Một số hoạt động bảo vệ môi trường khác

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.4. Một số hoạt động bảo vệ môi trường khác

Sử dụng năng lượng sạch

Khoản 1, điều 33 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác”.

Quy định về năng lượng sạch trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư duy, nhận thức của các nhà làm luật Việt Nam về vai trò của năng lượng sạch đối với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các nội dung cơ bản của quy định về năng lượng sạch đã bước đầu tiếp cận được các quy định tiến bộ của các nước phát triển trên thế giới và là định hướng tốt cho các hoạt động liên quan. Có thể nói Việt Nam là quốc gia có giờ nắng trung bình khá cao, rất có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời.

Nhu cầu năng lượng cao là do việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy điều hoà nhằm tạo sự thoải mái cho một số lượng lớn du khách. Một số khách sạn đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình bằng cách mua năng lượng sản sinh từ việc đốt năng lượng hoá thạch, như than, dầu và ga. Điều này gây nên ô nhiễm không khí, và thay đổi nhiệt độ. Việc chế tạo, lọc năng lượng và vận chuyển cũng có thể gây thiệt hại môi trường. Dùng các nguồn năng lượng mới tự

sản sinh có thể giảm ô nhiễm không khí, duy trì chất lượng và nâng cao uy tín của điểm đến đối với du khách. Dùng năng lượng hiệu quả và có những phương cách bảo tồn năng lượng có thể làm tăng uy tín của khách sạn đối với khách và những ai quan tâm đến việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng toàn cầu và ảnh hưởng việc thay đổi khí hậu.

Hiện nay việc phát triển và sử dụng năng lượng sạch dùng trong du lịch đang được các chủ đầu tư quan tâm, họ vận dụng năng lượng từ thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều khách sạn, nhà hàng trên thế giới đã ứng dụng lắp đặt công nghệ năng lượng mặt trời đạt hiệu quả như: khách sạn Calton (khách sạn sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại San Fransisco – Mỹ vào năm 1998); khách sạn Montage (Berverly Hills, Mỹ); tòa nhà Sun Dial (Trung Quốc)… Tại Việt Nam, các cơ sở lưu trú du lịch cũng đã từng bước ứng dụng công nghệ đun nước nóng năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm điện và giảm chi phí. [7] và đã hướng tới sử dụng nguồn năng sạch để phục vụ cho việc kinh doanh và dịch vụ du lịch. Thành phố Hội An phát triển chương trình “công nghệ năng lượng mới ở châu Á”. Nguồn điện mặt trời trên du thuyền phục vụ cho việc bơm nước, thoát nước dưới hầm tàu. Khu resort điện mặt trời sao Việt – núi Thơm ở tỉnh Phú Yên, trở thành khu nghĩ dưỡng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ điện mặt trời hỗ trợ phát triển du lịch. Trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, biết được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng sạch nên một số các khách sạn lớn của nước ta cũng đã sử dụng năng lượng mặt trời để đun nóng nước.

Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường

Trước thế kỷ 21, người ta ít để ý đến ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe cuộc sống con người. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và bước đầu đã quan tâm đến sản phẩm thân thiện

[7 ]

Sử dụng năng lượng mặt trời trong du lịch, cập nhật ngày 23/04/2012, nguồn: Vietnam tourism review

với môi trường. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất quan tâm hơn nữa việc nâng cao năng xuất với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Hiện nay hướng tiêu dùng của người dân và kể cả khách du lịch là sản phẩm phải thân thiện với môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường, đây là nhóm sản phẩm mà trong quá trình sản xuất và tiêu thụ và thải bỏ không gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường tức là tác động xấu nhẹ hơn so với các sản phẩm tương tự cùng loại. Nếu quan niệm sản phẩm thân thiện với môi trường phải là sản phẩm có ảnh hưởng tích cực tới môi trường, thì cho đến nay chưa có một sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối Về mặt kĩ thuật, một sản phẩn được coi là thân thiện với môi trường khi nó đáp ứng các tiêu chuẩn về tính thân thiện với môi trường trong từng giai đoạn sản xuất. Các tiêu chí để đánh giá tính thân thiện với môi trường tùy thuộc vào mỗi vùng, mỗi quốc gia và từng giai đoạn phát triển.

Sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi trường sống của con người. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên để gia tăng không gian sống cho con người có thể làm cho chất lượng không gian sống mất khả năng tự phục hồi. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên có thể rút ra được nhiều bài học để phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

Trong ngành du lịch sản phẩm du lịch được coi là thân thiện với môi trường sẽ được gọi là sản phẩm du lịch xanh. Đầu năm 2012, Bộ VHTT&DL đã ban hành “Sổ tay hướng dẫn cơ sở lưu trú du lịch thực hiện nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh”. Như vậy nhãn DLBV Bông sen xanh là nhãn hiệu cấp cho các CSLTDL đạt tiêu chuẩn về môi trường và phát triển bền vững. CSLTDL được cấp nhãn Bông sen xanh là đơn vị có nỗ lực trong việc BVMT, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững. Nhãn Bông sen xanh có 5 cấp độ, từ 1 Bông sen xanh đến 5 Bông sen xanh. Số lượng Bông sen

xanh ghi nhận mức độ nỗ lực trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của CSLTDL, không phụ thuộc vào loại, hạng mà CSLTDL đó được công nhận.

Việc ra đời của chứng nhận Bông sen xanh góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch tham gia tiết kiệm năng lượng và sản phẩm thân thiện với môi trường. hiện nay, sản phẩm thân thiện với môi trường phục vụ khách du lịch có thể là túi sinh thái, các sản phẩm làm từ chất liệu dễ phân hủy.

1.2.2.5. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường

Hoạt động BVMT hiện nay đang được các doanh nghiệp du lịch quan tâm và được xem là một trong những nội dung quan trọng và là hướng đi đúng cho sự phát triển du lịch bền vững.

Công tác tuyên truyền BVMT chủ yếu là các nội dung liên quan đến việc tiết kiệm điện, nước và sử dụng hợp lý các thiết bị điện khi hết ca làm việc. Ngoài ra doanh nghiệp tuyền truyền bằng cách mở các lớp tập huấn, trong các cuộc họp giao ban, dán các khẩu hiệu, các khuyến cáo, hình ảnh tại nơi làm việc của nhân viên như ở bộ phận bếp, nhà hàng, khu vực tiền sảnh, nhà ăn dành cho nhân viên.

Việc tuyên truyền đối với du khách chủ yếu là hình thức khuyến khích du khách sử dụng các vật dụng nhiều lần khi chưa cần sự thay thế và đặt ở phòng khách, niêm yết một số nội quy về BVMT theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)