Khái quát về tình hình du lịch tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

2.1.Khái quát về tình hình du lịch tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh duyên hải Đông Nam Bộ[8] nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía nam, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía bắc. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kể từ 10/1995, Bình Thuận bắt đầu xuất hiện trên bản đồ du lịch Việt Nam. Lượng khách du lịch đến Bình Thuận gia tăng đáng kể. Một trong những thị trường quốc tế chính của du lịch Bình Thuận là khách du lịch Nga. Mục đích chính của khách du lịch đến Bình Thuận là nghỉ biển trong các resort cao cấp ở dải ven biển, tập trung chính ở hai phường Hàm Tiến và Mũi Né.

Nếu như năm 2000, toàn tỉnh Bình Thuận mới chỉ có 24 cơ sở lưu trú thứ hạng thấp (3 sao trở xuống) phục vụ khách du lịch thì bắt đầu từ năm 2003 Bình Thuận đã xuất hiện các resort đạt tiêu chuẩn 4 sao và tính đến năm 2012, có 2 resort đạt tiêu chuẩn 5 sao. Như vậy, số lượng các CSLT ngày càng gia tăng nhanh chống về mặt số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

Như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc lượng khách du lịch gia tăng, thị trường khách ổn định, mục đích chuyến đi được quan tâm nhiều hơn vì thế độ dài bình quân lưu trú cũng gia tăng và doanh thu du lịch cũng tăng nhanh.

[8]

Theo một số tài liệu, Bình Thuận được xếp vào Nam Trung Bộ, song nhiều học giả, tiêu biểu là Lê Thông và các đồng nghiệp (2001) xếp Bình Thuận vào vùng Đông Nam Bộ (trang 505) gồm: thành phố HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đông Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Biểu đồ 2.1: Số lƣợng cơ sở lƣu trú giai đoạn 2000 đến năm 2012

Nguồn: sở VHTT&DL Bình Thuận

Biểu đồ 2.2. Số lƣợng cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng giai đoạn 2000 - 2012

- Lƣợng khách du lịch

Tình hình khách du lịch nội địa và quốc tế đến với Bình Thuận nhìn chung khá ổn định và gia tăng theo từng năm.

Biểu đồ 2.3: Khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2012

Nguồn: sở VHTT&DL Bình Thuận

Như vậy tính từ thời điểm năm 2000, cơ cấu khách du lịch nội địa là 420 nghìn lượt chiếm tỷ lệ 91.3% và khách du lịch quốc tế là 40 nghìn lượt, chiếm tỷ lệ là 8.7%. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân qua các năm đối với khách du lịch nội địa và quốc tế từ 1.5 đến 2.2%.

- Thị trƣờng khách du lịch

Hiện nay thị trường khách du lịch đến với Bình Thuận chủ yếu là khách Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. Đây là một trong những thị trường khách du lịch trọng điểm của Bình Thuận trong những năm gần đây. Ngoài ra còn có các thị trường khách khác như Anh, Hà Lan, Thụy Điển….

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % khách du lịch quốc tế chia theo quốc tịch

Nguồn: cục thống kê Bình Thuận năm 2012 - Mục đích của chuyến đi

Khách du lịch đến với Bình Thuận theo mục đích của chuyến đi chủ yếu là hình thức du lịch nghỉ ngơi, tham quan chiếm tỷ lệ khá cao đối với khách du lịch nội địa là 38.03% đối với lần đầu. Đối với khách du lịch quốc tế là 64.61% cho lần đầu tiên. (Xem phụ lục 10, bảng 2) Nhưng theo kết quả khảo sát, khách du lịch quốc tế đến với Bình Thuận lần đầu tiên với mục đích hội nghị chiếm 62%, lần thứ hai với mục đích tham quan nghỉ dưỡng là 27% và lần thứ ba là 11%. Đối với khách nội địa chủ yếu là tham quan nghỉ dưỡng chiếm 72% và mục đích thăm thân chiếm 28%.

- Độ dài bình quân lƣu trú

Nhìn chung so với độ dài bình quân lưu trú giữa khách nội địa và khách quốc tế có sự khác biệt. Khách quốc tế có thời gian lưu trú nhiều hơn, tỷ lệ bình quân là 2.59%, khách du lịch nội địa là 1.53%.

Bảng 2.1: Độ dài lƣu trú bình quân 1 lƣợt (ngày) khách giai đoạn 2000 - 2012

Năm Khách quốc tế Năm Khách nội địa

2000 1.8 2000 1.3 2001 2.22 2001 1.61 2002 2.36 2002 1.54 2003 2.08 2003 1.59 2004 2.18 2004 1.58 2005 2.21 2005 1.58 2006 2.64 2006 1.58 2007 2.7 2007 1.51 2008 2.83 2008 1.51 2009 3.07 2009 1.52 2010 3.10 2010 1.52 2011 3.24 2011 1.52 2012 3.24 2012 1.53

Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Thuận - Doanh thu du lịch

Du lịch là một trong những ngành mang lại nhiều doanh thu cho Bình Thuận. Nếu tính từ năm 2000, doanh thu đạt 123 tỷ đồng thì đến năm 2012 doanh thu đạt 4.371 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ bình quân tăng hàng năm khoảng 15% đến 30%.

Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Thuận

Như vậy hoạt động du lịch của Bình Thuận chủ yếu là cung cấp các dịch vụ lưu trú đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách ngày càng gia tăng nhanh chống về mặt số lượng và chất lượng góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 47)