Giữ sạch môi trường

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 32)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.1.Giữ sạch môi trường

Hoạt động kinh doanh du lịch và dân cư sinh sống quanh khu vực ven biển đã làm ảnh hưởng đến môi trường nơi đây. Tình trạng du lịch biển hiện nay đang gặp phải một số vấn đề về môi trường, các điểm du lịch ven biển đang trong tình trạng báo động vì sự ô nhiễm môi trường. Dọc bờ biển Việt Nam có 125 bãi biển, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó hơn 30 bãi biển được đầu tư và khai thác. Nhưng trong những năm gần đây, vùng biển từ Nam trung bộ nhất là Khánh Hòa tới Ninh Thuận, Bình Thuận ven bờ xuất hiện các lớp nhầy màu xám trộn với xác chết của sinh vật đã gây ô nhiễm trầm trọng môi trường du lịch ven biển một phần là do thiên nhiên, mặt khác là do con người.

Hoạt động du lịch tại các dải ven biển hiện nay đã và đang thải ra môi trường một khối lượng lớn chất thải và nước thải sinh hoạt gây tác hại xấu đối với môi trường du lịch ven biển. Việc thực hiện các công việc xử lý và thu gom các loại chất thải trong kinh doanh du lịch là công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ. Trong khi đó chúng ta đã biết rằng hoạt động du lịch tiêu thụ phần lớn khối lượng nước và thải ra môi trường chất thải sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vì thế, tác động tiêu cực đối với môi trường là những tác động có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe cho con người, sinh vật và làm suy giảm hệ sinh thái. Trường hợp tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, nhiều khu du lịch mọc lên nhanh chống, kéo theo lượng rác thải nước sinh hoạt ngày càng nhiều. Hoặc dọc theo bãi biển xã Tịnh Kỳ, Tịnh Khuê, huyện Sơn Tịnh, có khu du lịch, bãi tắm Mỹ Khê và hàng trăm nhà hàng, quán nhậu mọc lên nhanh chóng. Do vậy lượng nước thải và rác thải với số lượng rất lớn thải ra biển. Theo người dân nơi đây thì không thấy một điểm đỗ rác tập trung nào.

Có thể nhận định rằng hiện nay môi trường du lịch ven biển ở một số tỉnh thành đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung là việc ô nhiễm môi trường du lịch biển do chất thải sinh hoạt và kinh doanh du lịch gây nên. Theo nhận định của Nguyễn Đình Hòe thì xu thế ô nhiễm môi trường biển đang tăng, đã có dấu hiệu thủy triều đỏ xuất hiện.

Dải ven biển là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hoạt động kinh doanh do các CSLT gây nên. Vì vậy để làm tốt việc giữ sạch môi trường trong các cơ sở lưu trú, đã có rất nhiều khách sạn trong cả nước đã thực hiện nguyên tắc “3R” trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Thứ nhất (reduction) là giảm thiểu: mua sản phẩm với số lượng lớn và ít bao bì hơn để giảm bớt chất thải như việc sử dụng túi sinh thái khi mua sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Thứ hai (reuse) là tái sử dụng: thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà

phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại, các túi đựng đồ giặt bằng vải; yêu cầu những người bán hàng dạo thu lại các thùng chứa và kiện đóng hàng. Doanh nghiệp có các hình thức khuyến khích khách du lịch sử dụng khăn tắm nhiều lần thay vì 1 lần; nếu không có nhu cầu thay drap giường thì đặt bản chỉ dẫn lên trên...

Thứ ba (recycle) là tái chế: phân loại chất thải ngay tại nguồn thay vì phải phân loại chúng sau khi đã thu gom. Chẳng hạn như cung cấp các thùng chứa các chất thải có thể tái chế trong các phòng khách và các thùng phân huỷ rác hữu cơ ở các khu vực bếp núc cho phân huỷ vi sinh các chất thải hữu cơ như các thức ăn thừa, lá cây và các phần cắt rời của cây; đặt thùng rác cho khách ở những khu vực cần thiết, đặc biệt là ở các bãi biển và dọc theo các lối mòn tự nhiên; giữ rác thải ở một nơi an toàn và vệ sinh cho tới khi rác được công ty vệ sinh thành phố hay các đơn vị khác đến thu gom; làm việc với các công ty kinh doanh, các tổ chức và chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống xử lý, tái chế thu gom và phân loại chất thải hiệu quả.

Phân loại thùng rác thải (thùng cho rác thải hữu cơ, thùng cho rác thải bằng nhựa, thùng cho rác thải khác) tại các CSLT hiện nay được nhiều doanh nghiệp du lịch hướng tới việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Họ đã thực hiện việc phân loại rác thải theo từng loại khác nhau như phân loại các chất thải rắn, các chất thải hữu cơ và vô cơ theo từng thùng riêng để tiện cho việc phân loại rác thải ban đầu. Tại các khu vực công cộng đã được trang bị các thùng rác dành cho khách và được đặt một cách hợp lý, không gây mất mỹ quan.

Việc quản lý chất thải tốt có thể bảo vệ uy tín của khách sạn thông qua việc hạn chế sự suy giảm giá trị bên ngoài của một khu vực và nâng cao sự thoả mãn của khách du lịch. Hiệu quả của việc quản lý chất thải tốt chính là sự quan tâm hàng đầu của du khách.

Một hoạt động khác cũng góp phần giữ sạch môi trường đó là giảm thiểu phần nào lượng nước thải ra do các hoạt động tưới cây, nguồn nước xả thải chủ yếu là từ nước mưa và các khu vực bếp, khu vực các phòng của khách. Đối với

việc này, doanh nghiệp cần khuyến cáo, nhắc nhở, và đưa ra các tiêu chí bắt buộc nhân viên phải tuân thủ các nội quy, quy định của doanh nghiệp là một việc làm cần thiết và mang tính chất lâu dài. Như vậy vấn đề giữ sạch môi trường đã được các doanh nghiệp du lịch áp dụng và triển khai có hiệu quả góp phần giữ sạch môi trường, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 32)