Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của người dân địa

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 73)

6. Bố cục của luận văn

2.4.Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của người dân địa

phương

2.4.1. Không xả thải bừa bãi

Việc nhận thức của cộng đồng là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Thực tế hiện nay một bộ phận dân cư sống ven biển và gần các khu du lịch vẫn còn có thói quen vứt rác, đổ nước thải ra sông, ra biển, thậm chí cả xác súc vật chết làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch. Bên cạnh đó là các tàu thuyền tại dải ven biển hàm tiến, mũi né đều chưa có biện pháp thu gom xử lý rác thải, nước thải mà thải trực tiếp ra biển, theo dòng chảy của thủy

triều tấp trở lại vào các bãi biển làm mất cảnh quan du lịch, ảnh hưởng tới môi trường.

Ước tính tại khu vực bãi biển Mũi Né - Hòn Rơm mỗi ngày có khoảng 400 người bán hàng rong. Những thứ họ bán cho du khách chủ yếu là hải sản tươi sống, đồ ăn sẵn...Qua phỏng vấn thấy rằng mỗi ngày những người bán hàng rong ở đây tiêu thụ khoảng 300kg hải sản và các sản phẩm khác. Nhiều người bán hàng và du khách đã vứt rác bừa bãi ra xung quanh chỗ họ ngồi bán, ngồi ăn. Điều này cho thấy đa số người dân ở đây chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường du lịch đặc biệt là môi trường du lịch ven biển vì theo quan niệm của họ là nước là sạch nhất. Vì thế họ sẵn sàng cho mọi thứ sinh hoạt hay là rác thải ra các bãi biển để nước biển có thể trôi đi tất cả.

Khu dân cư gần các khu du lịch, rác thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, một bộ phận nhân dân còn có thói quen vứt rác xuống biển, bờ biển làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và nước biển ven bờ. Hiện nay thì lượng rác thải không được thu gom ngày càng tăng, gây mất mỹ quan cho môi trường du lịch biển, phá vỡ hình ảnh của một “thủ đô resort”.

Những hộ chưa có hố xí đa số là các hộ nằm ven biển, ven sông, nên tình trạng vệ sinh bừa bải vẫn còn diễn ra tại một số khu vực bờ biển, ven sông. Bố trí các hố xí công cộng hiện còn quá ít.

Khi được hỏi “theo Ông/bà có nên đặt hệ thống thùng rác trong khu du lịch không”? Tất cả mọi người đều ủng hộ việc đặt thùng rác công cộng ở khu du lịch và họ sẵn lòng bỏ rác đúng nơi quy định. Đa phần người dân ý thức được rằng môi trường mình đang sống đặc biệt là môi trường du lịch và môi trường ven biển đang và có nguy cơ bị ô nhiễm. Họ nhận thức được bờ biển trong tình trạng đang bị xâm thực và có nguy cơ ô nhiễm do các cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các loại rác thiếu đội ngủ thu gom và hiện tượng thủy triều đỏ đang diễn ra hàng năm trên vùng biển của tỉnh từ tháng 3 đến tháng 8.

Tuy có ý thức về vấn đề trên nhưng tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động BVMT tại địa phương còn thấp và họ chủ yếu là chưa có ý thức trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, chưa tiết kiệm tài nguyên tại nơi họ sinh sống, tình trạng xả thải bừa bãi vẫn còn xảy ra.

2.4.2. Tham gia làm vệ sinh môi trường định kì

Việc tham gia làm vệ sinh môi trường du lịch của người dân theo định kỳ còn mang tính nhỏ lẻ, người dân có tham gia nhưng chủ yếu là theo phong trào được phát động từ phía chính quyền, nhưng phong trào này chưa thật sự là hoạt động mang tính thường xuyên mà chỉ thực hiện vào các dịp quan trọng.

Bên cạnh đó các hoạt động làm vệ sinh môi trường chưa thực sự thu hút được mọi người tham gia, phong trào còn màng tính chung chung, không có hoạt động và chương trình hành động cụ thể, không có tính sáng tạo về nội dung hoạt động. Mặc khác, cho đến nay, tại khu vực này chưa thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường, chính vì thế rất khó để người dân cùng tham gia với đoàn thể. Mặc khác, đối tượng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực này chủ yếu là thanh niên đang hoạt động tại phường.

Bảng 2.6: Kết quả kháo sát sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng về hoạt động BVMT

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ

Ông/bà tham gia kinh doanh gì? 191 100.00%

Giải khát 49 25.65%

Đồ lưu niệm 58 30.37%

Hàng tạp hóa 35 18.32%

Hàng rong 29 15.18%

Chuyên chở 20 10.47%

Tổ chức tour tham quan đồi cát 11 5.76%

Khác (xin ghi cụ thể) 8 4.19%

Ông/bà sống ở đây khoảng bao nhiêu năm? 191 100.00%

1 năm 21 10.99%

2 Năm 40 20.94%

3 năm 49 25.65%

Trên 3 năm 81 42.41%

bảo vệ môi trường ở khu dân cư không?

Thường xuyên 0 0.00%

6 3.14%

Không 61 31.94% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi không biết 124 64.92%

Ông/bà thấy khách sạn tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường bằng cách nào?

Các pano ápphích treo ở trong và ngoài khách sạn 191 100.00%

23 12.04%

Không 43 22.51%

Tôi không biết 125 65.45%

Các mitting tuyên truyền về BVMT do khách sạn

tổ chức 191 100.00%

22 11.52%

Không 27 14.14%

Tôi không biết 142 74.35%

Xin Ông/bà cho biết, Ông/bà có thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt (hữu cơ, vô cơ, tái chế …) không?

191 100.00%

Có 37 19.37%

Không 154 80.63%

Tại địa phương của Ông/bà sinh sống, có thành lập

tổ tự quản về bảo vệ môi trường không? 191 100.00%

8 4.19%

Không 183 95.81%

Ông/bà đã tham gia lớp tập huấn nào về bảo vệ môi trường du lịch do địa phương hoặc doanh nghiệp tổ chức chưa?

191 100.00%

36 18.85%

Không 155 81.15%

Theo bảng trích kết quả khảo sát đối với người dân địa phương, hình thức kinh doanh của người dân chủ yếu là buôn bán quanh các khu du lịch và chủ yếu là người dân đã sinh sống tại khu vực này trên 3 năm nên họ biết được hình thức tuyên truyền BVMT có được tổ chức thường xuyên hay không. Vì thế ý kiến trả lời là không có và không biết chiếm tỷ lệ cao. (xem bảng 2.6)

Như vậy, có thể thấy rằng ý thức trách nhiệm của họ còn thấp do thiếu sự tuyên truyền đúng cách của doanh nghiệp.

2.4.3. Không phá hoại môi trường

Một trong những chức năng cơ bản của môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho việc duy trì sự sống và phát triển của con người. Nằm trong khu vực nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy kiệt, đường bờ bị xói lở nhiều trong những năm gần đây, Bình Thuận là một trong những tỉnh còn nhiều hộ nghèo[15]. Do nghèo đói và trình độ dân trí thấp nên dẫn đến nguy cơ người dân tìm mọi cách khai thác, phá hoại môi trường để mưu sinh mà không có khả năng hoàn phục nó.

Đói nghèo kéo theo hiện tượng vốn hiểu biết thấp, thiếu kiến thức về BVMT chưa được nhận thức đầy đủ nên làm giảm khả năng của cư dân ven biển trong công tác phòng chống thiên tai, làm gia tăng thiệt hại do thiên tai gây ra và làm gia tăng nghèo đói. Hiện nay, cộng đồng cư dân ven biển chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội văn hóa nói chung còn khá thấp nên khả năng xử lý các vấn đề về phòng chống thiên tai và môi trường biển còn hạn chế, chưa có ý thức đầy đủ về xử lý chất thải, nước thải. Rất nhiều chất thải, nhất là rác thải sinh hoạt, thức ăn chăn nuôi thừa được thải trực tiếp, không qua xử lý làm ô nhiễm môi trường biển.

Ven các khu du lịch là các đồi cát cao được bao phủ bởi thảm thực vật, nó vừa tạo cảnh quan cho các khu du lịch đồng thời có tác dụng chống xói mòn, sạt lỡ, nhất là khi có mưa lớn. Thảm thực vật ngày một suy giảm do tác động của con người như khai thác cát bồi nền trong các công trình xây dựng làm phá đi thảm thực vật, một số hoạt động khai thác cũi, hầm than, canh tác nông nghiệp… làm cho thảm thực vật ngày càng bị suy giảm, có những nơi bị phá vỡ hoàn toàn. Về phía người dân địa phương, họ vẫn duy trì các lối sống cũ như dùng cây làm chất đốt. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây do được các cấp chính quyền tuyên truyền nên người dân duyên hải nói chung, Hàm Tiến Mũi Né nói riêng thực hiện khá nghiêm túc công tác BVMT. Hầu như hiện tượng phá hoại môi trường như

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[15] Theo chuẩn nghèo 2002, cả nước hiện còn có 12,9% hộ nghèo, trong đó 10,84% hộ nghèo lương thực. Các hộ nghèo tập trung chủ yếu (64%) ở các vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền trung.

chặt phá cây, đào bới, lấy trộm cát không còn xảy ra nghiêm trọng như trước nữa. Tuy nhận thức của cộng đồng nơi đây về hoạt động BVMT nhìn chung chưa tốt trong đó đối tượng được điều tra chính là những người tham gia buôn bán và làm các công việc liên quan đến dải ven biển Hàm Tiến, Mũi Né nhìn chung đã có những hiểu biết nhất định sau khi có sự tuyên truyền của CQCN.

Bảng 2.7. Kết quả kháo sát sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng về việc không phá hoại môi trƣờng

Nội dung

Số

lƣợng Tỷ lệ

Ông/bà đã tham gia vào lớp tập huấn về phòng chống

thiên tai do địa phương tổ chức chưa? 191 100.00%

53 27.75%

Không 68 35.60%

Tôi không biết 70 36.65%

Ông/bà đã được tuyên truyền về việc không phá hoại

môi trường chưa? 191 100.00%

45 23.56%

Không 81 42.41%

Tôi không biết 65 34.03%

Các hình thức mà Ông/bà đã tham gia vào hoạt động

BVMT là gì? 191 100.00%

Dọn vệ sinh nơi công cộng 63 32.98%

Nhặt rác tại các bãi biển 54 28.27%

Tham gia diễu hành về hoạt động BVMT 42 21.99%

Khác 32 16.75%

Trong quá trình kinh doanh Ông/bà đã có những biện

pháp gì để BVMT 191 100.00%

Bỏ rác đúng nơi quy định 89 46.60%

Có các khuyến cáo về BVMT 43 22.51%

Nhắc nhở khách về việc tiết kiệm 36 18.85%

Khác 23 12.04%

Theo như khảo sát thì người dân nơi đây đã ý thức hơn trong việc tham gia hoạt động BVMT, có 23.56% đã được tuyên truyền về BVMT, có 42.41% chưa biết về hoạt động tuyên truyền BVMT và 34.03% không biết là có hay không có hoạt động tuyên truyền BVMT cho câu hỏi là Ông/bà đã được tuyên

truyền về việc không phá hoại môi trường chưa? Như vậy, tỷ lệ trên đã phản ánh được ý thức của người dân nơi đây trong việc tham gia các hoạt động BVMT. Nhìn chung họ đã có những biện pháp cơ bản nhất về BVMT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết

Du lịch Bình Thuận nói chung, ở Hàm Tiến Mũi Né nói riêng đang trên đà phát triển. Lượng khách tăng từ 500 ngàn năm 2000 đã tăng lên trên 3 triệu năm 2012. Thấy được nguy cơ của hoạt động du lịch đến môi trường, chính quyền địa phương triển khai khá nhiều hoạt động BVMT du lịch, đặc biệt ở dải ven biển như trong vòng 4 năm gần đây, tỉnh đã ban hành 135 văn bản chỉ đạo hoạt động BVMT, tổ chức các ngày môi trường, thông tin tuyên truyền về BVMT, thanh tra, giám sát hoạt động BVMT (kiểm tra 81 lượt về vệ sinh môi trường và xử lý 27 trường hợp vi phạm) tại các điểm du lịch của tỉnh. Về phía các danh nghiệp, chủ yếu là các resorts, cũng đã có ý thức hơn trong công tác BVMT như giữ sạch môi trường, giảm xả thải, 152/210 doanh nghiệp có hệ thống xử lí xả thải an toàn. Vấn đề tiết kiện tài nguyên cũng được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Một số resort đã được gắn nhãn sinh thái: nhãn Bông sen xanh. Cộng đồng địa phương dải ven biển cũng đã ý thức được công tác BVMT du lịch. Họ tích cực tham gia ngày vệ sinh môi trường, không phá hoại môi trường, tiết kiệm tài nguyên. Theo đánh giá của các thành phần, nhìn chung mọi người đều có nhận xét tốt về BVMT, về chất lượng môi trường dải ven biển Bình Thuận. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm thực hiện để công tác BVMT du lịch ở đây thật sự hiệu quả.

CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH VEN BIỂN HÀM TIẾN, MŨI NÉ

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Cơ sở đề xuất giải pháp trong chương này là chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước về BVMT nói chung, BVMT du lịch nói riêng. Trong trường hợp Bình Thuận, đó là các Nghị quyết, chỉ thị của TW đến các văn bản chỉ đạo triển khai, thực thi của cấp tỉnh và cấp huyện. Cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41 NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống; sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

Căn cứ thứ hai là phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền trung Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ 61/2008/QĐ TTg.

Căn cứ thứ ba là quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 2020. Trong quy hoạch này, chủ trương xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ du lịch với vị thế cao, là một cực phát triển năng động, bền vững của vùng Nam Trung Bộ, có gắn kết với vùng Đông Nam Bộ, đồng thời có cơ sở hạ tầng kinh tế

xã hội phát triển hiện đại, liên thông; quan hệ sản xuất tiến bộ; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

Căn cứ thứ tư là dựa vào thực trạng BVMT du lịch ở Hàm Tiến Mũi Né đã được khảo sát, phân tích ở chương 2. Do chức năng khác nhau, nên các giải pháp phải đề xuất cho hai thành phần là cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở tỉnh, huyện, phường/xã và cho lãnh đạo doanh nghiệp cũng khác nhau dựa vào thực trạng đã phân tích.

3.2. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng du lịch đối với UBND tỉnh Bình Thuận

3.2.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường chi tiết, cụ thể, kịp thời và có tính khả thi cao thời và có tính khả thi cao

Hoàn thiện hành lang khuôn khổ pháp lý và các chính sách quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các chủ thể làm căn cứ thực hiện.

Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định tại Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 02/QĐ BTNMT ngày 29/07/2003.

Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách về ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho bảo vệ môi trường du lịch.

Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của địa phương, ngành hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Thực hiện nghiêm các quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né.

Chú trọng tới việc tăng cường áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của địa phương, đồng thời cần bổ sung các quy định, quy chế về

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 73)