THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH
2.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “sức sản xuất của toàn bộ tài sản”
tài sản”
Sức sản xuất của toàn bộ tài sản năm 2008 và 2009 là tương đối cao. Năm 2008, 1 đồng tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh đem lại 3 đồng doanh thu. Sức sản xuất của toàn bộ tài sản năm 2009 không có biến động lớn so với năm 2008. Sức sản xuất của toàn bộ tài sản năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Ảnh hưởng của hệ số tự tài trợ: Năm 2009, hệ số tự tài trợ tăng 0,006 lần so với năm 2008. Sở dĩ hệ số tự tài trợ tăng lên là do trong năm 2009, Công ty đã giảm bớt việc đi vay vốn cho hoạt động kinh doanh, từ đó giảm việc phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài trong quá trình hoạt động, làm nguồn vốn vay nợ để tài trợ cho tài sản giảm đi. Tình hình đó làm cho mức độ tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên và làm sức sản xuất của toàn bộ tài sản tăng lên 0,11 lần.
- Ảnh hưởng của sức sản xuất của vốn chủ sở hữu: Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2009 giảm đi 0,45 lần so với năm 2008. Việc giảm sức sản xuất của vốn chủ sở hữu là do tốc độ tăng doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu giảm làm sức sản xuất của toàn bộ tài sản giảm 0,08 lần.
Như vậy, sức sản xuất của toàn bộ tài sản của Công ty năm 2009 tăng lên 0,03 lần do Công ty đã cố gắng tận dụng, khai thác năng lực sản xuất kinh doanh và tận dụng nguồn vốn tự có. Trong thời gian tới, để tăng số vòng quay của tổng tài sản, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, Ban Giám đốc Công ty phải có biện pháp thích hợp để tăng hệ số tài trợ và số vòng quay của vốn chủ sở hữu.
Bảng tính chi tiết chỉ tiêu thể hiện sức sản xuất của vốn, qua cách biểu hiện chi tiết là sức sản xuất của toàn bộ tài sản như sau:
Bảng 2.11. Bảng tính chỉ tiêu sức sản xuất của toàn bộ tài sản
Đơn vị tính: 1.000.000VND