Bổ sung nguồn tài liệu dùng trong phân tích và hoàn thiện phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty tnhh vĩnh trinh (Trang 85)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH

3.2.2 Bổ sung nguồn tài liệu dùng trong phân tích và hoàn thiện phương pháp phân tích

pháp phân tích

Thứ nhất, về tài liệu phân tích, trong giai đoạn chuẩn bị phân tích, các tài liệu dùng trong phân tích cần được thu thập đầy đủ và đảm bảo cẩn trọng về nguồn gốc dữ liệu.

Đối với các nguồn tài liệu bên trong Công ty, ngoài việc sử dụng các Báo cáo tài chính, nhân viên phân tích phải thu thập các Báo cáo quản trị, báo cáo thống kê của các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh, bộ phận kho, bộ phận marketing… Thu thập đầy đủ các tài liệu chi tiết giúp người phân tích có cơ sở đầy đủ để đưa ra các kết luận chính xác và thấy được căn nguyên của vấn đề. Đây là lợi thế của các nhà phân tích trong nội bộ doanh nghiệp so với các nhà phân tích ở bên ngoài doanh nghiệp. Các dữ liệu phân tích được lập bởi Công ty cần được chi tiết hơn và được kiểm soát về tính trung thực, hợp lý, làm cơ sở cho các đánh giá xác đáng, chi tiết và hiệu quả hơn.

Mặt khác, Công ty hoạt động trong môi trường kinh doanh chung, do đó, việc phân tích cũng cần được đặt trong bối cảnh là Công ty chịu tác động bởi hệ thống pháp lý hiện hành và luôn chịu sự cạnh trang của các đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề. Vì thế, các chính sách kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của nền kinh tế, các chỉ tiêu thống kê chung của ngành kinh tế, các chỉ số trung bình ngành, các chỉ tiêu tài chính của đối thủ cạnh tranh thuộc cùng ngành nghề với quy mô tương

đương cần được coi là tài liệu quan trọng cần thu thập và phân tích.

Thứ hai, về phương pháp phân tích, cần vận dụng linh hoạt phương pháp so sánh khi phân tích, đồng thời sử dụng kết hợp thêm các phương pháp khác như phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ đối chiếu.

- Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động phân tích tài chính. Để so sánh các chỉ tiêu, các chỉ tiêu được so sánh phải đồng nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Khi phân tích, phải thực hiện so sánh chỉ tiêu trong nhiều năm, để thấy được và kết luận về xu hướng biến động một cách hợp lý. Đồng thời, ngoài việc so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của Công ty giữa kỳ phân tích với các kỳ gốc để thấy sự khác biệt, độ tăng, giảm và xu hướng của các chỉ tiêu, còn cần thực hiện so sánh các chỉ tiêu của Công ty với các chỉ tiêu trung bình ngành để xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với ngành nghề, so sánh với các chỉ tiêu tương đương của các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô, để thấy được mức độ và khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời kỳ phân tích.

- Để tìm ra nguyên nhân căn bản qua quá trình phân tích, đưa ra các kết luận xác đáng, từ đó đề xuất các kiến nghị hiệu quả hơn, quá trình thực hiện phân tích cần vận dụng linh hoạt phương pháp phân chia (chi tiết), nhằm chia nhỏ quá trình và kết quả chung thành các bộ phận khác nhau, phục vụ cho việc xem xét các đối tượng phân tích dưới các góc độ khác nhau. Các đối tượng được phân tích càng chi tiết, người phân tích sẽ dễ dàng hơn trong việc nhìn ra các biến động và yếu tố tác động đến từng hợp phần, từ đó sẽ có giải pháp cụ thể và khả thi hơn. Có thể chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức sau:

+ Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chia nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó; Ví dụ: chia doanh thu theo từng hợp đồng, theo doanh thu của từng loại mặt hàng.

+ Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển; Ví dụ: phân tích

doanh thu theo tháng, theo quý phát sinh.

+ Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu. Ví dụ: phân chia doanh thu theo từng cửa hàng, theo từng địa phương...

Tuy nhiên, việc phân tách đối tượng phân tích cần hợp lý, phù hợp với mục đích phân tích và tránh phân chia quá vụn vặt.

- Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích, cần liên hệ đối chiếu với các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động hay dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai. Ví dụ như liên hệ việc sụt giảm doanh thu do tình trạng khủng hoảng chung của nền kinh tế, thay vì đánh giá đây là do yếu kém trong quản lý, hay liên hệ giữa giá cả hàng hóa đầu vào với tỷ giá thực tế tại thời điểm nhập khẩu... Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần... Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty tnhh vĩnh trinh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w