Nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty tnhh vĩnh trinh (Trang 79)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Công tác phân tích tài chính tại Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế. Hạn chế trước hết do các nguyên nhân chủ quan, từ phía Ban quản lý của Công ty. Việc chỉ đạo thực hiện cũng như triển khai công tác phân tích chưa được thực hiện đồng bộ và nhất quán. Từ đó, gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn dữ liệu trong nội bộ Công ty của bộ phận thực hiện phân tích. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc chưa đánh giá được đầy đủ tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Vì thế, việc chỉ đạo thự hiện phân tích cũng như các hỗ trợ kịp thời cho công tác phân tích và chiến lược phát triển bộ phận tài chính của Công ty chưa được vạch ra.

Nguồn nhân sự thực hiện công tác phân tích của Công ty chưa có đủ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu về phân tích tài chính. Các nhân viên thực hiện phân tích là nhân viên kế toán, kiêm nhiệm phân tích tài chính. Nhân viên phân tích không được đào tạo có bài bản, nên việc thực hiện phân tích chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và bị bó hẹp trong phạm vi số liệu kế toán, chưa đối chiếu, liên hệ với các sự kiện kinh tế hay các dữ liệu so sánh bên ngoài doanh nghiệp, từ đó chưa đưa ra được

nhiều nhận định và đề xuất kiến nghị có hiệu quả phục vụ cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

Các công cụ và tài liệu phục vụ cho công tác phân tích tài chính của Công ty cũng chưa được đầu tư thích đáng. Công ty không có hệ thống phần mềm hỗ trợ nhằm lập các báo cáo chi tiết cũng như các mẫu biểu phân tích. Các dữ liệu và chỉ số phân tích được thực hiện trên công cụ excel thông thường. Do đó, việc thiết lập các bảng biểu mất nhiều thời gian và việc tính toán có thể sai sót do nhập số liệu hay do nhập sai công thức..., từ đó có thể mang lại các kết quả chưa chính xác. Mặt khác, tại Công ty chưa có sự tương hỗ giữa kế toán quản trị và phân tích tài chính doanh nghiệp. Kế toán quản trị tại Công ty chưa được chú trọng. Ban quản lý chủ yếu sử dụng Báo cáo của kế toán tài chính để xem xét tình hình tài chính tại Công ty. Công tác phân tích cần được sự hỗ trợ thông tin đầy đủ, chi tiết và kịp thời hơn từ hệ thống thông tin của kế toán quản trị.

Mặt khác, Ban Giám đốc Công ty cũng chưa chú trọng minh bạch hóa thông tin tài chính của doanh nghiệp thông qua các tổ chức độc lập từ bên ngoài như kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm hay có sự kiểm soát của bộ phận kiểm toán nội bộ. Do đó, các báo cáo tài chính được lập bởi phòng tài chính kế toán, và được các nhân viên chuyên trách thuộc phòng này sử dụng để lập báo cáo phân tích tài chính. Việc sử dụng thông tin như vậy chưa mang lại được nhiều hiệu quả như mong muốn.

b. Nguyên nhân khách quan

Công tác phân tích tài chính của Công ty thời điểm hiện tại cũng gặp phải nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan.

Nhìn chung, vào thời điểm hiện nay, các thông tin trung bình ngành đã có, nhưng chưa được hệ thống, chưa đầy đủ và tương đối cũ so với hiện tại. Ngoài các Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, theo quy định của Bộ Tài chính, các công ty khác mỗi năm chỉ phải nộp Báo cáo tài chính thường niên cho cơ quan thuế, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mỗi năm một lần. Các chỉ số trung bình ngành thường không được phổ biến rộng rãi. Các cơ quan nhà nước có thể cung cấp các chỉ số trung bình ngành cho Công ty khi công ty có

một số đảm bảo về nguồn thông tin này. Tuy nhiên, việc thu thập các chỉ tiêu này không thuận tiện cho doanh nghiệp.

Mặt khác, ở nước ta, hoạt động phân tích tài chính chưa trở thành việc làm thường xuyên và bắt buộc. Mỗi doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động phân tích tài chính khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, các thông tin hầu hết do các doanh nghiệp tự lập lên và phần lớn chưa có sự đảm bảo số liệu bởi một tổ chức kiểm toán độc lập, do hiện tại Bộ Tài chính chỉ yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán với một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Do đó, với hệ thống thông tin chưa hoàn hảo và còn nhiều chậm chễ, các chỉ tiêu trung bình ngành cũng chỉ là một chỉ tiêu tham khảo.

Một khó khăn khác, Bộ Tài chính không bắt buộc công khai thông tin đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, các thông tin tài chính của các doanh nghiệp có cùng quy mô rất khó tiếp cận. Các thông tin kinh tế, tài chính khác có liên quan cũng chưa được công bố kịp thời. Vì vậy, việc tiếp cận các thông tin bên ngoài doanh nghiệp để làm số liệu so sánh và đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Hệ thống báo cáo tài chính theo các quy định hiện hành cũng có nhiều hạn chế. Các báo cáo theo mẫu quy định không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin và nhu cầu phân tích báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu được yêu cầu trình bày chỉ phản ánh những gì có sẵn trên các tài khoản trong kỳ kế toán, chưa mang lại đầy đủ thông tin cho người phân tích. Mặt khác, sự khác nhau trong việc áp dụng các chính sách kế toán (như phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính và thời gian tính khấu hao tài sản cố định, các phương pháp hạch toán tỷ giá ngoại tệ...) sẽ làm cho việc so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các kỳ kế toán... không mang lại kết quả mong muốn.

Hệ thống phương pháp phân tích cũng như hệ thống chỉ tiêu phân tích, cách thức tính toán và đánh giá các chỉ tiêu, nhận xét tình hình tài chính tại Việt nam hiện nay chưa hoàn thiện, có sự khác nhau trong cách tính toán, gọi tên cùng chỉ tiêu phân tích, dẫn đến việt sử dụng kết quả phân tích khác nhau, ảnh hưởng đến sử dụng thông tin cho việc ra quyết định. Việc đào tạo, phổ biến kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và sử dụng thông tin từ phân tích báo cáo tài chính cũng chưa

được thực hiện rộng rãi, do đó hiểu biết về tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư còn hạn chế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty tnhh vĩnh trinh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w