Thực hành tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, giảm xả thải

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 93)

6. Bố cục của luận văn

3.3.4.Thực hành tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, giảm xả thải

Thứ nhất là việc thực hiện tiết kiệm năng lƣợng điện.

Tiếp tục áp dụng về mô hình sử dụng năng lượng mặt trời tại các khu nghĩ dưỡng để tiết kiệm năng lượng điện.

Thay thế các bóng đèn dây tóc bằng đèn compact. Đèn chiếu sáng khuôn viên và chiếu sáng lớp vỏ tòa nhà nên cắt giảm bớt khi về khuya, chiếu sáng khuôn viên chỉ cần đủ ánh sáng bảo vệ. Nếu không cần thiết về việc chiếu sáng nên xem xét thay thế bộ đèn đang sử dụng sang bộ đèn tiết kiệm điện.

Sử dụng chìa khóa bằng thẻ từ để tiết kiệm điện trong phòng. CSLT cần rà soát và kiểm tra trang thiết bị và tình hình sử dụng năng lượng, từ đó có kế hoạch thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, điện năng sang sử dụng thiết bị công nghệ phát thải thấp. Qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có điều kiện để giảm giá cho khách du lịch và bảo vệ môi trường, tạo động lực cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Sử dụng điều hòa không khí tiên tiến, thường xuyên bảo dưỡng định kỳ, điều chỉnh nhiệt độ theo mùa.

Thiết bị cung cấp nước nóng cần đặt ở nhiệt độ thích hợp để giảm tiêu thụ điện năng.

Đối với các hệ thống sử dụng năng lượng điện khác: nên sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường và sử dụng máy giặt tiết kiệm.

Lắp đặt đồng hồ ở các bộ phận khác nhau để theo dõi quá trình tiêu thụ điện năng của doanh nghiệp.

Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời nộp thuế môi trường và phí môi trường.

Thứ hai là tiết kiệm nƣớc tại cơ sở.

Xác định các khu vực tiêu thụ nhiều nước trong khách sạn vì đây là nơi có thể tiết kiệm được nhiều nước.

Thường xuyên theo dõi việc tiêu thụ nước ở mỗi khu vực của khách sạn (bếp, giặt ủi, các phòng khách, v.v...) để tránh tình trạng nước rò rỉ.

Yêu cầu bộ phận bảo trì thường xuyên bảo trì các thiết bị và tham gia phát hiện và sữa chữa các toa lét, vòi nước và vòi tắm bị rò rỉ.

Sử dụng các công nghệ để giảm thiểu sử dụng nước thông qua việc tái chế nước.

Tránh các thói quen sử dụng nước phung phí cho cây cảnh như tưới nước trên bề mặt ở ngoài trời và tưới vườn trong ngày.

Làm việc với các nhân viên nhằm xác định những thói quen tiết kiệm nước như tránh để nước chảy không có mục đích, hay chỉ vận hành máy giặt và máy rửa chén bát khi chúng đã chứa đầy.

Thứ ba là việc hạn chế xả thải.

Hạn chế xả thải và xử lý triệt để các chất thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ du lịch.

Thiết lập hệ thống thu gom chất thải như: bố trí đặt thùng rác cho khách ở những khu vực cần thiết, đặc biệt là ở các bãi biển và lối mòn tự nhiên, bố trí các công trình vệ sinh hợp lí.

Phân loại các chất thải ngay tại nguồn như cung cấp các thùng chứa các chất thải có thể tái chế trong các phòng khách và các thùng phân huỷ rác hữu cơ ở các khu vực bếp.

Giữ rác thải ở một nơi an toàn và vệ sinh cho tới khi rác được Công ty vệ sinh thành phố hay các đơn vị khác đến thu gom.

Thứ tƣ là tăng cƣờng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và sử dụng năng lƣợng sạch.

Trong quá trình kinh doanh như sử dụng các vật dụng bằng tre và các vật dụng cá nhân đặt trong phòng cho khách.

Xây dựng sản phẩm thân thiện với môi trường và tiến hành đăng ký nhãn hiệu Bông sen xanh do bộ VHTT&DL triển khai.

Khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ở các cơ sở phục vụ du lịch, cụ thể khuyến khích các khách sạn thực hiện theo tiêu chuẩn ISO-14000...như giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải và sử dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường.

Sử dụng các sản phẩm tái chế và các sản phẩm có dán nhãn sinh thái.

Tiểu kết

Bảo vệ môi trường nhất là môi trường dải ven biển là một trong những hoạt động cần thiết vì hiện nay đang hướng tới du lịch biển với sản phẩm “xanh”. Các giải pháp trong chương 3 như ban hành văn bản mang tính khả thi, tăng cường công tác tuyên truyền… giúp cho CQQLNN có những nhìn nhận khách quan hơn trong công tác ban hành các văn bản kịp thời.

Hiện nay tại Hàm Tiến, Mũi né đã có các resort làm tốt công tác BVMT trong quá trình kinh doanh như việc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn môi trường, thực hiện việc tiết kiệm tài nguyên…và đã có các tiêu chí để nhân viên thực hiện việc BVMT. Như vậy từ đó có thể rút ra được các kinh nghiệm thực tế và tăng cường hơn nữa các biện pháp BVMT mà CSLT đã áp dụng như xây dựng nội quy về xả thải, xây dựng về nội quy tiết kiệm năng lượng, thông tin về BVMT cho nhân viên và du khách hay là thực hành tiết kiệm năng lượng và đồng thời tuyên truyền ý thức BVMT cho cộng đồng.

Để du lịch dải ven biển hướng tới “sản phẩm du lịch xanh”, vì thế cần tăng cường hơn nữa các hoạt động BVMT theo hướng các giải pháp được đề xuất ở chương 3 nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Như vậy, với những giải pháp trên sẽ góp phần vào việc bảo vệ môi trường du lịch, góp phần làm cho môi trường ven biển ngày càng xanh – sạch – đẹp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững du lịch biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về hoạt động BVMT du lịch dải ven biển Hàm Tiến, Mũi Né có thể đi đến một số kết luận dưới đây:

1. Ở Bình Thuận nói chung và khu vực biển Hàm Tiến, Mũi Né nói riêng, trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều chính sách, cơ chế, biện pháp bảo vệ môi trường đã và đang được triển khai, trong đó có phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép, gắn kết với bảo vệ môi trường.

2. Thực tế ở Bình Thuận từ năm 2000 trở về trước hầu hết các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, không đưa yếu tố môi trường ra xem xét ngay từ đầu, không lồng ghép bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch nên nhiều quy hoạch, kế hoạch khi thực hiện thì các vấn đề môi trường nãy sinh không triển khai thực hiện được hoặc khi triển khai thì các yếu tố bất lợi cho sản xuất, cho phát triển ngày càng gia tăng như hiện tượng hoang mạc hoá, xâm thực, xói lở, lũ lụt, hạn hán, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,...Với tình hình thực tế của Bình Thuận nói chung và khu vực biển Hàm Tiến, Mũi Né nói riêng thì hoạt động BVMT du lịch biển hiện nay còn đang là vấn đề mà các cấp cần phải quan tâm và giám sát chặt chẽ. Các hoạt động BVMT ngày càng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo nằm đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

3. BVMT trong đó bao gồm BVMT du lịch ven biển của địa phương cũng chính là góp phần phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là phát triển bền vững.

4. Nhìn chung các phong trào về hoạt động BVMT du lịch ngày càng được tổ chức thường xuyên hơn và ngày càng kêu gọi được cộng đồng xã hội quan tâm và hưởng ứng. Bên cạnh đó còn phải kể đến đó là các dự án du lịch ngày càng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm gần đây, hầu hết các quy hoạch mới, kế hoạch và lập dự án đầu

tư về du lịch thì môi trường đã được đưa ra xem xét, lồng ghép ngay từ đầu cho đến khâu triển khai, xây dựng, hoạt động và đồng thời phong trào bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng được quan tâm và đã trở thành một phong trào mang tính thường xuyên.

5. Về hoạt động BVMT du lịch của các doanh nghiệp du lịch, trong đó chủ yếu là các resort mà đối tượng tham gia chủ yếu là nhân viên chưa được tuyên truyền một cách đầy đủ nhất về BVMT. Trong khi đó chỉ có những resort được cấp chứng nhận Bông sen xanh thực hiện tốt vấn đề này nhưng vẫn còn rất ít.

6. Các giải pháp đưa ra nhằm giúp cho các cá nhân tổ chức có liên quan hiểu rõ hơn về trách nhiệm của cá nhân và tích cực tham gia các hoạt động BVMT du lịch do các cơ quan chức năng tổ chức.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt động BVMT là một yếu tố không thể tách rời trong quá trình phát triển bền vững. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 ở nước ta, trong nguyên tắc bảo vệ môi trường có quy định “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài với phát triển kinh tế để phát triển bền vững đất nước”, “Bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb KHKT.

2. Lê Huy Bá (2004), Môi trường, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 3. Lê Huy Bá (2009), Môi trường và tài nguyên đất Việt Nam, Nxb Giáo dục 4. Lê Trọng Bình (2007), Một số giải pháp đột phá phát triển vùng biển và ven

biển Việt Nam, viện Nghiên cứu và phát triển Du lịch, Tổng cục DL

5. Báo cáo Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng, xây dựng chương trình và giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (2011), TT khuyến công Bình Thuận.

6. Báo cáo sơ kết nghị quyết 19-NQ/TU (2009) của tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2010, Bình Thuận.

7. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, khoa Kinh tế - Quản lý môi trường và đô thị, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Chỉ thị số 29/CT/UBND (2012) về việc tăng cường công tác đảm bảo môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm”.

9. Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị (1998) về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

10. Chỉ thị 07/2000/ CT-TTg (2000) của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường giữ gìn trật tự, trị an, và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch”. 11. Chỉ thị 49/2002/CT-UBBT (2002) về việc “tăng cường công tác quản lý vệ

sinh môi trường tại các khu, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh.

12. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội. 13. La Tổ Đức (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 14. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG Hà

15. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

16. Trịnh Đức Hưng, Nguyễn Đức Lương (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Lê Văn Khoa chủ biên (2001), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 2005.

19. Luật Di sản Văn hóa, 2001. 20. Luật Du lịch Việt Nam 2005.

21. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

22. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Kim Nga (2005), Giáo trình kinh tế tài nguyên và môi trường, Nxb ĐHQG Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP (2006) về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

25. Nghị định số 21/2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT.

26. Nghị định số 16/2012/NĐ-CP, nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.

27. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền trung Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ 61/2008/QĐTTg.

28. Quyết định số 1363/QD-TTG (2001) của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.

29. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTG (2003) của thủ tướng chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

30. Quyết định số 02/2003/QĐ – BTNMT (2003) của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc ban hành quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch.

31. Quyết định số 3031/QĐ-UBND (2007) của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

32. Quyết định số 1028/QĐ-UBND (2007) về việc phê duyệt đề cương dự toán kinh phí Đề án "Bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tỉnh Bình Thuận".

33. Quyết định số 02/2003/QĐ – BTNMT (2003) của bộ trưởng bộ TN&MT về việc ban hành quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch.

34. Sổ tay hướng dẫn cơ sở lưu trú du lịch thực nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh (2012), Bộ VHTT&DL, cục xuất bản, Hà Nội.

35. Nguyễn Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển, Nxb Chính trị Quốc gia 36. Lê Văn Thăng (2007), Giáo trình Khoa học môi trường đại cương, Huế. 37. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Thông tư số: 88, 89/2008/TT-BVHTTDL cho cơ sở lưu trú và kinh doanh lữ hành.

39. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

40. Allan R.Rhodes Espinoza, Defining ecotourism, www.ecotourism olatino.com.

41. Tinh Bui Duc Phd (2009), Tourism industry reponses to the rise of sustainable, tourism and related environmental policy initiatives: The case of Hue city, Vietnam.

42. Carsten M.Huttche, Alan T.White, Ma. Monina M.Flores (2002), sustainable coastal tourism handbook for the Philippines, Coastal resource management project of the department of environment and natural resources.

43. David A.Fennell (2001), A content analysis of ecotourism definitions vol.4, no.5

44. Ligia Noronha, Nelson Lourenco, Joao Paolo Lobo-Ferreira, Ana Lleopart, Enrico Feoli, Kalidas Sawrar and Adoveppa Chachadi, Coastal Tourism, Environment and sustainable local development.

45. Sarah French (2005), Tourism & sustainable development, center for international development & trainning, wolverhampton university, UK.

46. Janez Mekin C (2011), Tourism & environmental protection, University of Maribor.

Các website

47. Lê Thị Thanh Hà (2011), Những nội dung mới về BVMT theo tinh thần, nghị quyết ĐH XI của Đảng, học viện chính trị - hành chính quốc gia TP.HCM, Tạp chí Cộng Sản, http://www.tapchicongsan.org.vn

48. Mai Loan, Phát thải xe gắn máy- thủ phảm gây ô niễm môi trường, ngày cập nhật 15/04/2009, theo vietnamnet.vn, http://www.tinmoi.vn

49. PC 36, Lực lượng Cảnh sát môi trường thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm vi phạm pháp luật về BVMT, ngày cập nhật 31/7/2009, http://www.conganbinhthuan.gov.vn

50. Hoàng Phương, Bảo vệ an ninh trật tự du lịch, nhiệm vụ quan trọng của Công an Bình Thuận, cập nhật ngày 20/11/2011, báo Văn hóa, http://www.conganbinhthuan.gov.vn

51. http://www.ihei.org

52. http://www.uneptie.org (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53. http://www.tourismconcern.org.uk

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho CQQLNN

Ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (V) vào lựa chọn của mình.

1.Ông/bà là người đến từ

1.1. Hàm Tiến, Mũi Né

1.2. Huyện khác trong tỉnh

1.3. Tỉnh khác

2.Ông/bà năm nay khoảng bao nhiêu tuổi?

2.1. Dưới 30

2.2. Từ 30 đến 40

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 93)