Theo dõi, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.2.Theo dõi, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường du lịch

Theo Nguyễn Thế Chinh (2002), một trong những công tác theo dõi, giám sát hoạt động BVMT là công tác thanh tra mà trước hết đó là việc ĐTM đối với các dự án kinh doanh mà trước hết đó là ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế – xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực.

Theo điều 3, Luật BVMT 2005 đã giải thích về ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó.

Mục 2, điều 18 có quy định những đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như: dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ… Như vậy, công tác ĐTM đối với các dự án kinh doanh du lịch như resort, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, điểm du lịch do cơ quan chức năng kiểm tra và giám sát trước quá trình thi công và điều 20, luật BVMT (2005) cũng đã quy định rõ nội dung báo cáo ĐTM, trong đó tại mục 5 là cam kết thực hiện các biện pháp BVMT trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.

Hiện nay, nhiều tỉnh thành đã triển khai các hoạt động theo dõi và giám sát về hoạt động BVMT tại các điểm du lịch, các cơ sở lưu trú vì tình trạng hiện nay là các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải; du khách vứt rác tùy tiện; những người bán hàng rong không thu nhặt thức ăn khách vứt

[5 ]

trên bãi cát… Ngoài ra, lượng chất thải sinh hoạt tăng nhanh, phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trường tự nhiên, chất lượng các nguồn nước. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại các điểm du lịch, bãi tắm hiện nay yếu kém. Nhiều điểm du lịch chưa làm hệ thống xả nước bẩn, không có thùng đựng rác công cộng. Việc này đã được cơ quan chức năng phát hiện kịp thời và xử lý.

Như vậy, việc theo dõi, giám sát hoạt động BVMT của CQCN góp phần tăng cường năng lực quản lý và nói lên được ý thức trách nhiệm của cơ quan Quản lý nhà nước đối hoạt động BVMT.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 30)