Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty tnhh vĩnh trinh (Trang 29)

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhăm đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm nhận định sơ bộ thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. Qua đó, các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay...

SUẤT SINH SINH LỢI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE)

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần

x

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Doanh thu thuần

= x

Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp như: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính trên các mặt chủ yếu của hoạt động tài chính cũng mang tính tổng hợp, đặc trưng; việc tính toán những chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản, tiện lợi, dễ tính toán. Do vậy để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng các chỉ tiêu cơ bản như: Tổng nguồn vốn, cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn; Hệ số tự tài trợ; Hệ số đầu tư; ; Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng chi trả; Chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Phương pháp được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là phương pháp so sán kết hợp với phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Bằng cách so sánh giữa kỳ phân tích với các kỳ gốc khác nhau cả về số tuyệt đối và số tương đối giản đơn trên từng chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính, căn cứ vào sự biến động cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu lên nhận xét. Tuy nhiên, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp được chính xác, khắc phục được nhược điểm của từng chỉ tiêu đơn lẻ (nếu có), khi thực hiện phân tích cần xem xét đồng thời sự biến động của các chỉ tiêu và liên kết sự biến động của chúng với nhau. Từ đó, rút ra nhận xét khái quát về thực trạng và sức mạnh tài chính cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp.

a. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn và sự đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà còn cho phép thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ

sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Thêm vào đó, xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, từ đó đánh giá mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn gồm những nội dung: Phân tích cơ cấu của tài sản, phân tích sự biến động của tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích sự biến động của nguồn vốn, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn và phân tích sự đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản: Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn mà quan trọng hơn còn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã huy động. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả số vốn đã huy động được thể hiện trước hết ở chỗ: số vốn đã huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào. Vì thế, phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng được thực hiện trước hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản.

- Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn: Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, có thể qui về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động... sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và bảo đảm an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách... về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn.

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản và nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ

giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu: Hệ số nợ trên tài sản, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu.

- Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, chúng ta thường xem xét tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

+ Phân tích đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn: Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu của doanh nghiệp được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữu; nghĩa là, doanh nghiệp sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Số tài sản ban đầu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán (khoản bị chiếm dụng). Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh và đi chiếm dụng vốn trong thanh toán. Do đó, chúng ta có quan hệ cân đối sau:

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán

Cân đối trên cho thấy, số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp lớn hơn số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tương ứng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán (nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải thu dài hạn) với nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán (nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn) và ngược lại; số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng (phần chênh lệch giữa số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp) đúng bằng số chênh lệch giữa nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán (công nợ phải trả) với số tài sản phát

sinh trong quá trình thanh toán (nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn). Cân đối trên đây thể hiện cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp.

+ Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ: Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ được thực hiện dựa trên cơ sở phân chia nguồn hình thành nên tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thành hai loại tương ứng với thời gian luân chuyển tài sản là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Thuộc nguồn vốn dài hạn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.

Nếu nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn thì doanh nghiệp có vốn lưu chuyển. Đây là dấu hiệu an toàn đối với doanh nghiệp vì nó cho phép doanh nghiệp đương đầu được với những rủi ro có thể xảy xa như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…

Sơ đồ 1.2: Cân bằng tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ tài sản

b. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài

T µ i s ¶ n Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu N î ¶ i tr ¶ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn NV Ngắn hạn (tạm thời) NV Dài hạn (TX)

chính sẽ kém bền vững.

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngoài việc tính toán và so sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như: hệ số thanh toán tổng quát, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh..., chúng ta còn sử dụng chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán" sau đây:

Hệ số khả năng thanh toán =

Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán

Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán" càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi "Hệ số khả năng thanh toán" sấp sỉ 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. 1.2.3.2. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp

a. Mục đích phân tích

Bằng việc phân tích tình hình thanh toán thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần dây dưa, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.

b. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình thanh toán, chúng ta tính toán và so sánh sự biến động các chỉ tiêu: tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn, thời gian thu tiền bình quân, số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn, thời gian thanh toán.

+ Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả: Tỉ lệ các khoản nợ phải thu

so với các khoản nợ phải trả =

Nợ phải thu

x 100 Nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty tnhh vĩnh trinh (Trang 29)