cả về mặt số lượng, giá trị; Nhờ có quản lý tốt nguyên liệu, vật liệu trong qua trình sản xuất nên sản phẩm của công ty có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của công ty với bạn hàng.

+ Về tổ chức công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Do quy trình công nghệ sản xuất của các công ty là quy trình công nghệ sản xuất khép kín, khối lượng sản phẩm sản xuất lớn. Vì vậy công tác tính giá thành sản phẩm sản xuất của công ty được áp dung theo phương pháp tính giá thành giản đơn là phù hợp.

Việc hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào tài khoản 621 chi tiết theo từng mã hàng giúp cho việc tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm của từng mã hàng đựoc thuân tiện, chính xác hơn.

Việc tính và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung cho từng mã hàng theo số lượng sản phẩm hoàn thành với đơn giá tiền lương của từng mã hàng là phù hợp.

Sản phẩm hoàn thành trong kỳ của công ty đều được nhập kho thành phẩm rồi mới xuất cho khách hàng là phù hợp vì các công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay chủ yếu sản xuất và gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng.

4.2. Các phát hiện và vấn đề đặt ra cần tập trung xử lý thời gian tới qua nghiên cứu thực trạng thực trạng

Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may mặc tại một số công ty may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tôi đưa ra được các phát hiện sau:

Bên cạnh những vấn đề đã làm tốt thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại hai công ty khảo sát vẫn còn những vấn đề còn tồn tại như sau

+ Công tác tổ chức kế toán nói chung:

Một nhân viên kế toán được phân công làm khá nhiều phần hành kế toán như: một kế toán theo dõi cả về thành phẩm và nợ phải thu; một kế toán mà làm về thanh

toán, thành phẩm, đồ dùng hành chính và hạch toán tại xí nghiệp… Như vậy rất dễ gây áp lực trong công việc dẫn đến ảnh hưởng kết quả công việc.

+ Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Việc chia hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục để tính giá thành của công ty, tuy là chi tiết cụ thể nhưng không cần thiết. Vì việc chia hai khoản mục chi phí đó thành những khoản mục chi tiết sẽ làm cho việc tính toán giá thành mất nhiều thời gian, công sức. Mà khi nhìn vào bảng tính giá thành chúng ta cũng không thấy rõ là tổng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng mã hàng cụ thể là bao nhiêu. Như vậy bảng tính giá thành của công ty sẽ đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn. Bảng tính giá thành của công ty sẽ như phụ lục 4.1

Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Hà Phong đang đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì thế mà phần chi phí chi phí sản xuất dở dang chỉ được tính phần chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong khi đó hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy công ty nên tính cả hai khoản mục chi phí này vào chi phí sản phẩm dở dang.

Theo đó chi phí sản phẩm dở dang của mã hàng I08C10 được tính như sau: Chi phí SPDD cuối

kỳ của mã I08C10 =

0 + 1.870.578.266

x 18 = 1.292.729

26.028 + 18

Tính cả hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì chi phí dở dàn cuối kỳ của mã hàng I08C10 như sau:

Chi phí nhân công dở dang CK của mã hàng I08C10 = 1.412.111.437 x 18 = 975.889 26.028 + 18 Chi phí SXC dở dang CK của mã = 219.404.644 x 18 = 151.793 26.028 + 18

1.292.729 + 975.889 + 151.793 = 2.420.411 đồng

Trong quá trình sản xuất có phát sinh các thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên việc xác định những chi phí của sản phẩm hỏng chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, chỉ có một phần nhỏ sản phẩm hỏng được gia công lại và bá ra thị trường nội địa, còn phần chi phí phế liệu nhập kho là rất lớn. vấn đề xây dựng định mức sản phẩm hỏng chưa được quan tâm đầy đủ, chưa có quy chế bồi tường thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí, không quy kết trách nhiệm do công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hỏng ý thức trách nhiệm của công nhân sẽ không cao làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.

+ Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:

Cả hai công ty không sử dụng TK 002 - Tài sản nhận giữ hộ để phản ánh giá trị nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp để sản xuất gia công hàng xuất khẩu như vậy các công ty không theo dõi được giá trị nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp để gia công, việc quản lý nguyên vật liệu sẽ gặp nhiều khó khăn do không theo dõi riêng giá trị nguyên vật liệu của công ty và nguyên vật liệu do khách hàng gửi để gia công, dễ

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w