Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực BVMT

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 88)

6. Bố cục của luận văn

3.2.6. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực BVMT

Thành lập đội chuyên trách về môi trường để làm nhiệm vụ thu gom rác thải tại khu du lịch ven biển. Tiến hành thu phí vệ sinh môi trường để gắn trách nhiệm của cơ sở kinh doanh đối với môi trường.

Hiện nay, cơ quan thầm quyền có thể xử phạt đối với các hoạt động vi phạm về môi trường du lịch chỉ giới hạn ở thanh tra sở tài nguyên và môi trường, phối hợp với chuyên viên sở VHTT&DL, cảnh sát môi trường và cán bộ của UBND phường Hàm Tiến và Mũi Né. Tuy nhiên, cán bộ của những ngành này số lượng ít, chưa được đào tạo qua chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ của sở VHTT&DL, sở TN&MT, cán bộ của địa phương hai phường Hàm Tiến và Mũi Né.

Cần tổ chức những khóa học hoặc những lớp đào tạo ngắn hạn với nội dung phù hợp với thực tế công việc trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường du lịch. Học tập những kỹ năng giao tiếp và trao dồi kiến thức để đáp ứng được nhu cầu công việc. Học cách tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch đồng thời lồng ghép các hoạt động văn hóa với hoạt động bảo vệ môi trường du lịch để tạo động lực thu hút hơn.

Cần xác định rõ nhu cầu đạo tạo, để tránh việc áp đặt những nội dung đào tạo chưa phù hợp với thực tế của địa phương.

Cần phải đầu tư cho các chuyên viên học chuyên sâu về công việc mình đang làm và có thể cử cán bộ học tập ở nước ngoài về môi trường để đầu tư cho tỉnh.

Giáo dục môi trường đã được đưa vào một số chương trình học của các cấp, tuy nhiên sự nhận thức về lĩnh vực này còn thấp. Cần có hướng đi đúng đắng cho đào tạo nguồn nhân lực.

Tăng cường đội ngũ chuyên gia về môi trường. Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý môi trường phải có chương trình bồi dưỡng thường xuyên, cung cấp tài liệu cập nhật về vấn đề môi trường du lịch hoặc những hoạt động bảo vệ

môi trường du lịch ở các nước tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm. Có thể nghiên cứu lồng ghép chương trình hoạt động bảo vệ môi trường du lịch trong sinh hoạt Đảng.

Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý thông qua chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên nhằm cung cấp những kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. Tổ chức học tập và trao đổi kinh nghiệm.

Đào tạo chuyên môn quản lý tổng hợp vùng ven biển cho cán bộ các cấp. Xây dựng phương án phòng chống khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven bờ biển.

Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tổ chức đưa các chuyên gia có uy tín về lĩnh vực du lịch và môi trường để đào tạo cho những đội ngũ nói trên.

Thành lập đơn vị giám sát du lịch, biên chế Sở VH,TT&DL và các BQL giám sát hoạt động bảo tồn cảnh quan & tài nguyên du lịch.

Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến bảo tồn cảnh quan môi trường du lịch ven biển.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)