Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của các doanh nghiệp du

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 62)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của các doanh nghiệp du

tốt. Việc vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, vận động họ tự nguyện tham gia thay đổi những thói quen lạc hậu và hình thành những thói quen, nếp sống thân thiện với môi trường chưa được quan tâm đầy đủ.

2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường du lịch của các doanh nghiệp du lịch lịch

2.3.1. Giữ sạch môi trường

Từ phường Hàm Tiến chạy dọc ra Mũi Né là hệ thống nhà hàng, các khu nghĩ dưỡng đang kinh doanh với số lượng lớn. Hàng năm là sự gia tăng các khu nghĩ dưỡng cao cấp, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho du lịch nghĩ dưỡng biển ra đời. Các cơ sở kinh doanh lưu trú chủ yếu khai thác tài nguyên biển để phục vụ khách du lịch. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, Bình Thuận đã đón 3,145,000 lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 344,000 lượt chủ yếu tập trung tại khu vực biển Hàm Tiến, Mũi Né, doanh thu đạt 4,371 tỷ đồng.

[10] Nhưng hiện nay khu vực này phải đối mặt với một số vấn đề lớn về môi trường như tình trạng suy thoái đất, hoang mạc hoá, nhiễm mặn và xói lở bờ biển. Bên cạnh đó việc khai thác tài nguyên du lịch ven biển của một số doanh nghiệp du lịch chưa gắn với bảo vệ tài nguyên.

Tình trạng xâm thực, xói mòn ven biển vẫn thường xảy ra, cùng với thuỷ triều đỏ, dầu tràn và các tác động tiêu cực của con người đã tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế ven biển, nhất là ngành du lịch. Đối với vùng ven biển thì việc xâm thực và ô nhiễm cũng là nguy cơ đáng báo động. Điển hình là vào tháng 7-2002, hiện tượng thủy triều đỏ làm 90% thủy sinh vật biển bị tiêu diệt, 82 người bị nhiễm độc tố tảo lam gây ngứa, phồng rộp, vàng da. Nước biển và không khí bị ô nhiễm trầm trọng kéo dài nhiều tháng sau. Cuối tháng 8/2004 xảy

ra trên vùng biển trãi dài hơn 40km và rộng khoảng 200m ven bờ tại địa bàn thành phố Phan Thiết. Năm 2005, khu vực Mũi Né, Phan Thiết lại xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ và đến giữa tháng 8-2009, tại vùng cửa biển Phú Hài, Hòn Rơm, Phan Thiết có hiện tượng thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt. Tình trạng bùng phát sự nở hoa của tảo, dấu hiệu hiện tượng thuỷ triều đỏ có xu hướng gia tăng về quy mô lẫn tần suất tại vùng biển ven bờ. Hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra làm cho nước biển có màu nâu đen, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng trực tiếp các hoạt động dân sinh, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản của dân cư sống ven biển. Với sự thay đổi của thiên nhiên đã làm ảnh hưởng đến môi trường biển vì thế đã gây ra những hiện tượng ô nhiễm các bãi biển.

Bên cạnh những tác động của thiên nhiên thì hoạt động của con người đã góp phần gây ra sự ô nhiễm môi trường du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đầu tư và cho tiến hành xây dựng với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau tùy thuộc vào chủ đầu tư, mỗi nơi mỗi kiểu không theo một thể thống nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở đầu tư mua đất của người dân xây dựng resort và không theo một quy hoạch nào, những cơ sở thì quá lớn, có những cơ sở thì chỉ có 1ha. Vì thế do quỹ đất quá nhỏ nên họ cố tình lấn biển nên đã làm cho bãi biển nơi đây ngắn đi, không còn cảnh quan thiên nhiên. Tình trạng hiện nay là bờ biển Hàm Tiến - Mũi Né: chiều dài sạt lở là 2 km, với tốc độ bị xâm thực là 4m- 5m/năm.

Hiện nay vẫn còn tình trạng rác tấp vào bờ gây nên ô nhiễm và mất mỹ quan. Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT Bình Thuận, hàng ngày thành phố Phan Thiết thải ra lượng rác thải đô thị khá lớn, khoảng trên 100 tấn/ngày. Lượng rác thải do cơ sở sản xuất ước tính chất thải rắn 20-23 tấn/ngày; chất thải lỏng 150-200 m3/ngày. Trong số đó một lượng chất thải được tuôn ra biển, tại bờ biển Hòn Rơm - Hàm Tiến rác tấp vào bờ 25-30 tấn/ngày. Bên cạnh đó, chất thải từ đất liền theo những dòng sông lớn đổ ra biển rồi sóng lại đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch.

Với số lượng rác như vậy các doanh nghiệp du lịch đã phả trả phí môi trường cho việc thu gom rác thải tùy theo quy mô của cơ sở và chủ yếu do công ty TNHH công trình đô thị Phan Thiết và các đội thu gom. Do vậy họ đã thuê công ty môi trường, các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết và mặc khác họ đã huy động nhân viên dọn sạch rác tại bãi biển vào những ngày vắng khách.

Đối với thức ăn dư thừa được xử lý hiệu quả, cơ sở dùng thức ăn dư thừa vào mục đích chăn nuôi và một số thức ăn cho vào thùng rác công cộng. việc làm này được cho là có lợi ích về cả kinh tế và môi trường, vừa tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa vừa góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải hữu cơ gây ra.

Hệ thống thùng rác cũng được bố trí hợp lý, thuận tiện đáp ứng nhu cầu sử dụng của du khách. Việc này đã được các resort hết sức chú trọng, các cơ sở được khảo sát đều biết cách phân loại rác (80%) và tiến hành phân loại rác thải (77,3%). Các loại rác chủ yếu là các loại giấy, kim loại, chất hữu cơ, nhựa chiếm từ 62,7% – 98,7%. Phí môi trường mà các cơ sở bỏ ra hàng tháng dao động từ 1.600.000 đến 2.500.000 cho việc thu gom. Ngoài chi phí cho việc thu gom chất thải rắn, các resort còn phải bỏ thêm chi phí cho việc xử lý nước thải. [11]

.

Hệ thống thu gom rác thải tại các resort ven biển chưa có hệ thống thu gom tập trung, chủ yếu là của công trình vệ sinh của thành phố Phan Thiết thu gom. Tổ chứ c thu gom rác thải sinh hoa ̣t từ hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch về bãi rác tâ ̣p trung, khu liên hợp xử lý rác đã được bố trí theo đồ án quy hoa ̣ch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuậ n đến năm 2030. Cụ thể như : Khu xử lý cấp vùng tỉnh : Khu liên hợp xử lý CTR (100ha) tại xã Tiến Thành , TP. Phan Thiết và xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam; Khu liên hợp xử lý CTR (70ha) tại xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết; Khu xử lý CTR cấp vùng (liên đô thị): Khu xử lý CTR (20 ha) huyện Hàm

[11 ]

Tân, Khu xử lý CTR (15ha) giáp ranh giữa 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh; Khu xử lý CTR (20ha) huyện Bắc Bình, Tuy Phong. [12]

Tuy nhiên việc phân loại chất thải ngay tại nguồn thay vì phải phân loại chúng sau khi đã thu gom còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa được nhân rộng mô hình cho nhiều cơ sở lưu trú khác. Các resort 3 sao đến 5 sao đã có hệ thống thùng rác tái chế, tuy nhiên thùng rác chưa có khẩu hiệu hay hình ảnh dùng để phân biệt và thiếu sự chỉ dẫn cụ thể. Ngoài ra còn phải nói tới lượng rác thải mà các hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương và du khách mang lại. Tại khu vực này, vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Hiện vẫn còn một số cơ sở kinh doanh du lịch cho xả nước thải trực tiếp ra biển.

Hệ thống xử lý nước thải trong sinh hoạt của cơ sở kinh doanh du lịch đã qua xử lý căn bản nhưng chỉ mới là con số ít để sử dụng làm nước tưới cây tại khu vực. Hoạt động nước tưới cây tại resort chủ yếu là từ nước ngầm, nhưng hiện nay, tình trạng nước biển tại các bãi tắm và nước ngầm tầng nông ven bờ biển đang có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, hữu cơ, vi sinh do các hoạt động của con người trên đất liền và trên biển tác động vào. Bên cạnh đó là tài nguyên sinh học, cảnh quan môi trường ngày càng bị suy giảm; bồi tụ, xói lở trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra đã gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven biển và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

2.3.2. Giảm thiểu xả thải

Năm 2006, có 4/5 CSLT trong đó có bốn cơ sở thuộc Hàm Tiến và Mũi Né là: Phú Hải, Cát trắng, Seahorse và Sài Gòn – Mũi Né có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường vì đã thực hiện đúng các quy định của luật BVMT 2005 về phòng ngừa, ô nhiễm suy thoái, liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên…

[12 ]

Ý thức được việc BVMT trong kinh doanh du lịch, năm 2007 có 21/131 cơ sở, năm 2009 có 80/137 CSLT đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn môi trường, năm 2010 có 90/155, đạt tỷ lệ 58%. Năm 2011 có 104/186 cơ sở du lịch đang hoạt động, đạt tỷ lệ 49,5%. Đến năm 2012 có 152/210 CSLT có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Các resort đã hạn chế tiết kiệm nước như reosrt The Cliff, Tiến Đạt đã sử dụng nước thải đã qua xử lý dùng để tưới cây. Tuy nhiên các thiết bị tiết kiệm nước còn nhiều hạn chế, vẫn sử dụng các thiết bị lắp đặt ban đầu, nếu có hư hỏng thì thay thế các thiết bị cùng loại, chưa lắp đặt hệ thống vòi nước tự động để tiết kiệm nước…

Biểu đồ 2.8. Số lƣợng CSLT có hệ thống xử lý nƣớc thải

Nguồn: Chi cục quan trắc môi trường

Như vậy các hoạt động giảm thiểu xả thải tại resort đã được tiến hành bằng một số việc cụ thể như việc xử lý và thu gom các loại chất thải thô sơ như phân loại các chất thải rắn, vô cơ và hữu cơ.

Phần lớn resort đã có hệ thống thu gom và xử lý rác và chất thải đồng bộ và tập trung nhưng chưa gắn kết với mạng lưới hạ tầng chung.

Hoạt động giảm thiểu xả nước thải tại các khu resort ven biển. Dọc ven biển Hàm Tiến, Mũi Né có nguồn nước ngầm tầng nông rất phong phú, hầu hết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân sống ven biển sử dụng nguồn nước này để ăn uống sinh hoạt. Nguồn nước khai thác sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm tầng nông. Các resort từ 1 đến 5 sao đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung (xem phụ lục 10, bảng 1) vì theo quy định của sở TN&MT là tất cả các resort ven biển Hàm Tiến, Mũi Né phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nhưng theo phỏng vấn Giám đốc sở TN&MT cho rằng các một số resort đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng một số resort không cho vận hành hệ thống xử lý nước thải còn lại phổ biến là thu gom cho tự thấm, các cơ sở kinh doanh du lịch nhỏ hầu hết là cho chảy tràn hoặc tự ngấm vào đất.

Giảm khí thải và giảm tiếng ồn tại các CSLT không ảnh hưởng đáng kể vì số lượng cây xanh nhiều.

2.3.3. Tiết kiệm tài nguyên

Nhu cầu sử dụng điện năng trong lĩnh vực du lịch là rất lớn, hầu hết các trang thiết bị trong phòng khách đều được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu của du khách. Tỷ trọng sử dụng năng lượng trong việc lắp đặt máy nước nóng chiếm 44% (xem phụ lục 11, bảng 2). Để thực hiện tốt và hiệu quả việc tiết kiệm tài nguyên các resort đã có chính sách tiết kiệm đối với các thiết bị sử dụng điện như: hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống máy lạnh, máy nước nóng….

Hệ thống đèn chiếu sáng và các thiết bị tiết kiệm điện (đèn compact, chìa khóa từ,…) được trang bị nhiều chỗ không cần thiết, đặc biệt là các khu vực có ít sự qua lại của khách. Đối với những ngày đông khách, công suất điện sử dụng 100%, trong khi những ngày vắng khách, khu vực hành lang của các resort vẫn còn tình trạng chiếu sáng không cần thiết.

Hệ thống máy lạnh: đối với máy lạnh cục bộ và máy lạnh trung tâm không được bảo dưỡng thường xuyên, khi có sự phản ánh của du khách mới được kiểm tra và sửa chữa. Mặc khác, do lượng khách lưu trú thay đổi rất nhiều và nhu cầu làm mát thay đổi theo thời gian trong ngày và theo mùa nên phụ tải lạnh cũng thay đổi theo. Tình trạng là các doanh nghiệp thường mở điều hòa nhiệt độ trước

15 phút hoặc 20 phút đề làm lạnh trước khi khách đến phần nào cũng ảnh hưởng đến việc tiết kiện năng lượng.

Máy nước nóng: chủ yếu là sử dụng máy nước nóng gia nhiệt bằng điện trở công suất từ 1.500W đến 3.500W, được lắp đặt cho từng phòng phục vụ cho nhu cầu tắm rửa của khách. Máy nước nóng tại CSLT thì phần lớn sử dụng máy nước nóng gia nhiệt bằng điện trở. Việc sử dụng máy nước nóng bằng điện trở vừa tốn điện vừa không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Nếu các khách sạn thực hiện tốt việc quản lý năng lượng sử dụng, thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thiết bị và thay thế các thiết bị sử dụng năng lượng kém hiệu quả hiện tại bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng thì tiết kiệm từ 10 đến 30% năng lượng sử dụng.[13]

Một số các resort đã áp dụng việc tiết kiệm tài nguyên như: Resort Mũi Né bay đã sử dụng năng lượng mặt trời trong kinh doanh, sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng như sử dụng đèn compact 5w cho khu vực tiền sảnh, đèn huỳnh quang T528w cho phòng nghỉ và đèn LED 9w cho khu vực vệ sinh. Ngoài ra lãnh đạo doanh nghiệp đã phát động phong trào toàn thể nhân viên tiết kiệm điện theo quy trình tắt mở các thiết bị điện hợp lý. Cũng như resort Anantara đã hướng đến việc tiết kiệm năng lượng nên đã hai năm liền được vinh danh loại hình tòa nhà nhiệt đới trong cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” trong nước và khu vực Đông Nam Á. Để đạt được giải thưởng này, doanh nghiệp đã có các chính sách phù hợp. Họ đã thiết kế các cửa sổ các phòng với diện tích lớn, tận dụng được ánh sáng thiên nhiên, đưa ánh sáng sâu vào trong phòng khách như vậy du khách hạn chế các thiết bị chiếu sáng trong phòng. Hoặc là máy điều hòa được trang bị với hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng thích hợp giúp nhiệt độ của các khu nhà duy trì nhiệt độ là 27,6% và độ ẩm là 85,5%. Như vậy mỗi tháng đã tiết kiệm khoảng 15% chi phí. Hiện nay doanh nghiệp đang hướng tới chứng nhận “toàn cầu xanh” với các tiêu chí như: xử lý rác thải, nước thải, giảm tiếng ồn, tiết kiệm năng lượng và nước sạch…

[13 ]

Tiết kiệm nước trong các CSLT hiện nay đang được chú trọng vì khu vực ven biển từ Phan Thiết đến Hòn Rơm - Mũi Né có hơn 150 khu du lịch đang hoạt động, nguồn nước khai thác sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm tầng nông. Tính trung bình mỗi khu du lịch sử dụng khoảng 60m3

nước/ngày đêm thì mỗi ngày các khu du lịch khai thác trên 3.000m3 và mỗi tháng lượng nước ngầm khai thác trên 90.000 m3. Vì thế nhu cầu về nước cho kinh doanh là rất lớn. Nhưng nhìn chung tiết kiệm nước tại các CSLT chủ yếu là ở các bộ phận có thể sử dụng nhiều nước như: bộ phận bếp, nhà hàng và phòng của khách.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp về tình hình tiết kiệm tài nguyên

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ

Trong doanh nghiệp của Ông/bà các quy định về tiết kiệm

42 100.00%

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận (Trang 62)