Bảo vệ môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 25)

6. Bố cục của luận văn

1.1.3. Bảo vệ môi trường du lịch

Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống con người được nâng cao và ngày càng quan tâm đến điều kiện an ninh, an toàn và sức khỏe thì xu hướng khách

hiện nay là chọn điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Chỉ có môi trường xanh – sạch – đẹp với sản phẩm dịch vụ du lịch an toàn mới có thể thu hút khách du lịch. Du lịch đang hướng con người tới những hoạt động mang tính có ích cho môi trường du lịch.

Các quan niệm về các hoạt động của du lịch sinh thái, các quan niệm về du lịch bền vững cũng là một trong những hoạt động hướng con người tới hoạt động bảo vệ môi trường du lịch.

Theo mục 3, điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.”

Điều 9, luật Du lịch đã đưa ra khái niệm về BVMT du lịch như sau: “Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh”.

Như vậy bảo vệ môi trường du lịch là những hoạt động làm cho môi trường trong lành, xanh, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do con người gây ra đồng thời khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhưng phải đảm bảo những lợi ích kinh tế phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)